Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 5: Tôn trọng kỉ luật - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Thế nào là tôn trọng kỉ luật?

- Ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật?

- Tôn trọng kỉ luật là trách nhiệm của mỗi người, mỗi thành viên của gia đình, tập thể, xã hội.

2. Kĩ năng

- Tự đánh giá được ý thức tôn trọng kỉ luật của bản thân và của bạn bè.

- Chấp hành tốt nề nếp gia đình, nội quy của trường và các quy định chung của đời sống cộng đồng và nhắc nhở bạn bè, anh chị em cùng thực hiện.

- THGDQP-AN: Tấm gương của lãnh tụ về chấp hành luật lệ giao thông.

3. Thái độ

 Tôn trọng kỉ luật và tôn trọng những người biết chấp hành tốt kỉ luật.

II. Chuẩn bị

- Thầy: CKTKN, SGK,SGV, soạn giáo án.

- Trò: Đọc trước câu chuyện, SGK, vở ghi. 

III. Các bước lên lớp

1. Ổn định lớp (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (5p) 

- Lễ độ là gì? Nêu hai biểu hiện của lễ độ?

- Ý nghĩa của lễ độ.

 

doc 4 trang Khánh Hội 20/05/2023 160
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 5: Tôn trọng kỉ luật - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 5: Tôn trọng kỉ luật - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 5: Tôn trọng kỉ luật - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 11/9/2018
Tiết: 21
Tuần: 6
Bài 5:
TÔN TRỌNG KỈ LUẬT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Thế nào là tôn trọng kỉ luật?
- Ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật?
- Tôn trọng kỉ luật là trách nhiệm của mỗi người, mỗi thành viên của gia đình, tập thể, xã hội.
2. Kĩ năng
- Tự đánh giá được ý thức tôn trọng kỉ luật của bản thân và của bạn bè.
- Chấp hành tốt nề nếp gia đình, nội quy của trường và các quy định chung của đời sống cộng đồng và nhắc nhở bạn bè, anh chị em cùng thực hiện.
- THGDQP-AN: Tấm gương của lãnh tụ về chấp hành luật lệ giao thông.
3. Thái độ
 Tôn trọng kỉ luật và tôn trọng những người biết chấp hành tốt kỉ luật.
II. Chuẩn bị
- Thầy: CKTKN, SGK,SGV, soạn giáo án.
- Trò: Đọc trước câu chuyện, SGK, vở ghi. 
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp (1p)
2. Kiểm tra bài cũ (5p) 
- Lễ độ là gì? Nêu hai biểu hiện của lễ độ?
- Ý nghĩa của lễ độ.
3. Nội dung bài mới (33p)
 Giới thiệu bài (1p): Trong một lớp học hay một tổ chức nào đó mà mọi người muốn làm gì thì làm, không tuân theo những qui định chung đặt ra . không có tổ chức thì có được không? Chính vì vậy cần phải có tính kỉ luật.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1 (10p): Thảo luận truyện đọc. 
- Gọi một học sinh đọc truyện: Giữ luật lệ chung.
- Qua truyện trên, em thấy Bác Hồ đã tôn trọng những qui định chung như thế nào?
- Việc thực hiện đúng qui định chung nói lên đức tính gì ở Bác Hồ?
- GV: Mặc dù là Chủ tịch nước nhưng mọi cử chỉ của Bác đã thể hiện sự tôn trọng luật lệ chung được đặt ra cho mọi công dân.
- THGDQP-AN: Tấm gương của lãnh tụ về chấp hành luật lệ giao thông.
- Đọc truyện giữ luật lệ chung.
- Liệt kê các chi tiết thể hiện việc làm của Bác:
+ Bỏ dép trước khi vào nhà.
+ Bác đi theo hướng dẫn của vị sư chủ trì.
+ Thắp hương mỗi gian thờ.
+ Đèn đỏ cho xe dừng lại.
+ Bác nói “phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông”.
- Bác Hồ rất tôn trọng kỉ luật.
- Nghe.
- Nghe.
1. Truyện đọc
“ Giữ luật lệ chung”
* Bài học: Bác Hồ tôn trọng kỉ luật.
Hoạt động 2 (15p): Tìm hiểu nội dung bài học
- Thế nào là tôn trọng kỉ luật?
- Thảo luận nhóm: Nêu một số ví dụ về tôn trọng kỉ luật? 
- Thái độ tôn trọng kỉ luật được thể hiện như thế nào?
- Phân biệt hành vi thể hiện tôn trọng kỉ luật với hành vi vô kỉ luật.
- Nêu ý nghĩa của đức tính tôn trọng kỉ luật trong đời sống?
- Thái độ của em như thế nào khi gặp người biết tôn trọng kỉ luật?
-Tôn trọng kỉ luật là trách 
nhiệm của ai?
- GV: Ở đâu cũng phải có kỉ luật, mọi người, dù ở cương vị nào cũng phải tuân theo kỉ luật, không phải có ở trong nhà trường hay cơ quan mới có kỉ luật.
- Bản thân em làm gì để thể hiện tính tôn trọng kỉ luật?
- GV: Chúng ta cần biết chấp hành tốt nề nếp gia đình, nội quy của nhà trường và những nội quy của đời sống cộng đồng và nhắc nhở bạn bè, anh chị em cùng thực hiện.
- Tôn trọng kỉ luật là chấp hành tốt những qui định chung.
- Thảo luận nhóm trả lời:
+ Ví dụ: Thực hiện đúng nội quy trường học (đi học đúng giờ, xếp hàng vào lớp có trật tự, chăm chú nghe giảng bài, không làm việc riêng). 
+ Tôn trọng quy định nơi công cộng (giữ trật tự nơi hội họp, trên tầu xe, đổ rác đúng nơi quy định)
- Thể hiện: vui vẻ, tự nguyện khi nhận sự phân công của tập thể cũng như thoải mái và chấp hành các quy định chung.
- Trốn tiết, nói chuyện riêng trong giời học, vứt rác không đúng chỗ, vượt đèn đỏkhông tôn trọng, vô kỉ luật.
- Đối với bản thân: cảm thấy vui vẻ
+ Đối với gia đình và xã hội Tính kỉ luật nếu ai cũng thực hiện tốt tạo được kỉ cương , nề nếp
- Đánh giá cao, tán thành việc làm của họ, có nhu cầu gần gũi để học hỏi.
- Cá nhân, gia đình, tập thể, xã hội
- Nghe.
- Tự nhận xét bản thân.
- Nghe.
2. Nội dung bài học
a.. Thế nào là tôn trọng kỉ luật
 Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những qui định chung của tập thể, của các tổ chức ở mọi lúc , mọi nơi. Chấp hành mọi sự phân công của tập thể như lớp học, cơ quan, doanh nghiệp
 Ví dụ: đi học đúng giờ, xếp hàng vào lớp có trật tự, chăm chú nghe giảng bài, đổ rác đúng nơi quy định
b. Ý nghĩa
- Đối với bản thân: Tôn trọng và tự giác tuân theo kỉ luật, con người cảm thấy thanh thản, vui vẻ, sáng tạo trong lao động, học tập.
- Đối với gia đình và xã hội: 
Nhờ tôn trọng kỉ luật mà gia đình, nhà trường và xã hội sẽ có nề nếp, kỉ cương, mới có thể duy trì và phát triển.
Hoạt động 3 (7p): HD HS làm Luyện tập.
- Yêu cầu đánh dấu x vào ô trống thể hiện hành vi tôn trọng kỉ luật?
- Có người cho rằng thực hiện nếp sống kỉ luật làm con người mất tự do.
Em có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao?
- Đánh dấu x vào ô trồng thể hiện hành vi kỉ luật.
- Nêu quan điểm của em.
- Giải thích: kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho mọi người có tự do và được phát triển. Một tập thể mà không có tính kỉ luật thì sẽ hỗn loạn-> không tự do để làm việc.
3. Bài tập
Bài a
Hành vi thể hiện tính kỉ luật:
- Đi học đúng giờ.
- Nghỉ học xin phép.
- Dắt xe từ cổng vào trường.
Bài b
Nêu quan điểm của em về thực hiện tính kỉ luật: kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho mọi người có tự do và được phát triển. Một tập thể mà không có tính kỉ luật thì sẽ hỗn loạn.
4. Củng cố (3p)
 Hãy kể những việc làm của em và của bạn em thể hiện sự tôn trọng kỉ luật?
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (3p)
 - Về nhà học bài. Sưu tầm gương tôn trọng kỉ luật trong quân đội, cuộc sống, học tập..
 - Làm bài tập c- sgk trang 16.
 - Đọc trước bài “ Biết ơn”.
IV. Rút kinh nghiệm
- Thầy:
- Trò:
 Kí duyệt tuần 6, ngày 
Tổ phó
Trịnh Mỹ Hằng

File đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_6_bai_5_ton_trong_ki_luat_nam.doc