Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 13: Công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Tiết 1) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:

1/ Kiến thức: 

 - Hiểu được công dân là dân của một nước, mang quốc tịch nước đó; công dân Việt Nam là người mang quốc tịch Việt Nam.

 - Nắm được nguyên tắc xác định quyền quốc tịch của công dân.

2/ Kĩ năng: Biết phân biệt được công dân của nước Cộng hòa xã hhội chủ nghĩa VIệt Nam với công dân của các nước khác.

3/ Thái độ: Tự hào là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

II/ Chuẩn bị:

 -Thầy: Nghiên cứu SGK, SGV; điều 4, điều 6 Luật quốc tịch Việt Nam (1998); khoản 1 điều 19, khoản 1 điều 5 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; bảng phụ. 

 -Trò: Tìm hiểu tình huống SGK, tìm hiểu một số quyền cơ bản của công dân Việt Nam.

doc 3 trang Khánh Hội 20/05/2023 160
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 13: Công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Tiết 1) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 13: Công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Tiết 1) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 13: Công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Tiết 1) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 2/01/2019
Tiết 22
Tuần 22
BÀI 13: CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (T1)
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
1/ Kiến thức: 
 - Hiểu được công dân là dân của một nước, mang quốc tịch nước đó; công dân Việt Nam là người mang quốc tịch Việt Nam.
 - Nắm được nguyên tắc xác định quyền quốc tịch của công dân.
2/ Kĩ năng: Biết phân biệt được công dân của nước Cộng hòa xã hhội chủ nghĩa VIệt Nam với công dân của các nước khác.
3/ Thái độ: Tự hào là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
II/ Chuẩn bị:
 -Thầy: Nghiên cứu SGK, SGV; điều 4, điều 6 Luật quốc tịch Việt Nam (1998); khoản 1 điều 19, khoản 1 điều 5 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; bảng phụ. 
 -Trò: Tìm hiểu tình huống SGK, tìm hiểu một số quyền cơ bản của công dân Việt Nam.
 III/CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp:(1’) Kiểm tra sĩ số
2/ Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em có ý nghĩa như thế nào đối với sự tồn tại và phát triển của trẻ em? Lấy ví dụ chứng minh.
3/ Nội dung bài mới: (33P)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: 15’ Tình huống:
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tình huống SSGK.
- Gọi học sinh đọc tình huống SGK.
? Theo em bạn A- li - a có phải là công dân Việt Nam hay không? Vì sao?
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét: Trong trường hợp này quốc tịch của bạn A - li - a do bố mẹ thỏa thuận. 
Nếu bố mẹ thỏa thuận lấy quốc tịch Việt Nam thì bạn mang quốc tịch Việt Nam
Tìm hiểu tình huống SGK.
- Đọc tình huống SGK.
- A - li - a có thể là công dân nước Việt Nam nếu bố mẹ thỏa thuận lấy quốc tịch Việt Nam.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
- Nghe.
1. Tình huống:
 Câu chuyện về quốc tịch của A - li - a.
Trong trường hợp này quốc tịch của bạn A - li - a do bố mẹ thỏa thuận.
 .
Hoạt dộng 2: (10p) Nội dung bài học:
GV hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học
H: Thế nào là công dân?
H: Căn cứ để xác định công dân của một nước? 
H: Thế nào là công dân nước CHXHCNVN?
- Công dân là dân của một nước.
- Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân nước đó.
- Công dân nước CHXHCNVN là người có quốc tịch VN.
2. Nội dung bài học:
a. Công dân là dân của một nước.
 b. Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân nước đó.
c. Công dân nước CHXHCNVN là người có quốc tịch VN.
Hoạt dộng 3: (8) Luyện tập:
Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố.
- Gọi học sinh đọc, làm bài tập a.
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
- Gọi học sinh đọc, làm bài tập b.
? Khi nào một công dân không còn là công dân Vịêt Nam?
- Nhận xét, kết luận toàn bài.
- Đọc, làm bài tập a: 
+ Người Việt Nam đi công tác có thời hạn ở nước ngoài.
+ Người Việt Nam phạm tội bị tù giam.
+ Người Việt Nam dưới 18 tuổi
- Nhận xét, bổ sung.
- Đọc, làm bài tập b:
Hoa là công dân Việt Nam vì hoa sinh ra và lớn lên ở Việt Nam và gia đình Hoa thường trú ở Việt Nam đã nhiều năm.
- Khi họ thôi không theo quốc tịch Việt Nam hoặc bị tước quốc tịch Việt Nam.
- Nghe, củng cố bài học.
3. Luyện tập:
- Bài tập a:
 + Người Việt Nam đi công tác có thời hạn ở nước ngoài.
+ Người Việt Nam phạm tội bị tù giam.
+ Người Việt Nam dưới 18 tuổi
- Bài tập b:
Hoa là công dân Việt Nam vì hoa sinh ra và lớn lên ở Việt Nam và gia đình Hoa thường trú ở Việt Nam đã nhiều năm.
4/ Củng cố: (3’) nhắc lại nội dung chính
5 / Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà : (3’)
 - Về nhà học bài, làm bài tập vào vở.
 - Chuẩn bị bài hôm sau: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tt)
 IV/ Rút kinh nghiệm:
Thầy..............................................................................................................................
Trò.................................................................................................................................
 Tổ duyệt: 

File đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_6_bai_13_cong_dan_nuoc_cong_ho.doc