Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 3 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết định nghĩa đường trung bình của tam giác, biết định lý về đường trung bình của tam giác.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng được các định lý về đường trung bình của tam giác để tính độ dài, chứng minh hai đường thẳng song song
- Rèn luyện tính khả năng phân tích, lập luận chặt chẽ.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, yêu thích bộ môn
II. CHUẨN BỊ:
*Thầy: Thước thẳng, eke
*Trò: Thước thẳng, eke
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: (1 phút) ………………………………………………………………………
2. Kiểm tra bài cũ: (7 phút)
Tb-Y: Nêu định nghĩa hình thang cân. Vẽ hình thang cân ABCD, có AB và CD là hai đáy. Chỉ ra các yếu tố bằng nhau trong hình thang cân đó?
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 3 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 3 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng
Ngày soạn: 19/08/2018 Tuần 3 Tiết 5. §4. ĐƯỜNG TRUNG BÌNH CỦA TAM GIÁC, CỦA HÌNH THANG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Biết định nghĩa đường trung bình của tam giác, biết định lý về đường trung bình của tam giác. 2. Kỹ năng: - Vận dụng được các định lý về đường trung bình của tam giác để tính độ dài, chứng minh hai đường thẳng song song - Rèn luyện tính khả năng phân tích, lập luận chặt chẽ. 3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, yêu thích bộ môn II. CHUẨN BỊ: *Thầy: Thước thẳng, eke *Trò: Thước thẳng, eke III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (7 phút) Tb-Y: Nêu định nghĩa hình thang cân. Vẽ hình thang cân ABCD, có AB và CD là hai đáy. Chỉ ra các yếu tố bằng nhau trong hình thang cân đó? HSK: Cho tam giác ABC cân tại A. Gọi I, K lần lượt là trung điểm của AB và AC. a) Chứng minh tam giác AIK là tam giác cân rồi so sánh và Ta có ; (gt), mà AB = AC, nên AI = AK. Do đó tam giác AIK cân tại A, suy ra (1) . Lại có (tam giác ABC cân tại A) (2) Từ (1) và (2) suy ra Có thời gian YCHS chứng minh tứ giác IKCB là hình thang cân Ta có (câu a), suy ra IK // BC, lại có . Vậy tứ giác IKCB là hình thang cân) 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Định lý 1 và định nghĩa đường trung bình của tam giác (17 phút) - Đặt vấn đề như sgk - YCHS làm ?1 - GV nêu định lý 1 - YCHS thảo luận nhóm nêu cách chứng minh định lý *Gợi ý: tìm hiểu chứng minh sgk - GV hướng dẫn HS trình bày chứng minh (sgk) theo sơ đồ phân tích đi lên EF = AD ∆ADE = ∆EFC AE = EC - Đoạn thẳng DE có tên gọi là gì? Nêu định nghĩa đường trung bình của tam giác - Hãy vẽ các đường trung bình của ∆ABC. Trong một tam giác có bao nhiêu ĐTB? - HS suy nghĩ - Cá nhân làm ?1 - HS vẽ hình và tóm tắt GT, KL - Thảo luận nhóm 2 HS và trình bày kết quả thảo luận Y-K: nêu được Tb-K: nêu được , EF = AD - HS căn cứ vào sơ đồ để trình bày lời giải HSK: Trình bày c/minh định lý - HS đọc sgk để trả lời - Cá nhân thực hiện I. ĐƯỜNG TRUNG BÌNH CỦA TAM GIÁC Định lý 1: A C B D F 1 1 1 E GT: ∆ADE, AD = DB DE // BC KL: AE = EC Định nghĩa đường trung bình của tam giác (Sgk) Hoạt động 2: Định lý 2 (10 phút) - YCHS làm ?2 - Từ ?2 ta rút ra được tính chất gì về đường trung bình của tam giác? - GV nêu định lí. - Hãy nêu phương pháp chứng minh bài toán *Gợi ý: theo sơ đồ ∆AED = ∆CEF (c.g.c) BD = AD BD = CF BD//CF BD = CF BDFC là hình thang, BC = DF DE//BC, - GV gợi ý trình bày lời giải (GV ghi bảng chứng minh) - YCHS thực hiện bài toán ?3 - Cá nhân thực hiện - Tìm hiểu định lý, vẽ hình và tóm tắt GT, KL (Tb-Y) - Tìm hiểu sgk, thảo luận và trả lời Làm bài theo hướng dẫn. Chứng minh: Hình vẽ (sgk) - HS trả lời theo gợi ý. - HS thảo luận trình bày chứng minh theo sơ đồ - Trả lời theo hướng dẫn để hoàn chỉnh chứng minh ?2. (Tr 77 – Sgk). *Định lí 2: (Tr 77 – sgk). GT: ∆ABC, AD = DB, AE = EC KL: DE // BC, Chứng minh (sgk) (Tr 77 – Sgk). ?3 Hình 33: cho DE = 50m, DE là đường trung bình của tam giác ABC nên: BC = 2DE = 2.50 = 100(m). 4. Củng cố: (8 phút) - HS vẽ đường trung bình của hình thang. A B C M N P M A B C Qua hình vẽ hãy so sánh AN và NC; MN và BC; AM và BC - BT 20: x = 10cm, 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút) Tb-Y: bài tập 21; HSK: làm thêm bài 22a (sgk) Hướng dẫn: vận dụng đường trung bình của tam giác Bài mới: Định nghĩa và tính chất đường trung bình của hình thang IV. RÚT KINH NGHIỆM: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn: 19/08/2018 Tuần 3 Tiết 6. § 4. ĐƯỜNG TRUNG BÌNH CỦA TAM GIÁC, CỦA HÌNH THANG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Biết định nghĩa đường trung bình của hình thang, biết các định lý về đường trung bình của hình thang. 2. Kỹ năng: - Vận dụng các định lý về đường trung bình của hình thang để tính độ dài, chứng minh hai đoạn thẳng song song - Biết vận dụng định lý đường trung bình của tam giác vào chứng minh 3. Thái độ: Rèn luyện khả năng phân tích và lập luận chặt chẽ II. CHUẨN BỊ *Thầy: Thước thẳng, eke *Trò: Thước thẳng, eke II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (7 phút) Tb-Y: Nêu định nghĩa đường trung bình của tam giác. Vẽ đường trung bình MN của tam giác ABC, biết , , biết BC = 12cm. Tính MN HSK: Cho hình thang ABCD (AB // CD), AB = 14cm, CD = 20cm. Gọi E trung điểm của AD. I là trung điểm của AC. a) Tính EI (10cm) b) EI cắt BC tại F. Tính IF (7cm) Đặt vấn đề như ?4 và yêu cầu HS trả lời? (Gợi ý phần KTBC) GV tóm tắt kiến thức bài trước vào góc bảng để vận dụng vào bài mới 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Định lý và định nghĩa đường trung bình của hình thang (12 phút) - Nêu định lý - Nêu cách c.minh định lý *Gợi ý: - So sánh AI và IC? Cần xét tam giác nào? Vì sao chúng bằng nhau? - Chứng minh F là trung điểm của BC, cần xét tam giác nào? Cách chứng minh? - Đoạn thẳng EF có tên gọi là gì? - Nêu định nghĩa đường trung bình của hình thang? - HS vẽ hình và tóm tắt - HS làm theo YC - HS thảo luận và trả lời HSK trình bày chứng minh Y-K:- Cá nhân tìm hiểu sgk trả lời? 2. ĐƯỜNG TRUNG BÌNH CỦA HÌNH THANG Định lí 3: (Sgk). GT ABCD là hình thang (AB//CD, AE = ED EF //AB (CD) KL BF = FC C/m (sgk) *Định nghĩa: (sgk). Hoạt động 2: Định lý 4 (17 phút) - Vẽ đường trung bình EF của hình thang ABCD (AB // CD). EF quan hệ gì với AB và CD. - YCHS phát biểu định lý và xác định gt và kl - Nêu cách chứng minh định lý ? *Gợi ý: BF = CF EA = ED ∆AFB = ∆GFC EF là đtb của ∆ADG EF // AB, EF // CD - GV treo bảng phụ hình 40 SGK rồi cho HS nêu gt kết luận và tính độ dài x? - HS vẽ, đo và rút ra kết luận Y-K: Xác định gt và kl định lý 4 - HS vẽ hình và tóm tắt định lý - Tìm hiểu cách chứng sgk và trả lời Tb-Y: nêu được DFBA = DFCK (g.c.g) Y-K: nêu được BF = FC EF là ĐTB DADG HSK: làm rõ kết luận của định lý. - HS nêu lại định lý 2. Định lý 4 GT: Hình thang ABCD ( AB//CD) AE = ED, BF = FC KL: EF//AB, EF // CD ?5 BE = (CF + AD) (t/c đường trung bình của tam giác) Þ CF = 2BE – AD = 40m Vậy x = 40m 1 A B C D E F 24m 32m 4. Củng cố: (6 phút) Y-K: Nhắc lại định nghĩa đường TB của hình thang và định lý 3 và 4 BT 23. MP // IK // NQ (cùng vuông góc với PQ), nên MNQP là hình thang Lại có MI = IN ==> PK = QK = 5dm. Vậy x = 5dm. Câu 1. Hình thang có độ dài hai đáy lần lượt là 12cm và 14cm. Đường trung bình của hình thang đó có độ dài là bao nhiêu A. 26cm B. 52cm. C. 13cm D. 24cm Câu 2. Độ dài đường trung bình của hình thang là 22cm, hiệu độ dài hai đáy là 12cm. Độ dài hai đay của hình thang là bao nhiêu A. 22 và 34cm B. 10cm và 22cm. C. 14cm và 30cm D. 16cm và 28cm 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút) Y-K: bài 26; Tb-K: làm thêm bài 24; HSK: làm thêm 25 (sgk) Hướng dẫn: - Bài 24, 26: vận dụng định lý 4 - Bài 25: Vận dụng định lý 1 Bài mới: Tiết sau luyện tập – Giải các bài tập cho về nhà IV. RÚT KINH NGHIỆM ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ký duyệt của tổ trưởng tuần 3 Ngày TRƯƠNG THỊ NGỌC TIẾNG ................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_hinh_hoc_lop_8_tuan_3_nam_hoc_2018_2019_ngo_thanh_tu.doc