Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 23 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

I. Mục tiêu :

      1. Kiến thức: 

       - Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

          - Phân loại các hợp chất hữu cơ

          - Công thức phân tử, công thức cấu tạo và ý nghĩa của nó

     2. Kĩ năng : 

          - Phân biệt dược các chất hữu cơ thông thường với các chất vô cơ theo CTPT.

     3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu thích bộ môn

II. Chuẩn bị: 

        Thầy: - Các hoá chất : Bông tự nhiên, nước vôi trong

  • Dụng cụ : cốc và đũa thuỷ tinh , ống nghiệm, bật lửa

        Trò: Xem trước nội dung bài học

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP :

1. Ổn định lớp   (1p)     

    Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ : Không

3. Nội dung bài mới : 38p

doc 5 trang Khánh Hội 17/05/2023 1720
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 23 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 23 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 23 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh
Ngày soạn :	05/01/2019	
Tiết :	43; Tuần : 23
Chương 4 : HIĐROCACBON. NHIÊN LIỆU
Bài 34: KHÁI NIỆM VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ VÀ HÓA HỌC HỮU CƠ
I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức: 
 - Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ
 - Phân loại các hợp chất hữu cơ
 - Công thức phân tử, công thức cấu tạo và ý nghĩa của nó
 2. Kĩ năng : 
 - Phân biệt dược các chất hữu cơ thông thường với các chất vô cơ theo CTPT.
 3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu thích bộ môn
II. Chuẩn bị: 
 Thầy: - Các hoá chất : Bông tự nhiên, nước vôi trong
Dụng cụ : cốc và đũa thuỷ tinh , ống nghiệm, bật lửa
 Trò: Xem trước nội dung bài học
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp (1p) 
 Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ : Không
3. Nội dung bài mới : 38p
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: (25p) Tìm hiểu khái niệm về hợp chất hữu cơ
- Giới thiệu tranh ảnh có chứa các hợp chất hữu cơ. Hỏi:
- Hợp chất hữu cơ (HCHC) có ở đâu? Nó có tầm quan trọng như thế nào đối với con người? 
Trả lời 
 khác nhận xét, bổ sung
 Hợp chất hữu cơ (HCHC) có rất nhiều. Là nguồn thực phẩm dinh dưỡng, nguyên liệu quan trọng đối với con người.
I. Khái niệm về hợp chất hữu cơ:
1. Hợp chất hữu cơ có ở đâu?
Hợp chất hữu cơ có ở xung quanh ta.
- Làm thí nghiệm như SGK
- Gợi ý (HS –Y) giải thích hiện tượng. 
Nhận xét, kết luận.
- Quan sát nước vôi trong trước và sau phản ứng, giải thích
- kết luận
2. Hợp chất hữu cơ là gì?
Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon
Cho ví dụ: CH4 , C2H4 , C6H6 , C2H6O , C2H5O2N , CH3Cl
Gv hỏi: Hợp chất hữu cơ phân thành mấy loại? 
Rút kết luận
- Yêu cầu: (HS- K- G) làm bài tâp 5 ( tr108) 
=> Nhận xét, kết luận
- Nhóm 1 chỉ có 2 nguyên tố: H, C
- Nhóm 2: có thêm O, N, Cl
 Thảo luận (3p) => Trả lời
3. Hợp chất hữu cơ được phân loại như thế nào?
Dựa vào thành phần phân tử chia hợp chất hữu cơ thành 2 loại:
- Hiđrocacbon: Phân tử chỉ có 2 nguyên tố: H , C
Vd: C2H4 , C6H6
Dẫn suất Hiđrocacbon
Ngoài C, H có thêm nguyên tố khác: O, N, Cl
Vd: C2H6O, C2H5O2N
Bài 5/ 108
- Hidrocacbon : C6H6 , C4H10
- Dẫn xuất Hidrocacbon: CH3NO2 , C2H6O , C2H3O2Na
- Vô cơ: NaNO3 , NaHCO3 , CaCO3
Hoạt động 2: (13p) Tìm hiểu khái niệm về hóa học hữu cơ
- Yêu cầu HS đọc thông tin 
 -> Nêu khái niệm
- Hãy nêu các ngành sản xuất hóa học thuộc hóa học hữu cơ?
GDMT: Đa số các hợp chất hữu cơ khó phân huỷ trong nước, khi cháy tạo thành khí CO2, gây hại môi trường.Vậy chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường ?
- Yêu cầu HS làm bài tập 2 (trang 108)
- Nhận xét, kết luận
Đọc thông tin SGK trả lời
- chế biến dầu mỏ, sản xuất nhựa, chất dẻo, sản xuất thuốc
Trả lời
Bài 2/ 108
 Câu C đúng
II. Khái niệm về hóa học hữu cơ:
Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ và những chuyển đổi cùa chúng. 
 4. Củng cố :(5p)
	Tóm tắt nội dung. Hướng dẫn HS làm bài tập cuối bài.
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (1p)
	Làm bài tập 4,5 SGK. 
Xem nội dung: Bài 35: Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ.
IV. Rút kinh nghiệm :
.
Ngày soạn: 06 /01/2019	
Tiết: 44; Tuần: 23
Bài: 35: CẤU TẠO PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ 
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Trong các hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị, cacbon hóa trị IV, oxi hóa trị II, hiđro hóa trị I.
	- Mỗi chất hữu cơ có một công thức cấu tạo ứng với một trật tự liên kết xã định, các nguyên tử cacbon có khả năng liên kết với nhau tạo thành mạch cacbon.
2. Kỹ năng: 
Viết được công thức cấu tạo của một số chất đơn giản, phân biệt được các chất khác nhau qua thức cấu tạo.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu thích bộ môn
II. Chuẩn bị: 
 - Thầy: Mô hình cấu tạo phân tử các hợp chất hữu cơ. 
 Bộ mô hình phẳng cấu tạo phân tử các hợp chất hữu cơ. 
 - Trò: xem trước nội dung bài học. 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1p)
 Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: (5 p) 
 Nêu khái niệm về hợp chất hữu cơ. Phân loại các hợp chất hữu cơ. 	
3. Nội dung bài mới: 32p
 Phần I.2 (tr 109) giáo viên chỉ giới thiệu ( HS-Tb- Y)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
*Hoạt động 1: (20 p) Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ:
Thông báo: Nối hai nét gạch hóa trị của hai nguyên tố để biểu diễn mối liên kết giữa hai nguyên tử. 
- Ví dụ: viết công thức của các hợp chất: 
CH3Cl; CH3OH 
- Chốt lại kết luận
- Yêu cầu HS lắp ráp mô hình C2H6 ( HS K- G)
Nhận xét, kết luận
- Đọc thông tin SGK Tr109 
- Nghe và ghi bài
Lắp ráp mô hình
I. Đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ:
1. Hóa trị và liên kết giữa các nguyên tử.
- Trong các hợp chất hữu cơ, cacbon hóa trị IV, Oxi hóa trị II, Hiđrô hóa trị I.
- Các hóa trị được biểu diễn bằng các nét gạch. 
VD: 
- Kết luận: Các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị của chúng. Mỗi liên kết được biểu diễn bằng 1 gạch nối giữa hai nguyên tử. 
Những cacbon có liên kết được với nhau hay không? 
Thông báo có 3 loại mạch cac bon 
 Biểu diễn các liên kết trong phân tử C2H6. => rút ra được nhận xét: 
Nghe và ghi bài.
2. Mạch cacbon
- Những nguyên tử cacbon trong phân tử hợp chất có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch cacbon.
- Có 3 loại mạch cacbon: 
+ Mạch thẳng: 
+ Mạch nhánh: 
+ Mạch vòng: 
- Yêu cầu HS viết công thức cấu tạo có thể có của hợp chất C2H6O
- Hai hợp chất có sự sắp xếp về trật tự các liên kết giữa các nguyên tử. Do đó là hai hợp chất khác nhau
HS khá – giỏi: Mở rộng đồng đẳng, đồng phân
- Đồng phân: cùng CTPT, khác CTCT dẫn đến tính chất cũng khác nhau. 
- Ví dụ: C2H6O có 2 đồng phân là rượu etylic và đimety ete.
- Đồng đẳng: cùng CTCT, nên tính chất cũng gần giống nhau. 
- Ví dụ: CH4, C2H6 đều có chứa liên kết đôi nên điều có cùng phản ứng thế. (Tiết sau sẽ học)
Nhận xét, kết luận
Thảo luận và trình bày được: 
- Rượu etylic: 
- Đimetyete: 
- Đọc kết luận SGK Tr 110
3. Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. 
Mỗi hợp chất hữu cơ có một trật tự liên kết xác định giữa các nguyên tử trong phân tử. 
*Hoạt động 2: (12p)
 - Tìm hiểu công thức cấu tạo. 
- Hướng dẫn HS viết công thức cấu tạo và nêu được ý nghĩa của công thức cấu tạo.(HS- Y)
Nhận xét, kết luận
 Đọc thông tin SGK
II. Công thức cấu tạo:
 - Công thức biểu diễn đầy đủ liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử gọi là công thức cấu tạo: 
VD: 
+ CTCT C2H4 (etylen) 
+ CTCT: C2H5OH (rượu etylic) 
- Công thức cấu tạo cho biết thành phần của phân tử và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
4. Củng cố (5 phút) 
HS đọc phần kết luận, phần “Em có biết”
Hướng dẫn HS làm bài tập : 1, 2,4 SGK -Tr 112
5. Hướng dẫn học sinh tử học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2p) 
Học bài, làm bài tập 3, 5 sgk
Chuẩn bị nội dung bài sau: Mêtan 
IV . Rút kinh nghiệm: 
..............................................................................................................................................................................................................................................
Tổ trưởng ký duyệt tuần 23
Ngày: / / 2019
Lê Thị Thoa

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_9_tuan_23_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc