Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 3: Tiết kiệm - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được thế nào là tiết kiệm.
- Hiểu được ý nghĩa của sống tiết kiệm.
2. Kĩ năng
- Biết nhận xét, đánh giá việc sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền của, thời gian của bản thân và người khác.
- Biết đưa ra cách xử lí phù hợp, thể hiện tiết kiệm đồ dùng, tiền bạc, thời gian, công sức trong các tình huống.
- Biết sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền bạc, thời gian một cách hợp lí, tiết kiệm.
- THGDMT: Hiểu những hình thức tiết kiệm để góp phần giữ gìn, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và ý nghĩa của tiết kiệm đối với việc bảo vệ môi trường.
3. Thái độ
Ưa thích lối sống tiết kiệm, không thích sống xa hoa lãng phí.
II. Chuẩn bị
- Thầy: SGK, SGV, CKTKN, soạn giáo án, mẩu chuyện về tấm gương tiết kiệm.
- Trò: SGK, vở ghi.
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp: (1p)
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 3: Tiết kiệm - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
![Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 3: Tiết kiệm - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 3: Tiết kiệm - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã](https://s1.giaoandientu.org/f1klt3onkawb57or/thumb/2023/05/28/giao-an-giao-duc-cong-dan-lop-6-bai-3-tiet-kiem-nam-hoc-2018_IsFVCJ7lZR.jpg)
Ngày soạn: 27/8/2018 Tiết: 4 Tuần: 4 Bài 3: TIẾT KIỆM I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được thế nào là tiết kiệm. - Hiểu được ý nghĩa của sống tiết kiệm. 2. Kĩ năng - Biết nhận xét, đánh giá việc sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền của, thời gian của bản thân và người khác. - Biết đưa ra cách xử lí phù hợp, thể hiện tiết kiệm đồ dùng, tiền bạc, thời gian, công sức trong các tình huống. - Biết sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền bạc, thời gian một cách hợp lí, tiết kiệm. - THGDMT: Hiểu những hình thức tiết kiệm để góp phần giữ gìn, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và ý nghĩa của tiết kiệm đối với việc bảo vệ môi trường. 3. Thái độ Ưa thích lối sống tiết kiệm, không thích sống xa hoa lãng phí. II. Chuẩn bị - Thầy: SGK, SGV, CKTKN, soạn giáo án, mẩu chuyện về tấm gương tiết kiệm. - Trò: SGK, vở ghi. III. Các bước lên lớp 1. Ổn định lớp: (1p) 2. Kiểm tra bài cũ: (5p). - Siêng năng, kiên trì có ý ngĩa gì? - Kể việc làm của em thể hiện tính siêng năng, kiên trì? 3. Nội dung bài mới: (33p) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1 (10p): Thảo luận truyện đọc. - Đọc phân vai truyện trong SGK. - Quan sát tranh: Bức tranh nói về sự việc gì ? - Thảo và Hà có xứng đáng để được mẹ thưởng tiền không? Vì sao? - Cho HS thảo luận các câu hỏi SGK. - Em thấy Thảo có suy nghĩ gì khi được mẹ thưởng tiền? Việc làm của Thảo thể hiện đức tính gì? - GV: Số tiền mẹ định thưởng cho Thảo đó là tiền công đan giỏ của Thảo nhưng Thảo không đòi hỏi để mua gạo việc làm hợp lý. Thảo biết sử dụng tiền hợp lý, đúng mực, còn Hà thì sao? - Em hãy phân tích diễn biến trong suy nghĩ và hành vi của Hà trước và sau khi đến nhà Thảo? - Em có nhận xét gì về cách chi tiêu của Thảo và Hà? - Qua câu truyện trên đôi lúc em thấy mình giống Hà hay Thảo? ->GV: Khi sai phải biết hối hận, sửa chữa. - Thảo và Hà đã thể hiện được đức tính gì? - Bài học rút ra từ truyện đọc là gì? - Đọc phân vai. - Quan sát-> Hà đến nhà Thảo và nghe cuộc trò chuyện của mẹ con Thảo. - Có. Bởi vì cả 2 đều nhận được giấy báo vào lớp 10. - Thảo luận. - Thảo: Gạo nhà mình hết rồi; Mẹ để tiền đó mà mua gạo.=> Thương mẹ, biết chi tiêu hợp lý, đúng mức. - Nghe. -Trước: Hà đòi mẹ thưởng tiền cho con-> Cầm tiền chạy ngay sang nhà Thảo=> Hà vui mừng không suy nghĩ gì khi cầm tiền và tiêu tiền của mẹ. - Sau: Ân hận, thương mẹ-> Không vòi tiền mẹ nữa, tự hứa sẽ tiết kiệm. - Thảo chi tiêu hợp lí, đúng mức. Hà nhận ra bài học quý báu từ Thảo là phải tiết kiệm. - Nhận xét. - Nghe. - Đức tính: Tiết kiệm. - Cần phải tiết kiệm... 1. Truyện đọc: “ Thảo và Hà” * Bài học: Thảo là một cô bé biết tiết kiệm và thương mẹ, em đã cảm hoá được bạn Hà. -> Cần sống tiết kiệm không để bố mẹ phải lo lắng, phiền lòng. Hoạt động 2 ( 16p): Tìm hiểu nội dung bài học - Chúng ta có thể tiết kiệm những gì? - Thế nào là tiết kiệm? - Phân biệt giữa tiết kiệm với hà tiện, keo kiệt? - Phân biệt giữa tiết kiệm với xa hoa, lãng phí. - Hãy NX, đánh giá việc sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền của, thời gian của bản thân và người khác? - Qua đó em sẽ làm gì để tiết kiệm về đồ dùng, tiền bạc, thời gian, công sức? => Chúng ta phải biết sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền của, thời gian một cách hợp lí và tiết kiệm. - THGDMT: Những hình thức tiết kiệm nào có tác dụng bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Vì sao? => Chúng ta phải tiết kiệm mọi lúc, mọi nơi. TNTN không phải là vô tận=> Nếu khai thác bừa bãi-> sẽ bị cạn kiệt, ảnh hưởng đời sống chúng ta và mai sau. - Thảo luận: Sống tiết kiệm có ý nghĩa gì về mặt đạo đức? - Về kinh tế? - Về văn hóa? . - GV nhấn mạnh. - Thái độ của em ntn đối với những biểu hiện sống tiết kiệm? Sống xa hoa, lãng phí? - Tiết kiệm tiền của, thời gian, nguyên vật liệu, tài nguyên, sức lực - Nêu KN. - Phân biệt. + Hà tiện, keo kiệt: sử dụng của cải, tiền bạc một cách hạn chế quá đáng, dưới mức cần thiết. + Xa hoa, lãng phí: tiêu phí của cải, tiền bạc, sức lực, thời gian quá mức cần thiết. - Nêu NX, đánh giá. - Tổ chức sinh nhật hợp với hoàn cảnh GĐ; Góp ý việc làm lãng phí điện, nước của bạn bè hoặc người khác; bạn rủ xem phim trong giờ tự học phải biết từ chối; tranh thủ thời gian tập trung vào việc học bài, làm bài - Nghe và làm theo. - Giữ gìn vật dụng lâu bền; tái chế, tái sử dụng nguyên vật liệu; giảm tiêu thụ điện, nước sạch; khai thác tài nguyên có kế hoach, kết hợp giữa khai thác và tu bổ, tái tạo.=> Giảm lượng rác thải ra môi trường xung quanh; duy trì, bảo tồn và phát triển các nguồn TN, bảo vệ môi trường, sinh thái. - Nghe. - Thảo luận. + Về đạo đức: Là phẩm chất tốt đẹp, thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của mình và của XH, quý trọng mồ hôi, công sức, trí tuệ của con người. - Về kinh tế: Tích lũy vốn để phát triển kinh tế gđ, kinh tế đất nước. - Về văn hóa: Thể hiện lối sống có văn hóa. - Nghe. - Tán thành, ủng hộ những biểu hiện sống tiết kiệm. phê phán, góp ý những biểu hiện thể hiện sự xa hoa, lãng phí. 2. Nội dung bài học a. Tiết kiệm Là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác. b. Ý nghĩa - Về đạo đức: Là phẩm chất tốt đẹp, thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của mình và của XH, quý trọng mồ hôi, công sức, trí tuệ của con người. - Về kinh tế: Tích lũy vốn để phát triển kinh tế gđ, kinh tế đất nước. - Về văn hóa: Thể hiện lối sống có văn hóa. Hoạt động 3 (7p): HD HS làm Luyện tập. - Gọi hs đọc bài a. - Chọn những thành ngữ nói về tiết kiệm? - Cho HS thảo luận làm câu b. - Gọi các nhóm trình bày-> nhận xét. - HD HS về nhà làm BT c. =>Sắp xếp thời gian: - Sáng. - Trưa: - Chiều: - Tối: - Đọc. - Thành ngữ nói về tiết kiệm: 1, 3, 4 - Thảo luận. - Trình bày-> nhận xét. - Theo dõi -> về nhà làm. 3. Bài tập a. Thành ngữ nói về tiết kiệm: 1, 3, 4. b. Biểu hiện trái với tiết kiệm: - Ăn chơi, đua đòi, phá hoại của công.-> Dẫn đến nghiện ngập, tù tội - Lãng phí điện nước, xé vở viết thư, ham chơi quên học-> Không đủ nước sinh hoạt, thiếu tiền tiêu, không có vở viết, không học được bài 4. Củng cố (3p): - Thế nào là tiết kiệm? - Tiết kiệm có ý nghĩa gì? 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (3p): - Học bài, làm bài tập. - Chuẩn bị bài: Lễ độ. IV. Rút kinh nghiệm. - Thầy: - Trò: Kí duyệt tuần 4, ngày Tổ phó Trịnh Mỹ Hằng
File đính kèm:
giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_6_bai_3_tiet_kiem_nam_hoc_2018.doc