Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Thành

I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: 

Câu 1. Có mấy loại biển báo thông dụng 

A. Hai                   B. Ba                       C. Bốn                     D. Năm

Câu 2. Hãy cho biết việc làm thực hiện quyền trẻ em.

A. Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ em.

B. Cho trẻ em làm việc nặng quá sức.

C. Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái.

D. Lôi kéo trẻ em vào con đường nghiện hút.

doc 5 trang Khánh Hội 15/05/2023 1140
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Thành

Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Thành
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II
Môn: Giáo dục công dân 6
Năm học 2019 - 2020
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: 
Câu 1. Có mấy loại biển báo thông dụng 
A. Hai	B. Ba	C. Bốn	D. Năm
Câu 2. Hãy cho biết việc làm thực hiện quyền trẻ em.
A. Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ em.
B. Cho trẻ em làm việc nặng quá sức.
C. Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái.
D. Lôi kéo trẻ em vào con đường nghiện hút.
Câu 3. Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước?
A. Giấy chứng minh nhân dân B. Quốc tịch
C. Giấy khai sinh D. Giấy phép lái xe
Câu 4. Hành vi nào sau đây không vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân.
A. Vào khám nhà ông A theo lệnh khám nhà của trưởng công an huyện.
B. Bà Mai nghi nhà bà T ăn trộm gà của nhà mình nên vào nhà bà T để tìm kiếm.
C. Công an nghi có tội phạm nguy hiểm đang trốn trong nhà ông B nên đã vào lục soát.
D. người chồng nghi vợ lấy trộm tiền của mình nên đuổi vợ ra khỏi nhà.
Câu 5. Theo em, đối với mỗi con người thì những gì là quí giá nhất.
A. Tính mạng, thân thể, sức khoẻ, chức vụ, nhân phẩm.
B. Tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm.
C. Tính mạng, thân thể, nhà cửa, chức vụ, nhân phẩm.
D. Tính mạng, danh dự, tiền bạc, thân thể, nhân phẩm.
Câu 6. Trường hợp nào sau đây không phải là công dân Việt Nam.
A. Người nước ngoài sang Việt Nam định cư và đã nhập quốc tịch Việt Nam.
B. Người Việt Nam sang định cư ở nước ngoài và đã nhập quốc tịch nước ngoài.
C. Tất cả mọi người mang quốc tịch Việt Nam.
D. Bố là người nước ngoài mẹ là người Việt Nam và bố đồng ý cho con mang quốc tịch Việt Nam.
Câu 7. Biển nào là biển báo nguy hiểm?
A. Biển hình tam giác đều, nền màu vàng có viền đỏ, hình vẽ màu đen.
B. Biển hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng.
C. Biển hình vuông nền màu xanh.
D. Biển hình tròn, nền màu trắng có viền đỏ, hình vẽ màu đen.
Câu 8. Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em có mấy nhóm quyền?
 A. Hai nhóm	B.Ba nhóm	C. Bốn nhóm	D. Năm nhóm
Câu 9. Trường hợp nào là công dân Việt Nam:
A. Người Việt Nam dưới 18 tuổi 
B. Không phải là công dân Việt Nam
C. Người có quốc tịch nước ngoài 
D. Người nước ngoài sang công tác tại Việt Nam có thời hạn
Câu 10. Trong các biển báo giao thông dưới đây, biển báo nào cho phép người đi bộ được đi?
 A. Biển báo 110a	 B. Biển báo 226
 C. Biển báo 305 D. Biển báo 112
Câu 11. Cả một nhóm bạn lớp khác thường hay bắt nạt một bạn trong lớp em, dẫn đến bạn ấy không dám đến lớp. Chứng kiến sự việc này thì em sẽ làm gì?
 A. Không làm gì cả, vì đây không phải việc của mình.
 B. Rủ một nhóm bạn trong lớp đánh lại nhóm bạn đó.
 C. Báo cho thầy cô giáo và gia đình bạn ấy biết sự việc
 D. Im lặng là tốt nhất 
Câu 12. Hành vi nào sau đây không vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân.
A. Người chồng nghi vợ lấy trộm tiền của mình nên đuổi vợ ra khỏi nhà.
B. Bà Mai nghi nhà bà Tú ăn trộm gà của nhà mình nên vào nhà bà Tú để tìm kiếm.
C. Công an nghi có tội phạm nguy hiểm đang trốn trong nhà ông Bình nên đã vào lục soát.
D. Vào khám nhà ông An theo lệnh khám nhà của trưởng công an huyện. 
Câu 13. Theo em những biểu hiện trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập nào là đúng.
A. Chỉ học trên lớp, thời gian còn lại vui chơi thoải mái.
B. Vừa học vừa chơi.
C. Học ở trường, về nhà có kế hoạch tự học, lao động giúp cha mẹ
D. Chỉ chăm chú vào học tập và không làm gì cả.
II/ PHẦN TỰ LUẬN: 
Câu 1. Hãy nêu những quy định đối với người đi bộ? 
Câu 2. Ở lớp 6A bạn Hương và bạn Loan tranh luận với nhau về quyền học tập
- Loan nói: Tớ chẳng muốn học ở lớp này tí nào vì toàn là các bạn nghèo, quê ơi là quê, chúng nó lẽ ra không được đi học mới đúng.
- Hương nói: Học tập là quyền và nghĩa vụ của mỗi người. Vì mình có học mới có hiểu biết, có kiến thức để giúp ích cho xã hội.
Em có suy nghĩ gì về ý kiến của Hương và Loan? 
Câu 3. Pháp luật quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ học tập? 
Câu 4. Hãy nêu hai biểu hiện vi phạm quyền trẻ em mà em biết? 
Câu 5. Em sẽ ứng xử như thế nào khi gặp tình huống sau? 
 a/ Đến nhà bạn để mượn quyển truyện nhưng không có ai ở nhà.
 b/ Nhà hàng xóm không có ai ở nhà, nhưng lại thấy có khói bốc lên ở trong nhà.
Câu 6. Thế nào là nhóm quyền sống còn? 
Câu 7. Em sẽ làm gì khi gặp những trường hợp sau ?
 a/ Em nhặt được thư của người khác
 b/ Có người tự ý vào khám xét nhà em
Câu 8. Tuấn và Hải ở canh nhà nhau. Do nghi ngờ Hải nói xấu mình, Tuấn đã chửi Hải và còn rủ anh trai đánh Hải.
Theo em, Tuấn có vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm không? Vì sao? Nếu em là Hải, em sẽ làm gì? 
Câu 9. Nêu những quy định đối với người đi xe đạp?
Câu 10. Pháp luật nước ta quy định như thế nào về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm?
Đáp án
Câu 1. Quy định đối với người đi bộ:
	 	+ Phải đi trên hè phố, lề đường. Trường hợp không có hè phồ, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
	 	+ Nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường, thì người đi bộ phải tuân thủ đúng.
Câu 2. - Ý kiến của Loan là sai. Vì Loan chưa xác định đúng mục đích học tập và quyền học tập của mỗi công dân
	 - Ý kiến của Hương là đúng. Vì Hương xác định đúng mục đích học tập và quyền học học tập của mỗi công dân
Câu 3. Quyền và nghĩa vụ học tâp:
 - Quyền học tập: 
 + Học không hạn chế
 + Học bằng nhiều hình thức.
 - Nghĩa vụ học tập: 
 + Hoàn thành bậc giáo dục theo quy định.
 + Gia đình có nghĩa vụ tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập.
Câu 4. Hai biểu hiện vi phạm quyền trẻ em
- Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức
- Dụ dỗ trẻ em đánh bài, hút thuốc lá, uống rượu, bia
Câu 5. Cách ứng xử như sau: 
 a/ Em đến nhà bạn để mượn quyển truyện nhưng không có ai ở nhà, em phải chờ bạn về hoặc ra về để dịp khác đến mượn. 
 b/ Nhà hàng xóm không có ai ở nhà, nhưng lại thấy có khói bốc lên ở trong nhà. Em phải báo cho cơ quan chức năng và những người hàng xóm giúp đỡ để dập tắt đám cháy, bảo vệ tài sản cho gia đình hàng xóm. 
Câu 6. Nhóm quyền sống còn: Là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khỏe.
Câu 7. Khi gặp những trường hợp này em sẽ:
- Khi nhặt được thư của người khác thì không mở ra xem, tìm cách trả lại cho người nhận thư
- Không cho người đó vào nhà khám xét, nếu họ không từ bỏ ý định thì nhờ người xung quanh can thiệp, báo cho người có trách nhiệm ở địa phương. 
Câu 8. Nhận xét tình huống
- Tuấn có vi phạm. Vì đã chửi và đánh Hải. 
- Nếu em là Hải, em sẽ điều tra rõ sự việc. Nếu bạn Hải có nói xấu em thì em yêu cầu bạn không nói xấu em nữa và xin lỗi em. 
Câu 9. Những quy định đối với người đi xe đạp:
+ Không đi xe dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng
+ Không đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc phương tiện khác
+ Không sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác
+ Không buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh
Câu 10. Pháp luật nước ta quy định:
- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai được xâm phạm đến thân thể người khác. Việc bắt giữ người phải theo quy định của pháp luật.
- Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Điều đó có nghĩa là mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác. Mọi việc làm xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác đều bị pháp luật trừng phạt nghiêm khắc.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_giao_duc_cong_dan_lop_6_nam_ho.doc