Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 4 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức: Củng cố lại định nghĩa và tính chất đường trung bình của tam giác, của hình thang. Biết áp dụng các tính chất của đường trung bình vào giải các bài tập.

2. Kỹ năng: Vận dụng được các định lý về đường trung bình của tam giác để tính độ dài, chứng minh, 2 đường thẳng song song.

3. Thái độ: Cẩn thận, yêu thích bộ môn

II. CHUẨN BỊ: 

*Thầy: Thước thẳng, compa, bảng phụ

*TròThước thẳng, compa, êke.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1. Ổn định lớp: (1 phút) 

2. Kiểm tra bài cũ: (7 phút)

Y-K: phát biểu định lý 3. Cho tứ giác như hình vẽ, trong đó AB // CD

doc 4 trang Khánh Hội 17/05/2023 1300
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 4 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 4 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 4 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng
Ngày soạn: 27/08/2018
Tuần 4	 Tiết 7. LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Củng cố lại định nghĩa và tính chất đường trung bình của tam giác, của hình thang. Biết áp dụng các tính chất của đường trung bình vào giải các bài tập.
2. Kỹ năng: Vận dụng được các định lý về đường trung bình của tam giác để tính độ dài, chứng minh, 2 đường thẳng song song.
3. Thái độ: Cẩn thận, yêu thích bộ môn
II. CHUẨN BỊ: 
*Thầy: Thước thẳng, compa, bảng phụ
*Trò: Thước thẳng, compa, êke.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 
1. Ổn định lớp: (1 phút) 
2. Kiểm tra bài cũ: (7 phút)
Y-K: phát biểu định lý 3. Cho tứ giác như hình vẽ, trong đó AB // CD
A
B
C
D
Vì , nên MN // AB // CD
Lại có AM = MD. Do đó BM = MC = 3cm
Vậy x = 3cm
M
M
3cm
x
Tb: Vẽ đường trung bình ED của hình thang ABCD (AB // CD), biết AB = 3cm, ED = 4cm. Tính CD (CD = 5cm)
3. Nội dung bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Chứng minh 2 đoạn thẳng bằng nhau (12 phút)
Gợi ý:
- Hãy cho biết tên gọi ME trong ∆DBC. Từ đó suy ra quan hệ DC và EM? (Tb-Y)
- Xét ∆AEM, ta có được điều gì? Từ đó rút ra được kết luận gì? (Tb-K)
- GV theo dõi uốn nắn sai sót và củng cố lại định lý 1 & 2
Y-K: Tìm hiểu đề bài (Cho gì? Chứng minh điều gì)
- HS thảo luận nhóm chứng minh theo gợi ý
- ME gọi là đường trung bình trong tam giác DBC
=> ME // DC
- D là trung điểm của AE
, nên DI // ME
=> I là trung điểm của MA
- Các nhóm báo cáo kết quả
- Lớp nhận xét
Bài 1. BT 22/80 – 8D
GT: AD = DE = BE, MB = MC
KL: AI = IM
Chứng minh:
Ta có DE = BE, MB = MC (gt)
suy ra ME là ĐTB Của ∆ DBC 
=> ME // DC
Xét DAEM, ta có AD = DE
và DI // ME ( DC // ME)
suy ra AI = IM (đpcm)
Hoạt động 2: Tính độ dài đoạn thẳng (10 phút)
Y-K: Qua hình vẽ ta có điều gì?
Tb: Vận dụng định lý nào tính x, y?
K-G: Quan sát hình vẽ và nêu cách giải.
- YCHS giải
- GV củng cố lại định lý 4
- Cá nhân trả lời. 
(cần nêu rõ cơ sở của việc vận dụng các định lý)
- HS lên bảng giải. 
- Từng HS làm bài và nhận xét
Bài 2. Bài 26/80
Ta có AB // CD // EF // GH 
và AC = CE = EG, BD = DF = FH, nên CD là đường trung bình của H.Thang ABFE, do đó 
=> x = 12cm
Tương tự nên EF là đường trung bình của H.Thang CDHG
nên 
=> GH = 2EF – CD = 20cm
Hoạt động 2: Chứng minh 3 điểm thẳng hàng (12 phút)
Tb: Khi nào 3 điểm thẳng hàng? 
Tb-K: Xét các tam giác ABD và BDC (hoặc hình thang ABCD) rút ra kết luận gì về quan hệ EK và AB, EF và AB?
Tb-Y: Nhớ lại kiến thức cũ, qua 1 điểm nằm ngoài đường thẳng cho trước kẻ được bao nhiêu đường thẳng?
- Trình bày cách chứng minh?
- GV nhận xét & hoàn chỉnh lời giải
- HS vẽ hình và xác định GT, KL
- HS đứng tại chỗ trả lời
+ EK //AB 
+ EF // AB 
- Chỉ kẻ được duy nhất một đường thẳng.
- Thảo luận và trình bày lời giải
- Lớp nhận xét
Bài 3. Bài 25/80 (sgk) (8A)
GT: AB // CD, EA = ED, 
 KB = KD, FB = FC
KL: E, K, F thẳng hàng 
Chứng minh:
Ta có EA = ED, KB = KD
 EK là đường trung bình của DADB nên EK //AB (1)
Tương tự EA = ED, FB = FC
 KF là đường trung bình của hình thang ABCD 
nên EF // AB (2)
Từ (1) và (2) => 3 điểm E, K, F thẳng hàng
Hoạt động 3: Vận dụng tính chất đường TB của hình thang để tính độ dài đoạn thẳng (12 phút)
YCHS vẽ hình
Gợi ý: Khoảng cách từ A, B đến đường thẳng xy được xác định như thế nào? (Tb)
- Lấy C là trung điểm của AB, xác định khoảng cách từ C đến đường thẳng xy (Tb-Y)
- Ta có thể vận dụng tính chất đường trung bình của hình thang hay tam giác để c/m?
Bài toán này tương tự bài toán nào đã giải?
YCHS lên bảng giải
HS vẽ hình 
Vài HS trả lời 
Lớp nhận xét
Bài 4. Bài 24/80 (sgk). (8D)
Kẻ AM, CN, BK vuông góc với xy.
=>AM // CN // BK
Nên ABKM là hình thang lại có 
 AC = CB, CN //AM // BK do đó MN = NK
=> CN là đường TB của hình thang ABKM (vì AC = CB, MN = NK)
nên 
4. Củng cố: (2 phút)
- GV nhắc lại các dạng toán liên quan đến các định lý bài 4
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút)	
- BT 28, K-G làm thêm bài 27/80(sgk)
Hướng dẫn: 
- Vận dụng đường trung bình của tam giác của hình thang và bất đẳng thức trong tam giác
- Xem trước §6 – Định nghĩa hai điểm đối xứng qua một đường thẳng, cách vẽ điểm đối xứng của một điểm qua một đường thẳng
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 27/08/2018
Tuần 4 	 Tiết 8. §6 ĐỐI XỨNG TRỤC
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Học sinh hiểu thế nào là hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng, nhận biết hai đoạn đối xứng với nhau qua một trục, hình thang cân là hình có trục đối xứng, từ đó nhận biết hai hình đối xứng với nhau qua một trục trong thực tế.
2. Kỹ năng: 
- Biết dựng một điểm đối xứng với một điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho trước.
- Rèn luyện kỹ năng chứng minh một điểm đối xứng với một điểm cho trước qua một trục.
- Biết vận dụng những hiểu biết về đối xứng trục để vẽ hình, gấp hình
3. Thái độ: Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
II. CHUẨN B: 
*Thầy: Thước thẳng, compa, bảng phụ
*Trò: Thước thẳng, compa, êke.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 
1. Ổn định lớp: (1 phút) 
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Tb-Y: Vẽ hình thang cân ABCD. Ta có các yếu tố nào bằng nhau. 
Tb: Vẽ đường trung trực AA' của đường thẳng d
HSK: Ta có thể gấp tờ giấy rồi cắt để có được hình thang cân hay không?
Đặt vấn đề: Giới thiệu các chữ cái và một số hình (có trục đối xứng). Các hình này có đặc điểm chung gì? Vì sao có thể gấp tờ giấy làm tư và cắt chữ H như vậy?
 3. Nội dung bài mới 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Hai điểm đối xứng qua một đường thẳng (8 phút)
GV: Dựa vào KTBC giới thiệu A & A' đối xứng với nhau qua AA' 
Tb: Hãy nêu định nghĩa hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng
HSK: Nếu điểm B nằm trên trục đối xứng d, thì điểm đối xứng với điểm B là điểm B. Đúng hay sai?
GV: Khẳng định ghi bảng
- Cá nhân thực hiện
- Trả lời khái niệm đường trung trực của mõt đoạn thẳng.
- Nếu điểm B nằm trên trục đối xứng thì điểm đối xứng của B chính là B
1. HAI ĐIỂM ĐỐI XỨNG VỚI NHAU QUA MỘT ĐƯỜNG THẲNG
 Hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua một đường thẳng d nếu d là trung trực của đoạn thẳng tạo bởi hai điểm đó.
Quy ước: Nếu điểm B nằm trên trục đối xứng thì điểm đối xứng của B chính là B
Hoạt động 2: Hai hình đối xứng qua một đường thẳng (14 phút)
Tb-Y: Cho đoạn thẳng AB và một đường thẳng d. Hãy vẽ điểm đối xứng của A, B qua đường thẳng d?
HSK: Lấy một điểm C bất kỳ thuộc thuộc đoạn thẳng AB, vẽ điểm C’ đối xứng của điểm C qua đường thẳng d. Kiểm tra C’ có thuộc đoạn A’B’ không?
- GV giới thiệu hai hình đối xứng với nhau qua một đường thẳng d.
- Thế nào gọi là hai hình đối xứng với nhau qua một đường thẳng?
Tb-Y: Căn cứ vào hình 53, 54, em hãy chỉ ra các hình Đ.xứng nhau qua d. Em nhận xét gì về hai tam giác Đ. xứng qua một trục? 
- Cá nhân làm ?2
- Kiểm tra nhận xét bằng thước thẳng. Nếu A, C, B thẳng hàng thì các điểm đối xứng của các điểm đó qua một đường thẳng cũng thẳng hàng.
- HS nêu định nghĩa hai hình đối xứng với nhau qua đường thẳng
- HS nêu được nhận xét về góc, cạnh, đường thẳng chứa các cạnh và cả sự bằng nhau của 2 tam giác đó.
- Hai tam giác đối xứng với nhau qua một trục thì bằng nhau
2. HAI HÌNH ĐỐI XỨNG QUA MỘT ĐƯỜNG THẲNG
 Hai hình gọi là đối xứng với nhau qua một đường thẳng d, nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với mỗi điểm thuộc hình kia qua đường thẳng d và ngược lại.
 Hình vẽ (sgk)
Đường thẳng d gọi là trục đối xứng của hai hình đó.
Nhận xét:
Nếu hai đoạn thẳng (hai góc, hai tam giác) đối xứng với nhau qua một đường thẳng thì bằng nhau.
Hoạt động 3: Hình có trục đối xứng(10 phút)
- Cho tam giác ABC cân tại A, đường cao AH.
Tb-Y: B và C có đối xứng qua AH không? Tìm điểm đối xứng của A qua AH
Tb-K: Tìm hình đối xứng của cạnh AB qua AH, của cạnh AC qua AH, của cạnh BC qua AH.
- GV hình thành khái niệm hình có trục đối xứng.
Tb-K: Mỗi hình sau đây có bao nhiêu trục đối xứng: tam giác đều, chữ A in hoa, đường tròn. (Dùng tranh vẽ sẵn gấp hình để tìm trục đối xứng).
*Dùng giấy can vẽ một hình thang cân, gấp hình và thử phát hiện hình thang cân có phải là hình có trục đối xứng không?
- HS làm ?3
A đối xứng với chính nó.
B đối xứng với C qua AH.
H đối xứng với chính nó. Từ đó rút ra kết luận: Mọi điểm của tam giác ABC đối xứng qua AH đều nằm trên tam giác đó
HS quan sát, trả lời.
3. HÌNH CÓ TRỤC ĐỐI XỨNG
Đường thẳng d gọi là trục đối xứng của hình H, nếu mọi điểm thuộc hình H có điểm đối xứng qua d cũng thuộc hình H.
Định lý:
Đường thẳng đi qua trung điểm hai đáy của hình thang cân là trục đối xứng của hình thang đó.
 4. Củng cố: (7 phút)
- Định nghĩa 2 điểm đối xứng nhau qua một đường thẳng 
- Bài tập 35- HS vẽ hình vào bảng phụ (của GV)
HSK: Cho M nằm trong góc xOy. Vẽ điểm A đối xứng với M qua Ox, điểm B đối xứng với M qua Oy. So sánh độ dài OA và OB, góc xOy với góc AOB 
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (1 phút)	
 - BT 36, 37, 38 (sgk). HSK làm thêm bài 39/88
Hướng dẫn: Vận dụng tính chất đối xứng. Bài 39-tính chất bất đẳng thức các cạnh trong tam giác
Bài mới: Luyện tập – quan sát hình 61 trang 88 làm bài 40
IV. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ký duyệt của lãnh đạo tháng 8/2018
Ngày 
Ký duyệt của tổ trưởng tuần 4
Ngày 
TRƯƠNG THỊ NGỌC TIẾNG
................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tuan_4_nam_hoc_2018_2019_ngo_thanh_tu.doc