Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 6: Biết ơn - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. Mục tiêu 

1. Kiến thức

- Nêu được thế nào là biết ơn.

- Nêu được ý nghĩa của lòng biết ơn.

2. Kỹ năng 

- Biết nhận xét, đánh giá sự biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo của bản thân và bạn bè xung quanh.

- Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp thể hiện sự biết ơn trong các tình huống cụ thể.

- Biết thể hiện sự biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, các anh hùng, liệt sĩ, …của bản thân bằng những việc làm cụ thể. 

3. Thái độ

- Quý trọng những người đã quan tâm, giúp đỡ mình.

- Trân trọng, ủng hộ những hành vi thể hiện lòng biết ơn.

II. Chuẩn bị

- Thầy: SGK, SGV, soạn giáo án; Tranh.

- Trò: SGK, vở ghi.

III- Các bước lên lớp

1. Ổn định lớp: (1p)

2. Kiểm tra bài cũ: (6p).

- Thế nào là tôn trọng kỉ luật? Kể những việc làm của em thể hiện sự tôn trọng kỉ luật?

- Tôn trọng kỉ luật có ý nghĩa gì? 

doc 4 trang Khánh Hội 20/05/2023 160
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 6: Biết ơn - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 6: Biết ơn - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 6: Biết ơn - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 17/9/2018
Tiết: 7
Tuần: 7
Bài 6:
BIẾT ƠN
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức
- Nêu được thế nào là biết ơn.
- Nêu được ý nghĩa của lòng biết ơn.
2. Kỹ năng 
- Biết nhận xét, đánh giá sự biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo của bản thân và bạn bè xung quanh.
- Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp thể hiện sự biết ơn trong các tình huống cụ thể.
- Biết thể hiện sự biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, các anh hùng, liệt sĩ, của bản thân bằng những việc làm cụ thể. 
3. Thái độ
- Quý trọng những người đã quan tâm, giúp đỡ mình.
- Trân trọng, ủng hộ những hành vi thể hiện lòng biết ơn.
II. Chuẩn bị
- Thầy: SGK, SGV, soạn giáo án; Tranh.
- Trò: SGK, vở ghi.
III- Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (6p).
- Thế nào là tôn trọng kỉ luật? Kể những việc làm của em thể hiện sự tôn trọng kỉ luật?
- Tôn trọng kỉ luật có ý nghĩa gì? 
3. Nội dung bài mới: (32p)
- Giới thiệu bài (1p): Nhà nước đã quyết định lấy ngày 10/3 âm lịch hằng năm là ngày giỗ tổ của dân tộc. Hằng năm cứ đến ngày 10/3 âm lịch, nhân dân cả nước lại nô nức về dự ngày giỗ tổ Hùng Vương. Việc làm đó thể hiện lòng biết ơn các vua Hùng đã có công dựng nước Việt Nam ngày nay. Vậy biết ơn là gì và có ý nghĩa như thế nào ta cùng tìm hiểu bài 6 biết ơn.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1 (8p): Thảo luận truyện đọc. 
- Đọc truyện SGK?
- GV nhận xét.
- HD HS xem tranh trong SGK.
- Cho HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+ Vì sao chị Hồng không quên người thầy giáo cũ dù đã hơn 20 năm?
+ Thầy Phan đã giúp đỡ Hồng ntn?
+ Chị Hồng đã có những việc làm và ý định gì để tỏ lòng biết ơn thầy Phan?
+ Được sự dạy dỗ của thầy chị Hồng đã trở thành người như thế nào?
- Qua những việc làm và suy nghĩ của chị Hồng nói lên đức tính gì?
- Bài học rút ra từ truyện đọc?
- Đọc.
- Nghe.
- Xác định nội dung tranh.
- Thảo luận.
+ Hồng nhớ kỉ niệm sâu sắc được thầy Phan giúp đỡ khi còn học lớp 1
+ Hồng quen viết tay trái, Thầy Phan thường xuyên sửa bằng cách cầm tay phải của Hồng để hướng dẫn viết; Thầy khuyên: “Nét chữ là nết người”.
+ Ân hận vì làm trái lời thầy dạy; Quyết tâm thực hiện lời chỉ bảo của thầy là viết tay phải; Hơn 20 năm sau, Hồng vẫn nhớ ơn thầy và đã viết thư thăm thầy.
+ Nhân viên bưu điện-> Thành công, sống có ích.
- Lòng biết ơn, sống có tình nghĩa.
- Nêu bài học.
1. Truyện đọc
 “Thư của một học sinh cũ”
* Bài học: Cần biết ơn những người đã dạy dỗ, giúp đỡ ta nên người.
Hoạt động 2 ( 16p): Tìm hiểu nội dung bài học.
- Thế nào là biết ơn?
- Lòng biết ơn được biểu hiện như thế nào?
- Nêu một số VD thể hiện lòng biết ơn mà em biết?
- Nhận xét về sự biết ơn của em cũng như của các bạn đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo?
- Đưa ra một số tình huống thể hiện sự biết ơn và cách ứng xử ?
- Nhà trường tổ chức đi thăm hỏi bà mẹ VN anh hùng hoặc làm vệ sinh, chăm sóc cây, hoa ở nghĩa trang liệt sĩem sẽ có thái độ ntn và sẽ làm gì?
- Tóm lại, chúng ta cần phải biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, các anh hùng, liệt sĩ,và phải thể hiện qua những việc làm cụ thể.
- Cho HS xem tranh về lòng biết ơn.
- Thái độ của em ntn với những người đã quan tâm, giúp đỡ mình?
- Đối với những người có hành vi thể hiện lòng biết ơn, thái độ của em ra sao?
- Nêu ý nghĩa của lòng biết ơn?
- Biết ơn là biết đến việc đền ơn đáp nghĩa đối với người đã giúp mình.
- Thái độ, tình cảm, lời nói, hành động
- VD: thăm hỏi gia đình thương binh, hiếu thảo với cha mẹThăm hỏi thầy cô giáo cũ; giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ, gđ có công với CM,
- HS tự nhận xét xem lại thái độ, hành vi của bản thân và quan sát hành vi của bạn bè đã biết ơn hay chưa. Hay vô ơn, bạc bẽo thờ ơ.
- Khi được người khác giúp đỡ; khi cha mẹ ốm; khi gặp lại thầy cô giáo cũ; những người không trực tiếp giúp đỡ, chăm sóc, dạy dỗ mình (những người có công với cách mạng và gia đìn của họ) thể hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn.
- Vui vẻ, cùng đi thăm
- Nghe và làm theo.
- Xem tranh.
- Gần gũi, quý mến, quan tâm giúp đỡ người đã giúp đỡ mình.
- Trân trọng, tán thành, ủng hộ và làm theo.
- Nêu ý nghĩa.
2. Nội dung bài học
a. Biết ơn
- Là bày tỏ thái độ trận trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa với những người đã giúp đỡ mình, với những người có công với dân tộc, đất nước.
- Lòng biết ơn thể hiện ở thái độ, tình cảm, lời nói, cử chỉ đến hành động đền ơn đáp nghĩa, quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người mà mình biết ơn.
b. Ý nghĩa
Lòng biết ơn tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.
Hoạt động 3 (7p): Bài tập
- Gọi HS làm Bt a vào bảng nhóm.
- Kể những việc làm của em hoặc của người khác thể hiện sự biết ơn?
- Cho HS thảo luận câu c.
- Gọi HS trình bày.
- GV nx.
- Làm Bt a.
- Kể những việc làm.
- Thảo luận.
- Nêu việc làm để thể hiện sự biết ơn thầy cô giáo nhân ngày Nhà giáo VN 20-11.
- Nghe.
3. Bài tập
a. Việc làm thể thể hiện sự biết ơn: 1, 3, 4.
b. Những việc làm thể thể hiện sự biết ơn:
- Vâng lời, chăm ngoan, học giỏi.
- Giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ.
- Hàng năm đến ngày 27- 7 em cùng các bạn đến nghĩa trang thắp hương, nhổ cỏ, dọn dẹp
c. Việc HS cần làm: Tặng hoa, tặng hoa điểm 10.
4. Củng cố: (3p)
 - Thế nào là biết ơn? 
 - Ý nghĩa của lòng biết ơn?
 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (3p): 
 - Học bài, làm bài tập.
 - Chuẩn bị bài: Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên.
 IV. Rút kinh nghiệm
 - Thầy:
 - Trò:
 Kí duyệt tuần 7, ngày 
Tổ phó
Trịnh Mỹ Hằng

File đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_6_bai_6_biet_on_nam_hoc_2018_2.doc