Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông (Tiết 2) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:

1/ Kiến thức: 

- Hiểu được tính chất nguy hiểm và nguyên nhân phổ biến của các vụ tai nạn giao thông.

- Nắm được hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ; đặc điểm của một số laọi biển báo hiệu thông dụng thường gặp.

       2/ Kĩ năng:

- Nhận biết được một số loại dấu hiệu chỉ dẫn giao thông thông dụng và biết cách xử lí tình huống về giao thông.

- Biết đánh giá hành vi của mình và người khác về thực hiện trật tự an toàn giao thông.

      3/ Thái độ:

Tôn trọng các quy định về trật tự an toàn giao thông; ủng hộ việc làm tôn trọngtrật tự an toàn giao thông và phản đối những việc làm không tôn trọng trật tự an toàn giao thông.

 * THGDQPAN: Giới thiệu tranh, ảnh, clip về chủ đề an toàn giao thông.

II/ Chuẩn bị:

-Thầy: Số liệu về tình hình tai nạn giao thông; tranh ảnh, câu chuyện về giao thông; biển báo giao thông; Luật giao thông đường bộ.

Bảng thống kê về tình hình tai nạn giao thông đường bộ.

doc 3 trang Khánh Hội 20/05/2023 440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông (Tiết 2) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông (Tiết 2) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông (Tiết 2) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 20/01/2019
Tiết: 25
Tuần 25
 Bài 14: THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG (TT)
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
1/ Kiến thức: 
- Hiểu được tính chất nguy hiểm và nguyên nhân phổ biến của các vụ tai nạn giao thông.
- Nắm được hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ; đặc điểm của một số laọi biển báo hiệu thông dụng thường gặp.
 2/ Kĩ năng:
- Nhận biết được một số loại dấu hiệu chỉ dẫn giao thông thông dụng và biết cách xử lí tình huống về giao thông.
- Biết đánh giá hành vi của mình và người khác về thực hiện trật tự an toàn giao thông.
 3/ Thái độ:
Tôn trọng các quy định về trật tự an toàn giao thông; ủng hộ việc làm tôn trọngtrật tự an toàn giao thông và phản đối những việc làm không tôn trọng trật tự an toàn giao thông.
 * THGDQPAN: Giới thiệu tranh, ảnh, clip về chủ đề an toàn giao thông.
II/ Chuẩn bị:
-Thầy: Số liệu về tình hình tai nạn giao thông; tranh ảnh, câu chuyện về giao thông; biển báo giao thông; Luật giao thông đường bộ.
Bảng thống kê về tình hình tai nạn giao thông đường bộ.
Năm
Số vụ tai nạn
Số người chết
Số người bị thương
2013
29.385
9.369
29.500
2014
10.601
8.788
6.265
2015
22.326
8.435
20.815
2016
21.500
8.680
19.200 (tất cả)
2017
19.798
8.089
16.970
2018
9.202
7.958
5.060
-Trò: Đọc, tìm hiểu thông tin SGK; tranh ảnh, số liệu về giao thông; tìm hiểu tình hình trật tự an toàn giao thông ở địa phương và một số loại biển báo thông dụng.
III các bước lên lớp:
1/ Ổn định lớp:(1’)
 Kiểm tra sĩ số: 
2/ Kiểm tra bài cũ: (5’) Những n/nhân dẫn đến TNGT và những QĐ PL?
3/ Nội dung bài mới: (33)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1:15’ Nội dung bài học (tt)
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần nội dung (TT).
Thực hiện trật tự an toàn giao thông có ý nghĩa ntn?
* THGDQPAN: Giới thiệu tranh ảnh về chủ đề an toàn giao thông.
GD về thái độ: 
- Em có thái độ ntn đv những quy định vể TTATGT, những người thực hiện đúng quy định của TTANGT?
- Nêu ý nghĩa
- Quan sát
- Tôn trọng những quy định về TTANGT.
- Đồng tình, ủng hộ các hành vi thực hiện đúng và phê phán những h/vi v/p về TTATGT.
2. Nội dung (tt)
d. Ý nghĩa: 
- Bảo đảm an toàn giao thông cho mình và cho mọi người, tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, gây hậu quả đau lòng cho bản thân và mọi người.
- Bảo đảm cho giao thông được thông suốt, tránh ùn tắc, gây khó khăn trong giao thông, ảnh hưởng đến mọi hoạt động của xh.
Hoạt dộng 3:18’ Bài tập
Hướng dẫn học sinh luyện tập.
- Gọi học sinh đọc, làm bài tập b.
? Trong các biển báo này:
- Biển báo nào cho phép người đi bộ được đi?
- Biển báo nào cho phép người đi xe đạp được đi?
- Gọi học sinh nhận xét.
- Có thể yêu cầu học sinh nêu ý nghĩa các biển báo còn lại.
 - Nhận xét, khẳng định: 110a (cấm xe đạp), 112 (cấm người đi bộ), 226 (đường người đi xe đạp cắt ngang), 304 (đường dành cho xe thô sơ), 305 (đường dành cho người đi bộ) 123b (đường dành cho người đi bộ sang ngang)
c. HS hãy tìm hiểu những quy định về vượt nhau và tránh nhau trên đường.
- Họi học sinh thực hiện bài tập d/40 SGK.
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận.
- Đọc, làm bài tập b: 
+ Biển báo 305, 423b.
+ Biển báo 304, 226.
- Nhận xét.
- Nêu ý nghĩa các biển báo còn lại.
- Nghe.
- Trả lời trực tiếp
- Đọc, làm bài tập d/40 SGK.
+ Liên hệ thực tế địa phương: Tốt, chưa tốt.
+ Có thể làm những việc: Tự giác chấp hành về trật tự ATGT; vận động, tuyên truyền mọi người cùng thực hiện, lên án hành vi cố ý vi phạm luật giao thông...
3. Bài tập:
- Câu a. Tranh 1: vi phạm GT đường sắt.
Tranh 2: vi phạm GT đường bộ.
 - Câu b.
+ Biển báo cho phép người đi bộ được đi: 305, 423b.
+ Biển báo cho phép người đi xe đạp được đi: 226, 304.
+ Cấm: đi xe đạp (110a), cấm đi bộ (112).
- Câu c: 
+ Không có chướng ngại vật cùng chiều.
+ Khi phần đường ngược chiều cho phép.
+ 
- Bài tập d/38 SGK.
Có thể làm những việc: Tự giác chấp hành về trật tự ATGT; vận động, tuyên truyền mọi người cùng thực hiện, lên án hành vi cố ý vi phạm luật giao thông...
4/ Củng cố: (3’) nhắc lại nội bài học
5 / Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3’)
- Về nhà học kỹ nội dung đã học.
- Tìm hiểu thêm về hệ thống báo hiệu giao thông, tranh ảnh, câu chuyện về thực hiện trật tự ATGT.
- Chuẩn bị tiết của bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập:
IV/ Rút kinh nghiệm:
Thầy...................................................................................................................... 
Trò..........................................................................................................................
 Tổ duyệt:

File đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_6_bai_14_thuc_hien_trat_tu_an.doc