Giáo án Hóa học Khối 9 - Tuần 12 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: 

             - Biết dãy hoạt động hoá học kim loại K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au. Biết được ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học kim loại và bước đầu vận dụng để xét ph/ứng của kim loại với dd Axit, dd muối 

2. Kỹ năng: 

             - Quan sát hiện tượng thí nghiệm cụ thể, rút ra được tính chất hoá học của kim loại và dãy hoạt động hoá học của kim loại.

             - Vận dụng được ý nghĩa dãy hoạt động hoá học của kim loại để dự đoán kết quả phản ứng của kim loại cụ thể với dung dịch axit, với nước và với dung dịch muối.

             - Tính khối lượng của kim loại trong phản ứng, thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp hai kim loại.

             - HS biết cách tiến hành nghiên cứu một số thí nghiệm đối chứng để rút ra kim loại hoạt động, yếu và cách sắp xếp theo từng cặp. Từ đó rút ra ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của một số kim loại từ các thí nghiệm và các phản ứng đã biết.

3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, cẩn thận trong thực hành 

doc 6 trang Khánh Hội 22/05/2023 160
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Khối 9 - Tuần 12 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học Khối 9 - Tuần 12 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Hóa học Khối 9 - Tuần 12 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày Soạn: 23-10-2018
Tiết số: 23 Tuần: 12
BÀI 17: DÃY HOẠT ĐỘNG HOÁ HỌC KIM LOẠI
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: 
	- Biết dãy hoạt động hoá học kim loại K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au. Biết được ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học kim loại và bước đầu vận dụng để xét ph/ứng của kim loại với dd Axit, dd muối 
2. Kỹ năng: 
	- Quan sát hiện tượng thí nghiệm cụ thể, rút ra được tính chất hoá học của kim loại và dãy hoạt động hoá học của kim loại.
	- Vận dụng được ý nghĩa dãy hoạt động hoá học của kim loại để dự đoán kết quả phản ứng của kim loại cụ thể với dung dịch axit, với nước và với dung dịch muối.
	- Tính khối lượng của kim loại trong phản ứng, thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp hai kim loại.
	- HS biết cách tiến hành nghiên cứu một số thí nghiệm đối chứng để rút ra kim loại hoạt động, yếu và cách sắp xếp theo từng cặp. Từ đó rút ra ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của một số kim loại từ các thí nghiệm và các phản ứng đã biết.
3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, cẩn thận trong thực hành 
II. CHUẨN BỊ : 
1. Thầy: Dụng cụ : Giá ống nghiệm, ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, kẹp gỗ, – Hoá chất : Na, đinh sắt, dây đồng, dd CuSO4,,FeSO4, AgNO3, dd HCl, H2O, phênolphtalein.
2. Trò: Xem trứoc nội dung bài học, bảng nhóm
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định lớp (1p) 
2. Kiểm tra bài cũ : (5p)
	Nêu tính chất hoá học chung của kim loại, viết phương trình minh hoạ?
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
Nội dung cơ bản
HĐ 1:	Dãy hoạt động hoá học của kim loại được xây dựng như thế nào? (21 phút)
GV: Hướng dẫn các nhóm làm th/nghiệm 1,2, 3, 4: Như SGK đã hướng dẫn. 
GV: Phát phiếu học tập số 1 cho các nhóm HS và yêu cầu HS làm th/nghiệm hướng dẫn trong phiếu và ghi các kết quả quan sát và giải thích bằng PTHH 
Phiếu học tập số 1:
Tên TN
Cách tiến hành
Hiện tượng 
Giải thích (Viết PT)
TN 1 :
Fe + CuSO4
Cu + FeSO4
TN2:
Cu + AgNO3
Ag + CuSO4
TN 3: 
Fe + HCl
Cu + HCl
TN4:
Na + H2O
Fe + H2O
GV: Nhận xét kết quả của các nhóm
GV: Thông báo : Từ các TN 1, 2, 3, 4 chúng ta đã xếp được thứ tự các cặp kim loại sau: 
	(1) Fe, Cu	(2) Cu, Ag	(3) Fe, H, Cu 
 (4) Na, Fe 
GV: Các em có thể sắp xếp lại theo thứ tự giảm dần khả năng hoạt động hoá học của các kim loại trên ? (lớp 9A)
GV: Thông báo: Bằng nhiều TN khác nhau, người ta sắp xếp các KL thành dãy theo chiều hoạt động HH giảm dần như sau: 
GV giới thiệu: K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Hg, Ag, Pt, Au.
- Yêu cầu giải thích rõ thí nghiệm 
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm và quan sát hiện tượng
HS: Các nhóm trình bày hiện tượng của từng TN, giải thích và Viết PTHH theo mẫu ở phiếu học tập số 1,
HS: Nhận xét :
- Sắt hoạt động mạnh hơn đồng. Xếp : Fe, Cu
Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu 
- Đồng hoạt động mạnh hơn bạc. 
Xếp: Cu, Ag
Cu + 2AgNO3Cu(NO3)2 + 2Ag
- Sắt hoạt động mạnh hơn Hiđro, Hiđro mạnh hơn đồng.
 Xếp : Fe, H, Cu
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
- Natri hoạt động hoá học mạnh hơn sắt.
 Như vậy xếp: Na, Fe.
2Na + 2H2O 2NaOH + H2
HS: Trả lời .
HS: Sắp xếp: Na, Fe, H, Cu, Ag.
HS: Nhận TT của GV:S ắp xếp các KL thành dãy hoạt động HH. 
I. Dãy hoạt động hoá học của kim loại được xây dựng như thế nào?
1. Thí nghiệm 1: 
- Sắt hoạt động mạnh hơn đồng. Xếp : Fe, Cu
Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu 
2. Thí nghiệm 2: 
- Đồng hoạt động mạnh hơn bạc. 
Xếp: Cu, Ag
Cu + 2AgNO3Cu(NO3)2 + 2Ag
3. Thí nghiệm 3: 
- Sắt hoạt động mạnh hơn Hiđro, Hiđro mạnh hơn đồng.
 Xếp : Fe, H, Cu
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
4. Thí nghiệm 4: 
- Natri hoạt động hoá học mạnh hơn sắt.
 Như vậy xếp: Na, Fe.
2Na + 2H2O 2NaOH + H2
Kết luận: Na, Fe, H, Cu, Ag.
- Dãy hoạt động hóa học của một số kim loại: K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au.
HĐ 3 : Ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học (10 phút)
GV: Phát phiếu học tập số 2 cho HS
– Phiếu học tập số 2 :
Đọc thông tin Sgk và từ dãy hoạt động hoá học KL cho biết :
1) Chiều biến đổi mức độ hoạt động HH của kim loại được sắp xếp như thế nào?
2) KL ở vị trí nào ph/ứng được với nước ở to thường ?
3) KL ở vị trí nào ph/ứng được với axit giải phóng khí H2 ?
4) KL ở vị trí nào đẩy được KL đứng sau ra khỏi dd muối?
GV: Yêu cầu HS nêu dãy hoạt động hoá học của kim loại và cho biết ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học
GV: Nhận xét và kết luận
HS: Thảo luận nhóm theo phiếu học tập số 2 .
HS: Đại diện nhóm trả lời phiếu học tập.
HS: Nhận xét
HS: Nêu ý nghĩa của dãy hoạt động HH của KL .
HS: Ghi bài vào vở
II. Ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học 
* Ý nghĩa: 
- Độ hoạt động hoá học của các kim loại giảm dần từ trái sang phải.
- Kim loại đừng trước M) ph/ứng với nước t0 thường Kiềm + khí H2
- Kim loại (đứng trước H) ph/ứng được với một số dd axit muối + khí H2	
- Kim loại đứng trước (từ Mg) đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dd muối.
4. Củng cố: (5p)
	GV: hướng dẫn HS tóm tắt nội dung bài học và làm bài tập cuối bài
	5*(SGK) (9A HS lên bảng tự làm)
10,5g (Cu, Zn) + H2SO4 l (dư) 2,24l khí (đktc)
Kim loại nào tham gia phản ứng?
	a)	Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2
	n H2 = 2,24/22,4 = 0,01 mol
	b) khối lượng chất rắn còn lại là đồng
	(m Cu = m hh – mZn ) => mCu = 10,5 - m Zn = 4g
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2p)
	- Học bài và làm bài tập 1, 2, 4,SGK
	- Chuẩn bị bài “ Nhôm “
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 	
GV:
HS:. 
Ngày Soạn: 23-10-2018
Tiết số: 24 Tuần: 12
Bài 18: NHÔM
 KHHH: Al ; NTK= 27
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : 
	- Tính chất hoá học của nhôm, chúng có những tính chất hoá học chung của kim loại; nhôm không phản ứng với H2SO4 đặc, nguội; nhôm phản ứng được với dung dịch kiềm.
	- Phương pháp sản xuất nhôm bằng cách điện phân nhôm oxit nóng chảy.
2. Kỹ năng : 
	- Nhận xét tính chất vật lí của nhôm
	- Dự đoán, kiểm tra và kết luận về tính chất hoá học của nhôm. Viết các phương trình hoá học minh hoạ.
	- Quan sát sơ đồ, hình ảnh để rút ra được nhận xét về phương pháp sản xuất nhôm.
	- Phân biệt được nhôm và sắt bằng phương pháp hoá học.
	- Tính thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp bột nhôm và sắt. Tính khối lượng nhôm hoặc sắt tham gia phản ứng hoặc sản xuất được theo hiệu suất phản ứng.
3. Thái độ: Giúp HS yêu thích bộ môn hóa học. Rèn luyện tính quan sát, cẩn thận, khéo léo. Hiểu được mối quan hệ giữa các chất trong tự nhiên.Giáo dục tính tiết kiệm .. trong học tập và thực hành hoá học 
II. CHUẨN BỊ :
1. Thầy: - Dụng cụ : ống nghiệm, đèn cồn, diêm, bìa giấy. Tranh: sơ đồ điện phân nhôm Oxit (sgk
	 - Hoá chất: dd CuCl2,, NaOH đặc, nhôm lá, bột nhôm, dd HCl.
 2. Trò: Xem trước nội dung bài học
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 - Dãy hoạt động hoá học KL được sắp xếp như thế nào? Nêu ý nghĩa của dãy hoạt động HH của KL?
 - Làm BT 2 SGK ( 9A)
3. Nội dung bài mới: (Không dạy hình 2.14)
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
HĐ 2: Tính chất vật lý (3 phút)
GV: Cho HS quan sát lá Nhôm và ĐVĐ: Nhôm có tính chất vật lý gì ? 
GV: Thông báo thêm: Khối lượng riêng, độ cứng, nhiệt độ nóng chảy, 
GV: Yêu cầu HS tóm tắt lại t/chất vật lý của nhôm.
HS: Nêu tính chất vật lý của nhôm ( màu sắc, độ dẫn điện , dẫn nhiệt )
HS: Nhận TT của GV nêu ra.
HS: Nêu lại t/chất vật lí của Nhôm.
I. Tính chất vật lý 
- Màu trắng bạc, dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. Mềm, nhẹ (D = 2,7 g/cm3). To nc = thấp 660o
HĐ 3: Tính chất hoá học (18 phút)
GV: ĐVĐ: Nhôm là kim loại Vậy nhôm có t/chất hoá học chung của một kim loại không ?
GV: Y/C HS nghiên cứu các th/nghiệm để c/minh.
GV: Hướng dẫn HS làm th/nghiệm : Rắc bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn và quan sát. Viết PTPƯ ?
GV: Gọi đại diện HS nêu hiện tượng 
GV: Bổ sung thông tin về lớp A2O3 mỏng, bền vững bảo vệ nhôm.
GV: Thông báo cho HS biết: Với các phi kim khác: S, Cl2 . tạo thành muối Al2S3, AlCl3. 
GV: Yêu cầu HS làm th/nghiệm: Al t/dụng với dd HCl. Nêu hiện tượng, giải thích, viết PTHH.
GV: Thông báo: Ngoài dd HCl , Al còn ph/ứng với dd H2SO4 loảng, và một số dd axit khác. Al không ph/ứng dd HNO3 đặc, nguội và dd H2SO4 đặc, nguội 
GV: Y/C HS rút nhận xét về ph/ứng của Al với dd axit
 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2 
GV: Yêu cầu HS thực hiện th/nghiệm Al tác dụng với dd muối (dd CuSO4) nêu hiện tượng, viết PTHH.
GV: Yêu cầu HS viết PTHH : Al + CuSO4 và rút ra kết luận về t/dụng của Al với dd muối.
2Al + 3CuSO4 Al2(SO4)3 + 3Cu 
GV: Ngoài những t/chất HH của KL nói chung, Al còn có t/chất HH nào khác? Các em quan sát th/nghiệm 
GV: Hướng dẫn HS làm th/nghiệm : Cho dây Al vào ống nghiệm đựng dd NaOH Yêu cầu HS nêu hiện tượng, nhận xét .
GV: Lưu ý HS khi sử dụng các đồ vật bằng nhôm không đựng dd kiềm hoặc vôi.
HS: Trả lời cá nhân.
HS: Làm th/nghiệm theo nhóm 
HS: Theo dõi, quan sát hiện tượng, giải thích và rút nhận xét.
HS: Nêu hiện tượng : Nhôm cháy sáng tạo thành chất rắn màu trắng
HS: Nhận TT của GV
HS: Viết PTHH xảy ra
4Al +3O2 2Al2O3 
2Al +3Cl2 2AlCl3
HS: Làm th/nghiệm quan sát hiện tượng, rút nhận xét và viết PTHH.
2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2 
HS: Ghi thông tin 
HS: Rút nhận xét về ph/ứng của Al với dd axit.
HS: Thực hiện th/nghiệm: Al + CuSO4 
HS: Viết PTHH: 
Al + CuSO4 ?
HS: Rút ra nhận xét về t/chất của Al t/dung với dd muối
HS: Tiến hành làm th/nghiệm
HS: Nêu hiện tượng, nhận xét: Nhôm ph/ ứng với dd kiềm giải phóng H2
HS: Nhận TT của GV
II. Tính chất hoá học 
1. Nhôm có những t/ chất HH của KL không?	
a) Tác dụng với phi kim
GV: Nhôm +oxi oxit, Nhôm +P/kim khác Muối 
4Al + 3O2 2Al2O3 
2Al + 3Cl2 2AlCl3
b) Phản ứng nhôm với dd axit :
2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2 
c) Phản ứng của Nhôm với dd muối:
2Al + 3CuSO4 Al2(SO4)3 + 3Cu 
KL: Nhôm có tính chất HH của kim loại
2. Nhôm có t/chất hoá học nào khác ?
Nhôm ph/ứng với dd kiềm giải phóng H2
HĐ 4:	Ứng dụng (3 phút)
GV: Yêu cầu HS kể số ứng dụng của nhôm trong đời sống, sản xuất. GV: Bổ sung chốt lại kiến thức.
HS: Nêu ứng dụng của nhôm.
III. Ứng dụng 
(Sgk /56)
HĐ5: 	 Sản xuất nhôm (5 phút)
GV: Cho HS quan sát sơ đồ điện phân nhôm oxit nóng chảy (H2.14), nghiên cứu Sgk và trả lời câu hỏi:
- Nguyên liệu để sản xuất nhôm là gì? Phương pháp nào được dùng để sản xuất nhôm ? Viết PTHH và ghi rõ điều kiện ph/ứng ?
HS: Quan sát sơ đồ / sgk, đọc TT trong sgk và trả lời các câu hỏi.
Nguyên liệu
PP sản xuất
HS: Viết PTHH điện phân nóng chảy của Al2O3
IV. Sản xuất nhôm :
Điện phân hỗn hợp nóng chảy của Al2O3 và criolit 
2Al2O3 4Al+ 3O2 
 4. Củng cố: (8 phút) Hướng dẫn HS tóm tắt nội dung bài học
- Hướng dẫn b/tập 5 Sgk: 
	M = 258 
	%Al = = 20,93 %
BT6. (58/SGK) 
	 - TN1: 2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 2H (1)
	 x	 3x/2
	 Mg + H2SO4 MgSO4 + H2 (2)
 0,025 0,025 
 - TN2: n Mg = 0,6/ 24 » 0,025
 Theo (1) và (2) : 3x/2 + 0,025 = 1.568/ 22,4 = 0,07
	ó x = 0,03
 => mAl = 0,03 x 27 = 0,81 (g)
 Vậy m hh = 0,81 + 0,6 = 1,41
 C% Al = 0,81/ 1,41 x 100% = 57,45%	
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2p)
-	Làm bài tập 2,4 sgk. 
- Chuẩn bị trước bài mới (bài 19: Sắt )
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 	
GV:
HS:. 
Châu Thới, ngày...tháng...năm 2018
TRÌNH DUYỆT TUẦN 12

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_khoi_9_tuan_12_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc