Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 13 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Kiểm tra kiến thức về: Sự biến đổi chất, phản ứng hóa học, định luật bảo toàn khối lượng, phương trình hóa học.
2. Kỹ năng: Vận dụng thành thạo các dạng bài tập:
+ Lập phương trình hóa học.
+ Biết vận dụng ĐL BTKL vào giải các bài toán hóa học đơn giản.
+ Xác định số nguyên tử, phân tử của chất.
3. Thái độ: Giáo dục cho HS ý thức nghiêm túc làm bài.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
Đề kiểm tra 1 tiết (hệ thống câu hỏi trắc nghiệm + bài tập tự luận)
2. Học sinh: Ôn tập kiến thức ở chương II.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: (Không)
3. Nội dung bài mới:
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 13 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 13 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Ngày soạn: 01/11/2018 Tuần 13 - Tiết 25 KIỂM TRA 1 TIẾT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Kiểm tra kiến thức về: Sự biến đổi chất, phản ứng hóa học, định luật bảo toàn khối lượng, phương trình hóa học. 2. Kỹ năng: Vận dụng thành thạo các dạng bài tập: + Lập phương trình hóa học. + Biết vận dụng ĐL BTKL vào giải các bài toán hóa học đơn giản. + Xác định số nguyên tử, phân tử của chất. 3. Thái độ: Giáo dục cho HS ý thức nghiêm túc làm bài. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Đề kiểm tra 1 tiết (hệ thống câu hỏi trắc nghiệm + bài tập tự luận) 2. Học sinh: Ôn tập kiến thức ở chương II. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: (Không) 3. Nội dung bài mới: a. Ma trận: ND kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TN TL TN TL TN TL 1. SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT - Hiện tượng vật lý, hóa học Số câu 2 2 Số điểm 1.0 1.0 (10%) 2. PHẢN ỨNG HÓA HỌC - K/n về PƯHH. - Dấu hiệu để nhận biết phản ứng xảy ra Số câu 3 3 Số điểm 1.5 1.5 (15%) 3. ĐỊNH LUẬT BTKL - Định luật. - Tính khối lượng của một chất trong phản ứng khi biết khối lượng của các chất còn lại. Số câu 1 2 3 Số điểm 1.0 1.0 2.0 (20%) 3. PTHH - Ý nghĩa của PTHH Số câu 1 1 Số điểm 0.5 0.5 (5%) 4. BÀI TẬP - Viết được CT về khối lượng. Tính khối lượng của một chất trong phản ứng khi biết khối lượng của các chất còn lại. - Lập PTHH, xác định được ý nghĩa của PTHH. Tính khối lượng của một chất trong phản ứng khi biết khối lượng của các chất còn lại. Số câu 1 1 2 Số điểm 2.0 3.0 5.0 (50%) Tổng số câu 6 1 2 1 1 11 Tổng số điểm 3.0 (30%) 1.0 (10%) 1.0 (10%) 2.0 (20%) 3.0 (30%) 10 (100%) b. Đề: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng. (Từ câu 1 đến câu 8 mỗi câu đúng được 0.5 điểm) Câu 1: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào là hiện tượng vật lý? A. Mực hòa tan vào nước. B. Trứng bị thối. C. Đun quá lửa mỡ bị khét. D. Củi cháy thành than. Câu 2: Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng hoá học? Than nghiền thành bột than. B. Hòa tan muối ăn vào nước. C. Trứng bị thối. D. Nước đá để chảy thành nước lỏng. Câu 3: Để nhận biết phản ứng hóa học xảy ra, dựa vào: A. Trạng thái. B. Màu sắc. C. Sự tỏa nhiệt và phát sáng. D. Dấu hiệu có chất mới tạo thành. Câu 4: Cho phản ứng hóa học sau: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2. Tỉ lệ cặp Al và AlCl3 là: A. 2 : 6 B. 2 : 2 C. 2 : 3 D. 6 : 2. Câu 5: Phản ứng hóa học là: A. Quá trình biến đổi từ nguyên tử này thành nguyên tử khác. B. Quá trình biến đổi từ nguyên tử thành phân tử. C. Quá trình biến đổi từ phân tử thành nguyên tử. D. Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác. Câu 6: Cho 4 gam khí hidro (H2) tác dụng hết với khí ôxi (O2), thì tạo thành 36 gam hơi nước (H2O). Hỏi cần phải dùng bao nhiêu gam khí ôxi? A. 42 gam B. 40 gam C. 36 gam D. 32 gam. Câu 7: Cho 11,2 gam Fe tác dụng với dung dịch axit clohiđric (HCl) tạo ra 25,4 gam sắt (II) clorua (FeCl2) và 0,4 gam khí hiđro. Khối lượng axit clohiđric đã dùng là bao nhiêu gam? A. 14,6 gam B. 14,7 gam C. 15 gam D. 26 gam Câu 8: Cho phản ứng hóa học sau: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2. Chất tham gia phản ứng là những chất nào sau đây? A. Fe và FeCl2 B. Fe và H2 C. Fe và HCl D. HCl và FeCl2. II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 9: (1,0 điểm) Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng. Câu 10: (2,0 điểm) Đốt cháy 1,5 gam kim loại magie trong không khí (tác dụng với oxi), thu được 2,5 gam hợp chất magie oxit (MgO). a) Viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra. b) Tính khối lượng của khí oxi đã tham gia phản ứng. Câu 11: (3.0 điểm) Cho 27 gam kim loại nhôm tác dụng với đồng (II) sunfat CuSO4 thu được 156 gam muối nhôm sunfat Al2(SO4)3 và 64 gam đồng. a) Lập phương trình hóa học của phản ứng. b) Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử giữa các chất trong phản ứng. c) Tính khối lượng muối đồng (II) sunfat đã dùng. Đề 2: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng. (Từ câu 1 đến câu 8 mỗi câu đúng được 0.5 điểm) Câu 1: Cho phản ứng hóa học sau: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2. Tỉ lệ cặp Al và AlCl3 là: A. 2 : 6 B. 2 : 2 C. 2 : 3 D. 6 : 2. Câu 2: Phản ứng hóa học là: A. Quá trình biến đổi từ nguyên tử này thành nguyên tử khác. B. Quá trình biến đổi từ nguyên tử thành phân tử. C. Quá trình biến đổi từ phân tử thành nguyên tử. D. Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác. Câu 3: Cho 4 gam khí hidro (H2) tác dụng hết với khí ôxi (O2), thì tạo thành 36 gam hơi nước (H2O). Hỏi cần phải dùng bao nhiêu gam khí ôxi? A. 42 gam B. 40 gam C. 36 gam D. 32 gam. Câu 4: Cho 11,2 gam Fe tác dụng với dung dịch axit clohiđric (HCl) tạo ra 25,4 gam sắt (II) clorua (FeCl2) và 0,4 gam khí hiđro. Khối lượng axit clohiđric đã dùng là bao nhiêu gam? A. 14,6 gam B. 14,7 gam C. 15 gam D. 26 gam Câu 5: Cho phản ứng hóa học sau: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2. Chất tham gia phản ứng là những chất nào sau đây? A. Fe và FeCl2 B. Fe và H2 C. Fe và HCl D. HCl và FeCl2. Câu 6: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào là hiện tượng vật lý? A. Mực hòa tan vào nước. B. Trứng bị thối. C. Đun quá lửa mỡ bị khét. D. Củi cháy thành than. Câu 7: Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng hoá học? Than nghiền thành bột than. B. Hòa tan muối ăn vào nước. C. Trứng bị thối. D. Nước đá để chảy thành nước lỏng. Câu 8: Để nhận biết phản ứng hóa học xảy ra, dựa vào: A. Trạng thái. B. Màu sắc. C. Sự tỏa nhiệt và phát sáng. D. Dấu hiệu có chất mới tạo thành. II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 9: (1,0 điểm) Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng. Câu 10: (2,0 điểm) Đốt cháy 1,5 gam kim loại magie trong không khí (tác dụng với oxi), thu được 2,5 gam hợp chất magie oxit (MgO). a) Viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra. b) Tính khối lượng của khí oxi đã tham gia phản ứng. Câu 11: (3.0 điểm) Cho 27 gam kim loại nhôm tác dụng với đồng (II) sunfat CuSO4 thu được 156 gam muối nhôm sunfat Al2(SO4)3 và 64 gam đồng. a) Lập phương trình hóa học của phản ứng. b) Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử giữa các chất trong phản ứng. c) Tính khối lượng muối đồng (II) sunfat đã dùng. Đề 3: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng. (Từ câu 1 đến câu 8 mỗi câu đúng được 0.5 điểm) Câu 1: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào là hiện tượng vật lý? A. Mực hòa tan vào nước. B. Trứng bị thối. C. Đun quá lửa mỡ bị khét. D. Củi cháy thành than. Câu 2: Phản ứng hóa học là: A. Quá trình biến đổi từ nguyên tử này thành nguyên tử khác. B. Quá trình biến đổi từ nguyên tử thành phân tử. C. Quá trình biến đổi từ phân tử thành nguyên tử. D. Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác. Câu 3: Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng hoá học? Than nghiền thành bột than. B. Hòa tan muối ăn vào nước. C. Trứng bị thối. D. Nước đá để chảy thành nước lỏng. Câu 4: Cho 4 gam khí hidro (H2) tác dụng hết với khí ôxi (O2), thì tạo thành 36 gam hơi nước (H2O). Hỏi cần phải dùng bao nhiêu gam khí ôxi? A. 42 gam B. 40 gam C. 36 gam D. 32 gam. Câu 5: Cho 11,2 gam Fe tác dụng với dung dịch axit clohiđric (HCl) tạo ra 25,4 gam sắt (II) clorua (FeCl2) và 0,4 gam khí hiđro. Khối lượng axit clohiđric đã dùng là bao nhiêu gam? A. 14,6 gam B. 14,7 gam C. 15 gam D. 26 gam Câu 6: Cho phản ứng hóa học sau: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2. Chất tham gia phản ứng là những chất nào sau đây? A. Fe và FeCl2 B. Fe và H2 C. Fe và HCl D. HCl và FeCl2. Câu 7: Để nhận biết phản ứng hóa học xảy ra, dựa vào: A. Trạng thái. B. Màu sắc. C. Sự tỏa nhiệt và phát sáng. D. Dấu hiệu có chất mới tạo thành. Câu 8: Cho phản ứng hóa học sau: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2. Tỉ lệ cặp Al và AlCl3 là: A. 2 : 6 B. 2 : 2 C. 2 : 3 D. 6 : 2. II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 9: (1,0 điểm) Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng. Câu 10: (2,0 điểm) Đốt cháy 1,5 gam kim loại magie trong không khí (tác dụng với oxi), thu được 2,5 gam hợp chất magie oxit (MgO). a) Viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra. b) Tính khối lượng của khí oxi đã tham gia phản ứng. Câu 11: (3.0 điểm) Cho 27 gam kim loại nhôm tác dụng với đồng (II) sunfat CuSO4 thu được 156 gam muối nhôm sunfat Al2(SO4)3 và 64 gam đồng. a) Lập phương trình hóa học của phản ứng. b) Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử giữa các chất trong phản ứng. c) Tính khối lượng muối đồng (II) sunfat đã dùng. Đề 4: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng. (Từ câu 1 đến câu 8 mỗi câu đúng được 0.5 điểm) Câu 1: Phản ứng hóa học là: A. Quá trình biến đổi từ nguyên tử này thành nguyên tử khác. B. Quá trình biến đổi từ nguyên tử thành phân tử. C. Quá trình biến đổi từ phân tử thành nguyên tử. D. Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác. Câu 2: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào là hiện tượng vật lý? A. Mực hòa tan vào nước. B. Trứng bị thối. C. Đun quá lửa mỡ bị khét. D. Củi cháy thành than. Câu 3: Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng hoá học? Than nghiền thành bột than. B. Hòa tan muối ăn vào nước. C. Trứng bị thối. D. Nước đá để chảy thành nước lỏng. Câu 4: Để nhận biết phản ứng hóa học xảy ra, dựa vào: A. Trạng thái. B. Màu sắc. C. Sự tỏa nhiệt và phát sáng. D. Dấu hiệu có chất mới tạo thành. Câu 5: Cho 11,2 gam Fe tác dụng với dung dịch axit clohiđric (HCl) tạo ra 25,4 gam sắt (II) clorua (FeCl2) và 0,4 gam khí hiđro. Khối lượng axit clohiđric đã dùng là bao nhiêu gam? A. 14,6 gam B. 14,7 gam C. 15 gam D. 26 gam Câu 6: Cho phản ứng hóa học sau: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2. Chất tham gia phản ứng là những chất nào sau đây? A. Fe và FeCl2 B. Fe và H2 C. Fe và HCl D. HCl và FeCl2. Câu 7: Cho phản ứng hóa học sau: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2. Tỉ lệ cặp Al và AlCl3 là: A. 2 : 6 B. 2 : 2 C. 2 : 3 D. 6 : 2. Câu 8: Cho 4 gam khí hidro (H2) tác dụng hết với khí ôxi (O2), thì tạo thành 36 gam hơi nước (H2O). Hỏi cần phải dùng bao nhiêu gam khí ôxi? A. 42 gam B. 40 gam C. 36 gam D. 32 gam. II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 9: (1,0 điểm) Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng. Câu 10: (2,0 điểm) Đốt cháy 1,5 gam kim loại magie trong không khí (tác dụng với oxi), thu được 2,5 gam hợp chất magie oxit (MgO). a) Viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra. b) Tính khối lượng của khí oxi đã tham gia phản ứng. Câu 11: (3.0 điểm) Cho 27 gam kim loại nhôm tác dụng với đồng (II) sunfat CuSO4 thu được 156 gam muối nhôm sunfat Al2(SO4)3 và 64 gam đồng. a) Lập phương trình hóa học của phản ứng. b) Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử giữa các chất trong phản ứng. c) Tính khối lượng muối đồng (II) sunfat đã dùng. c. Đáp án – Thang điểm: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) HS chọn đúng, mỗi câu được 0,5đ. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đề 1 A C D B D D A C Đề 2 B D D A C A C D Đề 3 A D C D A C D B Đề 4 D A C D A C B D II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 9: (1.0đ) Định luật bảo toàn khối lượng: Trong 1 phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng. (1.0đ) Câu 10: a. Viết công thức về khối lượng: (1.0đ) b. Khối lượng khí oxi đã dùng: (1.0đ) Câu 11: a) Lập THHH: 2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu (1.0đ) b) Tỷ lệ số nguyên tử Al: Phân tử CuSO4: phân tử Al2(SO4)3: Nguyên tử Cu là 2: 3: 1: 3. (1.0đ) c) (1.0đ) 4. Củng cố: (Không) 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: Chuẩn bị trước bài 18: + Khái niệm mol. + Khối lượng Mol là gì? + Thể tích mol của chất khí là gì? IV. RÚT KINH NGHIỆM GV: ...................................................................................................................................................................................... HS: ....................................................................................................................................................................................... THỐNG KÊ ĐIỂM LỚP Sĩ số Từ 0 – dưới 5 Từ 5 – dưới 7 Từ 7 – dưới 9 Từ 9 – 10 So sánh với lần kiểm tra trước Tăng % Giảm % 8A 8B 8C Ngày soạn: 01/11/2018 Tuần 13 - Tiết 26 Chương III: MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC Bài 18: MOL I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Biết được: - Định nghĩa: mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn (đktc): (0oC, 1 atm). - Biểu thức biểu diễn mối liên hệ giữa lượng chất (n), khối lượng (m) và thể tích (V). 2. Kĩ năng: - Tính được khối lượng mol nguyên tử, mol phân tử của các chất theo công thức. - Kĩ năng tính phân tử khối. 3. Thái độ: - Tạo hứng thú cho học sinh yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ 1. Thầy: Tham khảo SGV, SGK. 2. Trò: Tìm hiểu trước nội dung bài học. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (Không) 3. Nội dung bài mới: GV đặc câu hỏi để vào bài mới: Các em có biết mol là gì không? Để biết mol là gì tiết học này các em sẽ tìm hiểu? Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu mol là gì? (14 phút) - Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hay phân tử của chất đó. - 6.1023 được làm tròn từ số 6,02204.1023 và được gọi là số Avôgađro kí hiệu là N. - Trong 1 mol nguyên tử Fe có chứa bao nhiêu nguyên tử Fe ? -Trong 1 mol phân tử H2O chứa bao nhiêu phân tử H2O ? Vậy, theo em các chất có số mol bằng nhau thì số nguyên tử (phân tử) sẽ như thế nào ? - Nếu nói: “1 mol Hiđro”, em hiểu câu nói này như thế nào ? Vậy để tránh sự nhầm lẫn đó, ta phải nói như thế nào ? - Yêu cầu HS làm bài tập 1 SGK/ 65 - Yêu cầu HS các nhóm trình bày, bổ sung. - Đưa ra đáp án, yêu cầu HS nhận xét. * XS: Cho HS nhắc lại mol là gì? - Nghe và ghi nhớ : - HS đọc mục “em có biết” - 1 mol nguyên tử Fe chứa 6.1023 ( hay N) nguyên tử Fe. - 1 mol phân tử H2O chứa 6.1023 ( hay N) phân tử H2O. - Các chất có số mol bằng nhau thì số nguyên tử (phân tử) sẽ bằng nhau. -“1 mol Hiđro”, nghĩa là: + 1 mol nguyên tử Hiđro. + Hay 1 mol phân tử Hiđro. - Thảo luận nhóm (5’) để làm bài tập 1: a. Cứ 1 mol Al - 6.1023 nguyên tử vậy 1,5 mol - x nguyên tử g Vậy trong 1,5 mol nguyên tử Al có chứa 9.1023 nguyên tử Al. b.3.1023 phân tử H2 c.1,5.1023 phân tử NaCl. d.0,3.1023 phân tử H2O. - HS: Mol là lượng chất có chứa N (6.1023) nguyên tử hay phân tử của chất đó. I. Mol là gì? - Mol là lượng chất có chứa N (6.1023) nguyên tử hay phân tử của chất đó. Hoạt động 2: Tìm hiểu khối lượng Mol? (10 phút) - Giới thiệu: Khối lượng mol (M) là khối lượng của 1 chất tính bằng gam của N nguyên tử hay phân tử chất đó. - Giáo viên đưa ra khối lượng mol của các chất: Al, O2, CO2, H2O, N2. g yêu cầu HS nhận xét về khối lượng mol và NTK hay PTK của chất ? - Bài tập: Tính khối lượng mol của: H2SO4, SO2, CuO, C6H12O6. - Gọi 4 HS lên làm bài tập. - Nhận xét, đưa ra kết quả đúng. * XS: Cho HS nhắc lại khối lượng mol là gì? - Nghe và ghi nhớ. - HS tính nguyên tư-phân tử khối của: Al, O2, CO2, H2O, N2. 27, 32, 44 , 18 ,28 - Khối lượng mol và NTK (PTK) có cùng số trị nhưng khác đơn vị. - Thảo luận nhóm giải bài tập: + Khối lượng mol H2SO4 = 98g + Khối lượng mol SO2 = 64g + Khối lượng mol CuO = 76g + Khối lượng mol C6H12O6 = 108g. - HS nhắc lại. II. Khối lượng Mol là gì ? - Khối lượng mol (kí hiệu là M) của 1 chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hay phân tử chất đó. - Thí dụ: (sgk) Hoạt động 3: Tìm hiểu thể tích Mol của chất khí? (11 phút) - Yêu cầu HS nhắc lại khối lượng mol g Em hiểu thể tích mol chất khí là gì ? - Yêu cầu HS quan sát hình 3.1 SGK/ 64 + Trong cùng điều kiện: t0, p thì khối lượng mol của chúng như thế nào ? + Em có nhận xét gì về thể tích mol của chúng ? Vậy trong cùng điều kiện: t0, p thì 1 mol của bất kì chất khí nào cũng đều chiếm thể tích bằng nhau. Và ở điều kiện tiêu chuẩn (t0=0, p =1 atm) thì V của các chất khí đều bằng nhau và bằng 22,4 lít. * XS: Cho HS nhắc lại thể tích mol của chất khí là gì? - Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử 3 chất khí đó. - Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi : + Trong cùng điều kiện: t0, p thì khối lượng mol của chúng khác nhau. Còn thể tích mol của chúng lại bằng nhau. - Nghe và ghi nhớ: Ở đktc, 1 mol chất khí có V khí = 22,4 lít. - HS nhắc lại khái niệm thể tích mol của chất khí. III. Thể tích mol của chất khí là gì? - Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử chất đó. - Ở đktc (00C, 1atm) thì thể tích mol của các chất khí đều bằng 22,4 lít. 4. Củng cố: (5 phút) Bài tập: Nếu em có 1 mol phân tử H2 và 1 mol phân tử O2 , hãy cho biết: a. Số phân tử mỗi chất là bao nhiêu ? b. Khối lượng mol của mỗi chất là bao nhiêu ? c. Thể tích mol của các khí trên khi ở cùng điều kiện t0, p là thế nào ? Nếu ở cùng đktc, chúng có thể tích là bao nhiêu ? 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4 phút) - Học bài. - Làm bài tập 1c,d, 2, 3b SGK/65 - Đọc bài 19 SGK/66: Phần 1. Chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất như thế nào? IV. RÚT KINH NGHIỆM GV: ...................................................................................................................................................................................... HS: ....................................................................................................................................................................................... Châu Thới, ngày 03 tháng 11 năm 2018 DUYỆT TUẦN 13:
File đính kèm:
giao_an_hoa_hoc_lop_9_tuan_13_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc