Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 9: Lịch sự, tế nhị - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. Mục tiêu 

1. Kiến thức

- Nêu được  thế nào là lịch sự, tế nhị.

- Nêu được ý nghĩa của lịch sự, tế nhị trong gia đình, với mọi người xung quanh.

( Nội dung mục a, b phần “Nội dung bài học” dạy các biểu hiện của lịch sự, tế nhị; Bổ sung một số VD về hành vi giao tiếp thể hiện lịch sự, tế nhị; Bài tập a phần bài tập không yêu cầu HS làm).

2. Kỹ năng 

- Biết phân biệt hành vi lịch sự, tế nhị với chưa lịch sự, tế nhị.

- Biết giao tiếp lịch sự, tế nhị với mọi người xung quanh.

3. Thái độ 

 Yêu mến, quý trọng những người lịch sự, tế nhị trong giao tiếp.

II. Chuẩn bị

- Thầy: SGK, SGV, soạn giáo án, CKTKN.

- Trò: SGK, vở ghi.

III. Các bước lên lớp

1. Ổn định lớp: (1p)

2. Kiểm tra bài cũ: (6p)

- Nêu các biểu hiện sống chan hòa với mọi người? Lấy VD.

- Sống chan hòa với mọi người có ý nghĩa gì? 

doc 4 trang Khánh Hội 20/05/2023 720
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 9: Lịch sự, tế nhị - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 9: Lịch sự, tế nhị - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 9: Lịch sự, tế nhị - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 16/10/2018
Tiết: 11
Tuần: 11
Bài 9:
LỊCH SỰ, TẾ NHỊ
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức
- Nêu được thế nào là lịch sự, tế nhị.
- Nêu được ý nghĩa của lịch sự, tế nhị trong gia đình, với mọi người xung quanh.
( Nội dung mục a, b phần “Nội dung bài học” dạy các biểu hiện của lịch sự, tế nhị; Bổ sung một số VD về hành vi giao tiếp thể hiện lịch sự, tế nhị; Bài tập a phần bài tập không yêu cầu HS làm).
2. Kỹ năng 
- Biết phân biệt hành vi lịch sự, tế nhị với chưa lịch sự, tế nhị.
- Biết giao tiếp lịch sự, tế nhị với mọi người xung quanh.
3. Thái độ 
 Yêu mến, quý trọng những người lịch sự, tế nhị trong giao tiếp.
II. Chuẩn bị
- Thầy: SGK, SGV, soạn giáo án, CKTKN.
- Trò: SGK, vở ghi.
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (6p)
- Nêu các biểu hiện sống chan hòa với mọi người? Lấy VD.
- Sống chan hòa với mọi người có ý nghĩa gì? 
3. Nội dung bài mới: (32p)
 Giới thiệu bài (1p): Trong cuộc sống hàng ngày khi cư xử với những người xung quanh 
chúng ta cần phải lịch sự, tế nhị. Có như vậy mới tạo được môi trường giao tiếp thân mật,
học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Vởy lịch sự, tế nhị là gì, biểu hiện của lịch 
sự, tế nhị ra sao, cô cùng các em tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1 (8p): Thảo luận tình huống.
- Gọi HS đọc tình huống.
- Thảo luận nhóm (5p) trả lời các câu hỏi.
+ Phân tích hành vi của các bạn chạy vào lớp (có bạn không chào, có bạn chào rất to). 
+ Hành vi đó thể hiện điều gì?
+ Phân tích hành vi ứng xử của bạn Tuyết thể hiện điều gì?
- Qua đó, em đồng ý với cách ứng xử của bạn nào? Vì sao?
- Nếu em đến họp lớp hoặc họp đội muộn mà người điều khiển là bạn cùng lứa tuổi thì em ứng xử ntn?
- Nếu em là thầy Hùng, em sẽ có thái độ ntn trước hành vi của các bạn vào lớp muộn?
=> GV cùng HS nêu ưu và nhược điểm của từng cách ứng xử.
-> Qua tình huống trên, chúng ta cần ứng xử hợp lí, lịch sự, tế nhị.
- Đọc.
- Thảo luận.
+ Bạn không chào: vô lễ; vào lớp lúc thầy đang nói là thiếu lịch sự, thiếu tế nhị.
 Bạn chào rất to: thiếu lịch sự, không tế nhị.
+ Đứng nép ngoài cửa: khỏi làm phiền thầy và các bạn 
-> khiêm tốn, lịch sự, tế nhị.
- Chờ thầy nói hết câu, vào xin lỗi-> kính trọng thầy, hành vi đạo đức trong quan hệ thầy – trò => lịch sự, tế nhị.
- Bạn Tuyết -> lịch sự, tế nhị; kính trọng thầy
- Xin lỗi vì đi muộn.
+ Phê bình gắt gao.
+ Nhắc nhở nhẹ nhàng.
+ Coi như không có chuyện gì.
+ Không nói lúc ấy, tan học sẽ nhắc trực tiếp các bạn.
+ Không nói với HS, phản ánh với GVCN.
+ Kể câu chuyện thể hiện lịch sự, tế nhị để HS tự liên hệ.
- Theo dõi.
1. Tình huống: SGK.
* Bài học:
- Đồng ý cách ứng xử của bạn Tuyết -> lịch sự, tế nhị; kính trọng thầy.
- Cách ứng xử:
+ Phê bình gắt gao.
+ Nhắc nhở nhẹ nhàng.
+ Không nói lúc ấy, tan học sẽ nhắc trực tiếp các bạn.
..
Hoạt động 2 ( 15p): Tìm hiểu nội dung bài học.
- Thế nào là lịch sự, tế nhị?
- Lấy VD về cách giao tiếp lịch sự, tế nhị?
- Trái với lịch sự, tế nhị là gì? Lấy VD.
- Lịch sự, tế nhị có ý nghĩa như thế nào trong gia đình, với mọi người xung quanh.
- Em sẽ làm gì để giao tiếp,lịch sự với mọi người xung quanh?
- Thái độ của em ntn đối với những người lịch sự, tế nhị trong giao tiếp?
- Tìm những câu ca dao thể hiện lịch sự, tế nhị trong giao tiếp.
- Là những cử chỉ, hành vi trong giao tiếp ứng xử phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc ta.
- Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử, thể hiện con người có hiểu biết, có văn hóa.
- Biết chào hỏi, giới thiệu, tự giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, nói lời yêu cầu, đề nghị; lời nói, hành vi nhã nhặn, từ tốn, khéo léo nơi công cộng
- Chưa lịch sự, tế nhị: thô lỗ, vụng về trong giao tiếp gây nên sự khó chịu đối với người mình giao tiếp và những người xung quanh. (nói to át tiếng người khác; nói thầm khi có người thứ 3; chen lấn, xô đẩy người khác ở nơi công cộng) -> khó chịu đối với người giao tiếp và người xung quanh.
- Là người có văn hóa, có đạo đức, được mọi người quý mến.
- Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người (trong quan hệ gia đình, trường học, với mọi người xung quanh), làm mọi người cảm thấy dễ chịu, giúp bản thân dễ hòa hợp, cộng tác với mọi người. 
- Rèn luyện cách giao tiếp lịch sự, tế nhị trong cuộc sống hằng ngày: từ thái độ, cử chỉ đến lời ăn tiếng nói
- Yêu mến, quý trọng: tán thành, học tập và làm theo.
- Lời nói chẳng mất tiền mua, 
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
2. Nội dung bài học
a. Thế nào là lịch sự, tế nhị
- Lịch sự, tế nhị thể hiện ở thái độ, lời nói và hành vi giao tiếp.
- Thể hiện sự hiểu biết những phép tắc, những quy định chung của XH trong quan hệ giữa người với người.
- Thể hiện sự tôn trọng người giao tiếp và những người xung quanh.
b. Ý nghĩa của lịch sự, tế nhị trong gia đình, với mọi người xung quanh
- Là người có văn hóa, có đạo đức, được mọi người quý mến.
- Góp phần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.
Hoạt động 3 (8p): Bài tập.
- HD HS tìm biểu hiện thể hiện lịch sự, tế nhị ở BT a.
- Yêu cầu HS nêu VD theo Bt b.
- Phân tích hành vi của bản thân.
- Đọc tình huống và PT hành vi, cử chỉ của 2 nv.
- Nghe GV HS-> giảm tải.
- Lấy VD.
- Phân tích.
- Đọc và PT tình huống.
3. Bài tập
b. VD ứng xử lịch sự, tế nhị: Khách đến nhà thì phải chào hỏi; Đi nhẹ nói khẽ khi người khác đang nghỉ trưa
c. Phân tích hành vi của bản thân.
d. Tình huống:
- Tuấn hút thuốc lá nơi công cộng: không tôn trọng kỉ luật.
- Quang đã ý thức và nhắc nhở một cách lịch sự, tế nhị => Tuấn lại trả lời lớn để mọi người nghe -> người không có văn hóa; không lịch sự, tế nhị.
4. Củng cố: (3p)
 - Thế nào là lịch sự, tế nhị?
 - Nêu ý nghĩa của lịch sự, tế nhị ?
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (3p): 
 - Học bài, làm bài tập.
 - Chuẩn bị bài: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động XH.
IV. Rút kinh nghiệm
- Thầy:..
- Trò:
Kí duyệt tuần 11, ngày
Tổ phó
Trịnh Mỹ Hằng

File đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_6_bai_9_lich_su_te_nhi_nam_hoc.doc