Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 26 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết được:

           - Khái niệm, thành phần, trạng thái tự nhiên của dầu mỏ, khí thiên nhiên và phương pháp khai thác chúng; một số sản phẩm chế biến từ dầu mỏ.

           - Ứng dụng: Dầu mỏ và khí thiên nhiên là nguồn nhiên liệu và nguyện liệu quí trong công nghiệp.

2. Kĩ năng:

           - Đọc và trả lời, tóm tắt được thông tin về dầu mỏ, khí thiên nhiên và ứng dụng của chúng.

           - Sử dụng hiệu quả một số sản phẩm dầu mỏ và khí thiên nhiên.

3. Thái độ: 

Biết bảo quản, phòng tránh cháy nổ, ô nhiễm môi trường  khi sử dụng dầu khí.

II. CHUẨN BỊ

- Tranh vẽ sơ đồ chưng cất dầu mỏ, 

- Hộp mẫu dầu mỏ, ứng dụng của  các sản phẩm thu được từ dầu mỏ …

doc 6 trang Khánh Hội 20/05/2023 220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 26 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 26 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 26 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 07/ 02/ 2018
Tuần: 26 – Tiết: 51
Bài 40: DẦU MỎ VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết được:
	- Khái niệm, thành phần, trạng thái tự nhiên của dầu mỏ, khí thiên nhiên và phương pháp khai thác chúng; một số sản phẩm chế biến từ dầu mỏ.
	- Ứng dụng: Dầu mỏ và khí thiên nhiên là nguồn nhiên liệu và nguyện liệu quí trong công nghiệp.
2. Kĩ năng:
	- Đọc và trả lời, tóm tắt được thông tin về dầu mỏ, khí thiên nhiên và ứng dụng của chúng.
	- Sử dụng hiệu quả một số sản phẩm dầu mỏ và khí thiên nhiên.
3. Thái độ: 
Biết bảo quản, phòng tránh cháy nổ, ô nhiễm môi trường khi sử dụng dầu khí.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh vẽ sơ đồ chưng cất dầu mỏ, 
- Hộp mẫu dầu mỏ, ứng dụng của các sản phẩm thu được từ dầu mỏ 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút) 
	- Nêu T/c hóa học của benzen và viết PTHH minh họa.
	- Sửa bài tập 3/125
	 C6H6 + Br2 → C6H5Br + HBr 
 1 mol 1 mol
	 x mol x mol 
Vì thực tế hiệu xuất chỉ đạt 80% nên số mol benzen thu được là: (x. 80): 100 = 0,8.x (mol)
 Theo bài ra ta có: 0,8x . 157 = 15,7
 → x = 15,7: (157 . 0,8) = 0,125 (mol)
 Lương benzen cần dung là: 78 . 0,125 = 0,75 (g) 
3. Nội dung bài mới:
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
NÔI DUNG CƠ BẢN 
HĐ1: Tìm hiểu về dầu mỏ? (15 phút) 
Cho học sinh quan sát mẫu dầu mỏ.
à Nhận xét: trạng thái, màu sắc.
Cho một ít dầu mỏ vào ống nghiệm chứa nước.
à Nhận xét hiện tượng
à Kết luận về tính chất vật lý.
Cho học sinh đọc sgk. Thảo luận nhóm, nội dung:
- Hãy cho biết dầu mỏ có ở đâu?
- Mỏ dầu thường có những lớp nào?
Lớp dầu lỏng thu được là dầu mỏ đó là một hỗn hợp phức tạp của niều loại H-C và những lượng nhỏ các hợp chất khác.
- Dầu mỏ được khai thác như thế nào?
- Tại sao ta phải chế biến dầu mỏ? Dầu mỏ được chế biến như thế nào?
GV dùng sơ đồ chưng cất chưng cất dầu mỏ và những ứng dụng của các sản phẩm.
Những sản phẩm chính thu được khi chế biến dầu mỏ là gì?
- Yêu cầu học sinh so sánh nhiệt độ sôi của một số sản phẩm thu được khi chưng cất dầu mỏ à hình thành cách chế biến dầu mỏ.
- Nêu những ứng dụng của các sản phẩm đựơc chế biến từ dầu mỏ ?
Lượng xăng thu được khi chưng cất dầu mỏ là rất ít, vì vậy người ta phải sử dụng phương pháp crăkinh dầu mỏ nhắm thu được lượng xăng lớn hơn. (chỉ lấy lượng xăng thích hợp: 40% khối lượng dầu mỏ)
HS quan sát 
chất lỏng sánh, màu nâu đen
không tan trong nước và nhẹ hơn nước
- Ở sâu trong lòng đất dưới đáy biển, tập trung thành những vùng rộng lớn là mỏ dầu, gồm 3 lớp:
- Khí mỏ dầu.
- Dầu lỏng: đó là một hỗn hợp phức tạp của niều loại H-C và những lượng nhỏ các hợp chất khác
- Lớp nước mặn
- HS trả lời 
- Xăng, dầu hoả, và nhiều sản phẩm khác
- HS so sánh.
I. Dầu mỏ:
1. Tính chất vật lý: là chất lỏng sánh, màu nâu đen, không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
2. Trạng thái thiên nhiên và thành phần của dầu mỏ:
- Dầu mỏ có trong lòng đất.
- Dầu mỏ là một hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại H-C.
3. Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ:
- Bằng cách chưng cất dầu mỏ thu được: xăng, dầu hoả, và nhiều sản phẩm khác.
- Crăckinh dầu mỏ để tăng thêm lượng xăng.
HĐ2: Tìm hiểu về khí thiên nhiên? (7 phút)
- Ngoài dầu mỏ, khí thiên nhiên cũng là nguồn H-C quan trong, hãy cho biết khí thiên nhiên thường có ở đâu?
- Thành phần chủ yếu của khi thiên nhiên là gì?
- Khí nhiên nhiên có ứng dụng gì trong thực tiễn?
- Khí thiên nhiên có trong các mỏ khí nằm dưới lòng đất
- Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên và khí mỏ dầu là: metan
- Làm nhiên liệu.
II. Khí thiên nhiên:
Khí thiên nhiên có trong các mỏ khí nằm dưới lòng đất
Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên và khí mỏ dầu là: metan.
HĐ3: Tìm hiểu về khí thiên nhiên và dầu mỏ ở Việt Nam? (8 phút)
- Các em đã biết gì về dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam?
GV sử dụng Sơ đồ một số mỏ dầu và khí ở Việt nam.
à Vị trí của các mỏ dầu, khí thiên nhiên ở Việt nam.
Gv sử dụng biểu đồ sản lượng khai thác dầu ở Việt Nam.
à Tình hình khai thác.
Cho học sinh đọc sgk. Nhận xét chất lượng, triển vọng của công nghiệp dầu mỏ ở nước ta.
- Dầu mỏ và khí thiên nhiên chủ yếu ở thềm lục địa phía Nam: Bạch Hổ, Đại Hùng
Dầu mỏ và khí thiên nhiên là nguồn nguyên liêu, nhiên liệu trong đới sống và trong công nghiệp
III. Dầu mỏ và khí nhiên nhiên ở Việt nam:
Chủ yếu ở thềm lục địa phía Nam: Bạch Hổ, Đại Hùng
Dầu mỏ và khí thiên nhiên là nguồn nguyên liêu, nhiên liệu trong đới sống và trong công nghiệp.
4. Củng cố: (4 phút)
	- Đọc phần ghi nhớ Sgk.
	- làm bài tập 1, 2/ 129
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4 phút) 
	- Học bài, làm bài tập 3,4/129.
- Xem trước bài nhiên liệu, tìm hiểu:
+ Nhiên liệu là gì?
+ Nhiên liệu được phân loại như thế nào?
+ Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả?
IV. RÚT KINH NGHIỆM 
GV: 
HS: .
Ngày soạn: 07/ 02/ 2018
Tuần: 26 – Tiết: 52
 Bài 40: NHIÊN LIỆU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết được:
	- Khái niệm về nhiên liệu, các dạng nhiên liệu phổ biến (rắn, lỏng, khí)
	- Hiểu được: Cách sử dụng nhiên liệu (gas, dầu hỏa, than, . . .) an toàn có hiệu quả, giảm thiểu ảnh hưởng không tốt với môi trường.
2. Kĩ năng:
	- Biết cách sử dụng nhiên liệu có hiệu quả, an toàn trong cuộc sống hằng ngày.
	- Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt than, khí metan và thể tích khí CO2 tạo thành.
3. Thái độ: HS có ý thức tiết kiệm nhiên liệu trong cuộc sống
II. CHUẨN BỊ 
- Tranh vẽ các loại nhiên liệu rắn, lỏng, khí.
- Biểu đồ hàm lượng Cacbon trong than, năng suất toả nhiệt các nhiên liệu.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút)
- Tính chất vật lý của dầu mỏ? Các sản phẩm nào được chế biến từ dầu mỏ?
- Khí thiên nhiên có ở đâu? Có thành phần như thế nào? Khí thiên nhiên và dầu mỏ có vai trò như thế nào trong đời sống?
3. Nội dung bài mới:
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
NỘI DUNG CƠ BẢN 
HĐ1: Nhiên liệu là gì? (8 phút)
Những chất nào khi cháy có toả nhiệt và phát sáng?
Người ta gọi đó là chất đốt hay nhiên liệu.
Như vậy nhiên liệu là gì?
à khái niệm.
- Dùng điện để đốt nóng, thắp sáng thì điện có phải là một loại nhiên liệu không?
- XS : Cho HS nhắc lại khái niệm nhiên liệu.
Than, củi, ga..
Nhiên liệu là những chất cháy được, khí cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
Điện là một dạng năng lựơng, không phài là nhiên liệu.
- 1, 2 HS nhắc lại.
I. Nhiên liệu là gì?
- K/n: Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy toả nhiệt và phát sáng.
- VD: than, gỗ, gas 
HĐ2: Nhiên liệu được phân loại như thế nào? (12 phút)
Dựa vào trạng thái có thể chia nhiên liệu thành 3 loại: nhiên liệu rắn, nhiên liệu lỏng, nhiên liệu khí.
nhiên liệu rắn bao gồm những nhiên liệu nào?
Cho học sinh đọc sgk. Thảo luận nhóm.
- Than mỏ được hình thành như thế nào? Bao gồm những loại nào? So sánh hàm lượng Cacbon có trong những loại than đó.
- GV dùng tranh vẽ (H4.2/130)
Cho học sinh nhận xét hàm lượng Cacbon của các loại than.
- Gỗ là loại nhiên liệu được sử dụng từ thời cổ xưa. 
Gia đình em sử dụng loại nhiên liệu nào? 
Vì sao không sử dụng gỗ làm nhiên liệu?
Hiện nay dùng gỗ làm nhiên liệu gây lãng phí lớn nên ngày càng bị hạn chế.
Người ta thường dùng gỗ để làm gì?
Nhiên liệu lỏng bao gồm những sản phẩm nào?
Nhiên liệu lỏng thường dùng để làm gì? 
Nhiên liệu khí gồm những sản phẩm nào?
Sử dụng nhiên liệu khí trong lĩnh vực nào?
Sử dụng nhiên liệu khí có những ưu điểm nào?
Than mỏ, gỗ
Do thực vật bị vùi lấp dưới lòng đất và phân huỷ dần.
Than gầy có hàm lượng Cacbon cao nhất, than bùn có hàm lượng cacbon thấp nhất.
Dùng ga, than đá
Hiện nay dùng gỗ làm nhiên liệu gây lãng phí lớn
Gỗ chủ yếu được sử dụng làm vật liệu trong xây dựng và trong công nghiệp giấy.
Sản phẩm chế biến từ dầu mỏ: xăng, dầu hoả và rượu.
Dùng cho các động cơ đốt trong, một phần để đun nấu, thắp sáng.
Khí thiên nhiên, khí mỏ than, mỏ dầu
Trong đời sống, trong công nghiệp.
Dễ cháy, toả nhiệt lớn, ít gây độc hại cho môi trường.
II. Phân loại nhiên liệu:
1. Nhiên liệu rắn: Than mỏ, gỗ
- Than mỏ: than gầy, than mỡ, than non, than bùn. 
- Gỗ: hạn chế sử dụng làm nhiên liệu, chủ yếu làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu trong công nghiệp.
2. Nhiên liệu lỏng: Các sản phẩm đựơc chế biến từ dầu mỏ: xăng, dầu hoả và rượu.
3. Nhiên liệu khí: khí thiên nhiêu, khí mỏ dầu
Được sử dụng phổ biến trong đời sống, trong công nghiệp.
HĐ3: Sử dụng nhiên liệu ntn để đạt hiệu quả? (10 phút)
Muốn chất cháy được ta phải làm như thế nào?
Nếu thiếu một trong 2 điều kiện à chất không cháy à gây lãng phí nhiên liệu và ô nhiễm môi trường.
Vì sao người ta tạo các hàng lỗ trong các viên than tổ ong?
Vì sao phải quạt gió vào bếp lò khi nhóm lửa?
Tại sao phải đậy bớt lò khi ủ bếp.
Cung cấp nhiệt tới nhiệt độ chất cháy được và có đủ oxi cho sự cháy.
Tăng diện tích tiếp xúc giữa than và không khí.
Tăng lượng oxi cho sự cháy.
III. Sử dụng hiệu quả nhiên liệu:
- Cung cấp đủ không khí cho quá trình cháy.
- Tăng diện tích của nhiên liệu với kkhí hoặc oxi.
- Duy trì sự cháy ở mức độ cấn thiết phù hợp với nhu cầu sử dụng.
4. Củng cố: (4 phút)
	- Cho HS đọc ghi nhớ Sgk.
	- Làm bài tập 1,2/132
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4 phút)
- Học bài, làm các bài tập.
- Xem lại các tính chất hóa học của các hidrocacbon, so sánh chúng có điểm nào giống và khác nhau? Chúng có đặc điểm cấu tạo phân tử như thế nào? Phản ứng đặc trưng gì? Ứng dụng chính là gì?
IV. RÚT KINH NGHIỆM 
GV: 
HS: .
Châu Thới, ngày 09 tháng 02. năm 2018
DUYỆT TUẦN 26:

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_9_tuan_26_nam_hoc_2017_2018_truong_thcs.doc