Giáo án Hóa học Khối 9 - Tuần 21 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- HS nắm được các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn sắp xếp theo chiều tăng dần của diện tích hạt nhân nguyên tử. Lấy ví dụ minh hoạ.
- Cấu tạo của bảng tuần hoàn gồm: Ô nguyên tố, chu kì, nhóm. Lấy ví dụ minh hoạ.
2. Kĩ năng :
- Dựa vào vị trí nguyên tố suy ra cấu tạo nguyên tử.
3. Thái độ: Có ý thức tích cực trong học tập.
II. Chuẩn bị :
1. Thầy: Bảng hệ thống tuần hoàn nguyên tố
2. Trò: Ôn lại kiến thức cấu tạo nguyên tử lớp 8.
Bảng hệ thống tuần hoàn nguyên tố hoá học.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ:
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Khối 9 - Tuần 21 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học Khối 9 - Tuần 21 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Ngày soạn : 25-12-2018 Tiết : 41; Tuần : 21 Bài 31: SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - HS nắm được các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn sắp xếp theo chiều tăng dần của diện tích hạt nhân nguyên tử. Lấy ví dụ minh hoạ. - Cấu tạo của bảng tuần hoàn gồm: Ô nguyên tố, chu kì, nhóm. Lấy ví dụ minh hoạ. 2. Kĩ năng : - Dựa vào vị trí nguyên tố suy ra cấu tạo nguyên tử. 3. Thái độ: Có ý thức tích cực trong học tập. II. Chuẩn bị : 1. Thầy: Bảng hệ thống tuần hoàn nguyên tố 2. Trò: Ôn lại kiến thức cấu tạo nguyên tử lớp 8. Bảng hệ thống tuần hoàn nguyên tố hoá học. III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: (1p) 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn: (7p) GV: Hiện nay có khoảng bao nhiêu nguyên tố hoá học? GV: Các nguyên tố hoá học đã được các nhà bác học ng/cứu, sắp xếp vào 1 hệ thống gọi là Bảng hệ thống tuần hoàn nguyên tố hoá học -> Treo bảng GV: Gọi 1 HS đọc thông tin - Bảng hệ thống tuần hoàn nguyên tố hoá học được sắp xếp dựa trên cơ sở nào ? HS: Trên 110 nguyên tố HS: Trả lời I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn: Sắp xếp theo chiều tăng dần diện tích hạt nhân nguyên tử Hoạt động 2: Cấu tạo bảng tuần hoàn (30p) GV: Giới thiệu: Bảng tuần hoàn có trên 100 nguyên tố và mỗi ng/tố được sắp xếp vào 1 ô. - Treo ô 12: Ta biết được thông tin gì về ô nguyên tố này? - Số hiệu nguyên tử cho biết điều gì? HS: Tác dụng với axit, kiềm, muối - Trả lời - Trả lời - VD: về ng/tố Na II. Cấu tạo bảng tuần hoàn: 1. Ô nguyên tố: - Mỗi ô: cho biết sớ hiệu nguyên tử , KHHH , tên, NTK của nguyên tố đó - Số hiệu ng/tử = số thứ tự = số đơn vị diện tích hạt nhân = số e trong nguyên tử GV: Treo sơ đồ chu kì 1 và 2: - Chu kì 1,2 có điểm gì giống nhau? => Rút kết luận GV: Giới thiệu: có 7 chu kì: - Chu kì 1,2,3 : nhỏ - Chu kì 4,5,6,7 lớn. GV: Yêu cầu HS tìm hiểu chu kì 1 - Số lượng nguyên tố, tên nguyên tố - Điện tích hạt nhân tăng hay giảm từ H à He ? - Số lớp e của H và He ? => Rút kết luận. Yêu cầu : HS lấy vd khác? GV: Các nguyên tố trong cùng 1 nhóm có điểm gì giống nhau? GV: Y/cầu HS quan sát Li và clo -> có kết luận chung về nhóm 7 - Cùng số lớp e - Chiều điện tích hạt nhân tăng HS: Theo dõi và trả lời - Có 2 ng/tố H và He - Tăng từ H+ --> He2+ - Là 1 lớp e HS: Trả lời: - Số e ngoài cùng bằng nhau - Số tt nhóm = số e ngoài cùng HS: trả lời 2. Chu kì: Chu kì là dãy nguên tố mà nguyên tử: - Cùng số lớp e - Điện tích hạt nhân tăng: trái -> phải => Số thứ tự chu kì = số lớp e 3. Nhóm : Là cột nguyên tố: - Số e ngoài cùng bằng nhau - Điện tích hạt nhân tăng dần ( trên xuống dưới) => Sốp thứ tự nhóm = số e ngoài cùng của nguyên tử 4. Củng cố: (5p) 1. Kể tên 5 nguyên tố mà nguyên tử đều có 4 lớp e. Cho biết Số e lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử đó? 2. Kể tên 3 nguyên tố mà nguyên tử đều có 3 e lớp ngoài cùng. Cho biết Số e lớp của mỗi nguyên tử đó? 5. Hướng dẫn hs tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2p) - Về nhà học bài nêu được ý nghĩa ô nguyên tố, chu kì, nhóm. - Xem và chuẩn bị trước nội dung III và IV IV. RÚT KINH NGHIỆM: GV: HS:. Ngày soạn : 25-12-2018 Tiết : 42; Tuần : 21 BÀI 31: SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (TT) I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - HS nắm được quy luậtbiến đội tính kim loại, phi kimtrong chu kì, nhóm> Lấy ví dụ minh họa. - Ý nghĩa của bảng tuần hoàn: Sơ lượt về mối liên hệ giữa cấu tạo nguyên tử, vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn và tính chất hoá học cơ bản của nó. 2. Kĩ năng: - Dựa vào vị trí nguyên tố suy ra cấu tạo nguyên tử, tính chất cơ bản của nguyên tố và ngược lại. 3. Thái độ: Có ý thức tích cực trong học tập. II. Chuẩn bị : 1. Thầy: Bảng hệ thống tuần hoàn nguyên tố Chu kì 2,3 phóng to. Nhóm 1,2 phóng to 2. Trò: Ôn lại kiến thức cấu tạo nguyên tử lớp 8. Bảng hệ thống tuần hoàn nguyên tố hoá học III. Các bước lên lớp: 1.Ổn định lớp: (1p) 2. Kiểm tra bài cũ: (4p) - Chu kì là gì ? Nhóm là gì? 3. Nộ dung bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong BHTTH: (10p) GV: Y/cầu HS quan sát chu kì 2: - Hãy cho biết Số lượng nguyên tố? - Số thứ tự chu kì cho ta biết điều gì? - Tính phi kim, kim loại của chu kì từ đầu đến cuối thay đổi như thế nào? Vd: Y/cầu HS nhận xét chu kì 3 GV: Thông báo: Đầu chu kì là kim loại kiềm, cuối chu kì là halogen, kết thúc là khí hiếm HS: Trả lời - Có 8 nguyên tố - Số e ngoài cùng của Li (nhóm 1)là 1e. Ne (nhóm VIII) là 8e III. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong BHTTH: 1. Trong 1 chu kì: - Số e ngoài cùng tăng từ 1e à 8e - Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần ( từ trái sang phải) Hoạt động 2: Trong 1 nhóm (10p) GV: Y/cầu : Quan sát nhóm I,VII rút ra nhận xét : - Có mấy nguyên tố? - Số lớp e, số e ngoài cùng ? - Tính kim loại, tính phi kim? => Kim loại nào mạnh nhất, phi kim nào mạnh nhất? HS: Trả lời => Kim loại mạnh nhất là Fr, - Phi kim mạnh nhất là F 2. Trong 1 nhóm: - Số lớp e tăng dần - Tính kim loại tăng dần - Tính phi kim giảm dần (đi từ trên xuống dưới) Hoạt động 3: Ý nghĩa bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học? (10p) GV: Nêu vd: Biết nguyên tố x có số hiệu nguyên tử là 17, chu kì 3, nhóm VII. Hãy cho biết: - Cấu tạo nguyên tử của ng/tố đó? - T/c của ng/tố X và so sánh với ng/tố lân cận => Rút kết luận HS: Thảo luận 4 p’ - ng/tố X là Cl - Chu kì 3: 3 lớp e. Nhóm 7: có 7e ngoài cùng - Cl ở cuối chu kì 3 nên là phi kim hoạt động mạnh * So sánh: - C/kì: Cl < S - Nhóm: Br < Cl < F IV. Ý nghĩa bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học? 1. Biết vị trí nguyên tố à cấu tạo ng/tử, tính chất của nguyên tố đó. GV: Nêu vd: Ng/tố X có điện tích hạt nhân là 16+ , 3 lớp e- và lớp ngoài cùng có 6e- - Hãy nêu tính chất cơ bản của nó? => Rút kết luận - Vị trí 16 (S) - Gần cuối chu kì 3 , gần đầu nhóm VI => phi kim 2. Biết cấu tạo ng/tử của nguyên tố ta có thể suy đoán vị trí và tính chất nguyên tố đó 4. Củng cố: (9p) Bài tập: Hãy điền số liệu và thông tin thích hợp vào ô trống? Bảng 1: Vị trí nguyên tố Tính chất của nguyên tố Số ĐTHN Số e Số lớp e Số e lớp ngoài cùng Số hiệu ng/tử 9 9+ 9 2 7 Phi kim mạnh STT chu kì 2 Li 3+ ->Ne10+ 3 -> 10 2 1 -> 8 Kim loại giảm -> PK tăng STT nhóm VII 2 -> 6 7 PK giảm -> KL tăng Bảng 2: Vị trí nguyên tố Cấu tạo nguyên tử Tính chất của nguyên tố Số ĐTHN Số e Số lớp e Số e lớp ngoài cùng Số hiệu ng/tử 12 STT chu kì 3 12+ 3 2 Kim loại hoạt động mạnh STT nhóm 2 5. Hướng dẫn hs tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (1p) - Về nhà học bài - Làm bài tập 1,2,5,6 (7*) IV. RÚT KINH NGHIỆM: GV: HS:. Châu Thới, ngày...tháng...năm 2018 TRÌNH DUYỆT TUẦN 21
File đính kèm:
giao_an_hoa_hoc_khoi_9_tuan_21_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc