Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 2: Siêng năng, kiên trì (Tiết 2) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được thế nào là siêng năng, kiên trì.
- Hiểu được ý nghĩa của siêng năng kiên trì.
- Câu hỏi c phần gợi ý ở SGK không yêu cầu HS trả lời.
2. Kĩ năng
- Tự đánh giá được hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động...
- Biết siêng năng kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động sống hằng ngày.
3. Thái độ
Quý trọng những người siêng năng, kiên trì, không đồng tình với những biểu hiện của sự lười biếng, hay nản lòng.
II. Chuẩn bị
- Thầy: SGK, SGV, CKTKN, giáo án, truyện kể về các tấm gương siêng năng, kiên trì..
- Trò: SGK, vở ghi.
III- Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (5p)
- Thế nào là siêng năng? Trái với siêng năng là gì?
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 2: Siêng năng, kiên trì (Tiết 2) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 2: Siêng năng, kiên trì (Tiết 2) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
![Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 2: Siêng năng, kiên trì (Tiết 2) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 2: Siêng năng, kiên trì (Tiết 2) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã](https://s1.giaoandientu.org/f1klt3onkawb57or/thumb/2023/05/28/giao-an-giao-duc-cong-dan-lop-6-bai-2-sieng-nang-kien-tri-ti_hSUpQTY6sd.jpg)
Ngày soạn: 20/8/2018 Tiết: 3 Tuần: 3 Bài 2: SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ (Tiết 2) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được thế nào là siêng năng, kiên trì. - Hiểu được ý nghĩa của siêng năng kiên trì. - Câu hỏi c phần gợi ý ở SGK không yêu cầu HS trả lời. 2. Kĩ năng - Tự đánh giá được hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động... - Biết siêng năng kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động sống hằng ngày. 3. Thái độ Quý trọng những người siêng năng, kiên trì, không đồng tình với những biểu hiện của sự lười biếng, hay nản lòng. II. Chuẩn bị - Thầy: SGK, SGV, CKTKN, giáo án, truyện kể về các tấm gương siêng năng, kiên trì.. - Trò: SGK, vở ghi. III- Các bước lên lớp 1. Ổn định lớp: (1p) 2. Kiểm tra bài cũ: (5p) - Thế nào là siêng năng? Trái với siêng năng là gì? - Thế nào là kiên trì? Trái với kiên trì là gì? 3. Nội dung bài mới: (32p) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài học: Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì. ( 20p). - GV khái quát lại nội dung học tiết trước. - Em hãy đánh giá bản thân mình đã siêng năng và kiên trì trong học tập cũng như trong lao động hay chưa? - Qua đó, em thấy chúng ta cần phải làm gì để thể hiện tính siêng năng và kiên trì trong học tập cũng như trong lao động? - Vì sao con người cần phải siêng năng, kiên trì? => Con người muốn tồn tại phải siêng năng, kiên trì để làm ra của cải, XD cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ngược lại không chịu khó, kiên trì trong LĐ thì sẽ đói nghèo và không đạt được mục đích gì, trở thành kẻ ăn bám GĐ và XH, cuộc sống trở nên vô nghĩa. - Siêng năng, kiên trì có ý nghĩa gì? - Thái độ của em ntn với những người siêng năng, kiên trì? - Thái độ của em ntn với những người có biểu hiện lười biếng, hay nản lòng. - GV khái quát nội dung bài học. - Nghe. - Tự đánh giá. +Trong học tập: Chăm chỉ, kiên trì phấn đấu đạt mục tiêu + Trong lao động, rèn luyện: tham gia LĐ đều đặn,làm việc đạt kết quả tốt; giúp đỡ cha mẹ; sống gọn gàng, ngăn nắp, không ham những trò chơi vô bổ; tham gia các HĐXH do trường, địa phương tổ chức - Giúp con người có được tiền bạc của cải, được mọi người tin tưởng yêu quý. - Nghe. - Siêng năng, kiên trì giúp con người thành công trong công việc, trong cuộc sống. - Quý trọng, tán thành, gần gũi và làm theo họ. - Phê phán, không đồng tình, góp ý với những biểu hiện lười nhác, làm không đến nơi đến chốn, hay nản lòng. - Nghe. 2. Nội dung bài học a. Thế nào là siêng năng, kiên trì? b. Ý nghĩa Siêng năng, kiên trì giúp con người thành công trong công việc, trong cuộc sống. Hoạt động 2: HD HS làm bài tập.( 12p). - Gọi hs đọc bài a. - Gọi HS lên bảng làm. - GV cùng HS nx. - Yêu cầu HS làm BT b.: Kể việc làm thể hiện tính siêng năng, kiên trì của em.-> GV nx cho điểm. - Yêu cầu HS làm BT c: Kể tấm gương kiên trì, vượt khó trong học tập mà em biết. .-> GV nx cho điểm. - GV có thể kể một tấm gương khác về siêng năng, kiên trì. - Yêu cầu HS làm BT d: Thi giữa các tổ tìm câu ca dao, tục ngữ nói về tính siêng năng, kiên trì. - Đọc - Lên bảng làm BT a. - Nhận xét. - Kể việc làm: Chăm chỉ học tập, rèn luyện chữ viết khi chữ chưa được đẹp - Kể tấm gương. - Nghe. - Thi tìm câu ca dao, tục ngữ giữa các tổ. 3. Bài tập a. Câu thể hiện tính siêng năng, kiên trì: 1, 2. b. Kể việc làm thể hiện tính siêng năng, kiên trì của em. c. Kể tấm gương kiên trì, vượt khó trong học tập mà em biết. d. Ca dao, tục ngữ: * Siêng năng: - Tay làm hàm nhai. - Siêng làm thì có; Siêng học thì hay. - Luyện mới thành tài, miệt mài tất giỏi. - Miệng nói tay làm. * Lười biếng: - Tay quai miệng trễ. - Lười người không ưa. - Nói chín thì nên làm mười; Nói mười làm chín kẻ cười, người chê. 4. Củng cố: (3p) Siêng năng, kiên trì thể hiện ý nghĩa gì? Tại sao con người cần phải siêng năng, kiên trì? 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (3p): - Học bài. - Chuẩn bị bài: Tiết kiệm. IV.Rút kinh nghiệm - Thầy:. - Trò:... Kí duyệt tuần 3, ngày Tổ phó Trịnh Mỹ Hằng
File đính kèm:
giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_6_bai_2_sieng_nang_kien_tri_ti.doc