Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 4: Lễ độ - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. Mục tiêu 

1. Kiến thức

- Nêu được thế nào là lễ độ.

Hiểu được ý nghĩa của việc cư xử lễ độ đối với mọi người.

2. Kĩ năng

- Nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân, của người khác về lễ độ trong giao tiếp, ứng xử.

- Đưa ra cách ứng xử phù hợp thể hiện lễ độ trong các tình huống giao tiếp.

- Cư xử lễ độ với mọi người xung quanh.

3. Thái độ

  Đồng tình ủng hộ cách hành vi cư xử lễ độ với mọi người, không đồng tình với những hành vi thiếu lễ độ.

II. Chuẩn bị

- Thầy: SGK, SGV, CKTKN, soạn giáo án, mẩu chuyện về tấm g­ương lễ độ.

- Trò: SGK, vở ghi.

III. Các bước lên lớp

1. Ổn định lớp: (1p)

2. Kiểm tra bài cũ: (5p)

Thế nào là tiết kiệm? Cho biết ý nghĩa của tiết kiệm trong cuộc sống?

doc 4 trang Khánh Hội 20/05/2023 440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 4: Lễ độ - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 4: Lễ độ - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 4: Lễ độ - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 03/9/2018
Tiết: 5
Tuần: 5
Bài 4:
LỄ ĐỘ
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức
- Nêu được thế nào là lễ độ.
- Hiểu được ý nghĩa của việc cư xử lễ độ đối với mọi người.
2. Kĩ năng
- Nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân, của người khác về lễ độ trong giao tiếp, ứng xử.
- Đưa ra cách ứng xử phù hợp thể hiện lễ độ trong các tình huống giao tiếp.
- Cư xử lễ độ với mọi người xung quanh.
3. Thái độ
 Đồng tình ủng hộ cách hành vi cư xử lễ độ với mọi người, không đồng tình với những hành vi thiếu lễ độ.
II. Chuẩn bị
- Thầy: SGK, SGV, CKTKN, soạn giáo án, mẩu chuyện về tấm gương lễ độ.
- Trò: SGK, vở ghi.
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (5p)
Thế nào là tiết kiệm? Cho biết ý nghĩa của tiết kiệm trong cuộc sống?
3. Nội dung bài mới: (33p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1 (10p): Thảo luận truyện đọc. 
- Gv phân tích câu tục ngữ “ Kính trên nhường dưới ” để giới thiệu.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc truyện 
- Gọi 2 hs đọc.
- Hướng dẫn học sinh thảo luận trả lời các câu hỏi:
+ Em hãy kể lại những việc làm của Thuỷ khi khách đến nhà?
- Em có nhận xét gì về cách cư xử của Thủy?
- Cách cư xử của bạn Thủy biểu hiện đức tính gì?
- Qua tấm gương của Thủy em rút ra bài học gì cho bản thân?
- Nghe giới thiệu.
- Nghe.
- Đọc truyện.
+ Những việc làm của Thuỷ khi có khách đến nhà: Chào khách, mời khách vào nhà. Giới thiệu khách với bà, mời khách ngồi, rót nước mời khách, vui vẻ , nói chuyệnKhi khách về thì tiễn khách, mời lần sau có dịp lại đến chơi.
- Cách cư xử của bạn Thuỷ rất lịch sự tế nhị, hoà nhã khi khách đến chơi.
- Lễ độ.
- Thuỷ là em bé biết lễ độ và quý mến khách vì vậy chúng ta cũng cần cư xử đúng mực với mọi người xung quanh
1. Truyện đọc
“ Em Thuỷ .”
* Bài học: Thuỷ là em bé biết lễ độ và quý mến khách.
Hoạt động 2 (16p): Tìm hiểu nội dung bài học
- Qua tấm gương của bạn Thuỷ em hãy cho biết lễ độ là gì?
- Người có lễ độ được thể hiện qua những mặt nào? 
- Em hãy nêu một vài ví dụ về người có cách ứng xử thể hiện lễ độ?
- Em hãy tự nhận xét bản thân mình đã có lễ độ hay chưa?
- Em hãy nêu ý nghĩa của tính lễ độ trong cuộc sống?
- Một người thường có cử chỉ khúm núm hoặc xun xoe một cách giả tạo để lấy lòng người khác có phải là hành vi, thái độ lễ độ hay không?
- Bên cạnh những hành vi, thái độ lễ độ thì vẫn còn một số người chưa có cách cư xử đúng mực, trái với lễ độ. Em hãy cho một vài ví dụ minh họa?
- Thái độ của em như thế nào khi gặp các hành vi cư xử lễ độ với mọi người? Và không có lễ độ?
- là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với nười khác.
- Biểu hiện của lễ độ qua lời nói, cử chỉ, dáng điệu, nét mặt
- Biết chào hỏi, thưa gửi với người lớn. Khi nhận được quà thì biết cám ơn, khi mắc lỗi thì biết xin lỗi biết nhường bước, giữ thái độ đúng mức, khiêm tốn nơi công cộng
- HS tự nhận xét.
- Các mối quan hệ xã hội tốt đẹp
- Không phải.
- Ví dụ: Nói leo, nói trống không, ngắt lời người khác, cãi lại người lớn, nói tục.
- Đồng tình, ủng hộ, noi theo những tấm gương cư xử lễ độ. Đồng thời phê phán, góp ý với những hành vi thiếu lê độ.
2. Nội dung bài học
a. Khái niệm lễ độ
Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với nười khác.
b. Ý nghĩa
- Lễ độ thể hiện sự tôn trọng, sự quan tâm đối với mọi người.
- Lễ độ là biểu hiện của người có văn hoá, có đạo đức, có lòng tự trọng được mọi người quý mến.
- Lễ độ làm cho quan hệ giữa người với người tốt đẹp hơn.
c. Rèn luyện
Luôn luôn giữ đúng mực trong giao tiếp.
Hoạt động 3 (7p): HD HS làm Luyện tập.
- Gọi hs đọc bài tập a.
- Yêu cầu hs chọn những hành vi mà em cho là lễ độ?
- Yêu cầu hs chọn những hành vi mà em cho là thiếu lễ độ?
- Gọi một học sinh đọc bài 2.
- Tại sao chú bảo vệ gọi Thanh lại hỏi?
- Cử chỉ và cách trả lời của bạn Thanh như thế nào?
- Nếu em là Thanh em sẽ trả lời chú bảo vệ như thế nào?
- Em hiểu thế nào là “Tiên học lễ, hậu học văn”?
- Đọc.
- Có lễ độ: 1,3,5,6.
- Thiếu lễ độ: 1,4,7,8.
- Đọc.
- Thanh vào cơ quan không xin phép.
- Cử chỉ và thái độ của Thanh chưa tế nhị, lễ độ.
- Nếu em là Thanh em sẽ thưa gởi và chào hỏi cẩn thận.
- HS nêu cách hiểu.
3. Bài tập
Bài a
Chọn hành vi lễ độ và thiếu lễ độ:
- Có lễ độ: 1,3,5,6.
- Thiếu lễ độ: 1,4,7,8.
Bài b
Phân tích hành vi của bạn Thanh.
Qua cuộc trò chuyện của Thanh và chú bảo vệ, cho thấy Thanh là em bé chưa lễ độ với người lớn. 
Bài c
Tiên học lễ, hậu học văn: học lễ độ, rồi mới học văn hóa.
4. Củng cố: (3p)
 - Nhắc lại kiến thức đã học.
 - Em hiểu thế nào là “ tiên học lễ, hậu học văn ”.
 - Kể câu chuyện thể hiện tính lễ độ.
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3p)
 - Về nhà học bài, xác định hành vi thể hiện tính lễ độ, ý nghĩ của lễ độ..
 - Đọc trước bài : Tôn trọng kỉ luật; tìm hành vi thể hiện tính kỉ luật
IV. Rút kinh nghiệm.
- Thầy:
- Trò:
 Kí duyệt tuần 5, ngày 
Tổ phó
Trịnh Mỹ Hằng

File đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_6_bai_4_le_do_nam_hoc_2018_201.doc