Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em (Tiết 1) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:

  1/ Kiến thức: 

Giúp học sinh nắm được các quyền cơ bản của trẻ em theo Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em.

  2/ Kĩ năng:

        Nhận biết được các quyền cơ bản của trẻ em.

  3/ Thái độ:

          Có ý thứcỷtong việc bảo vệ các quyền cơ bản của mình và của trẻ em theo như Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.

II/ Chuẩn bị:

- Thầy: Tìm hiểu kĩ về Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời 1989, tranh ảnh thể hiện các quyền cơ bản của trẻ em.

- Trò: Tìm hiểu truyện đọc, tìm hiểu các quyền cơ bản của trẻ em, liên hệ các quyền của bản thân.

doc 3 trang Khánh Hội 20/05/2023 160
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em (Tiết 1) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em (Tiết 1) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em (Tiết 1) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 17/12/2018
Tiết 20
Tuần 20
BÀI 12: CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM (t1)
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
 1/ Kiến thức: 
Giúp học sinh nắm được các quyền cơ bản của trẻ em theo Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
 2/ Kĩ năng:
 Nhận biết được các quyền cơ bản của trẻ em.
 3/ Thái độ:
 Có ý thứcỷtong việc bảo vệ các quyền cơ bản của mình và của trẻ em theo như Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
II/ Chuẩn bị:
- Thầy: Tìm hiểu kĩ về Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời 1989, tranh ảnh thể hiện các quyền cơ bản của trẻ em.
- Trò: Tìm hiểu truyện đọc, tìm hiểu các quyền cơ bản của trẻ em, liên hệ các quyền của bản thân.
III/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1/ Ổn định lớp:(1’) Kiểm tra sĩ số
 2/ Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
 3/ Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: (10) Tìm hiểu truyện đọc.
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyện đọc: Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội.
- Gọi học sinh đọc truyện đọc SGK.
? Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội diễn ra như thế nào?
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét.
? Em có nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em nơi đây?
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét: Tuy là những đứa trẻ mồ côi nhưng khi đưa về đây các em được sống cuộc sống cuộc sống của một gia đình với không khí vui tươi, ấm áp tình yêu thương.
? Những tổ chức chăm sóc, giúp đỡ trẻ em lang thang cơ nhỡ, trẻ em khuyết tật có ý nghĩa như thế nào?
- Nhận xét.
? Em đã được hưởng những quyền gì? Suy nghĩ của các em khi được hưởng những quyền đó?
- Nhận xét, liên hệ giáo dục.
Tìm hiểu truyện đọc: tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội.
- Đọc nội dung truyện đọc SGK.
- Diễn ra trong không khí vui tươi, ấm áp cảu đại gia đình.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
- Cuộc sống đầy đủ, ấm áp tình người: Chị Đỗ chăm lo cho các em từ miếng ăn đến giấc ngủ đến cả đời sống tinh thần bằng tất cả tình yêu thương của người mẹ dành cho những đứa con.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
- Chăm sóc, giáo dục, bảo vệ để các em được phát triển toàn diện như các bạn cùng trang lứa. Các em được học tập, vui chơi, giait trí, được phát triển toàn diện. 
- Nghe.
- Liên hệ bản thân, trả lời.
- Nghe.
1. Truyện đọc:
 Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội.
Hoạt động 2: (13p) Tìm hiểu nội dung bài học
Hướng dẫn học sinh rút ra bài học và liên hệ bản thân. 
? Các quyền trên của trẻ em giúp cho trẻ em được điềi gì?
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, nhấn mạnh: Các quyền trên tạo diều kiện để mỗi trẻ em phát triển một cách tốt nhất. Các quyền này đã dược ghi nhận trong Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
? Vậy Công ước đã xếp các quyền của trẻ em thành những nhóm quyền nào?
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, lấy ví dụ và giải thích cho học sinh từng nhóm quyền của trẻ em. 
- Treo tranh trẻ em khuyết tật học tập, biểu diễn văn nghệ.
? Những bức tranh này nói lên điều gì?
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, lấy ví dụ mimh họa.
Rút ra bài học và liên hệ bản thân.
- Giúp các em có thể tồn tại, phát triển một cách toàn diện.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
- Thành 4 nhóm quyền: Nhóm quyền sống còn, nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyền phát triển, nhóm quyền tham gia.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
- Quan sát.
- Thể hiện sự quan tâm của Nhà nước, xã hội đối với người khuyết tật và thể hiện quyền được bảo vệ, quyền phát triển của trẻ em ......
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
2. Nội dung bài học:
a. Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm 1989 đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em. Các quyền đó được chia thành 4 nhóm quyền:
+ Nhóm quyền sống còn.
+ Nhóm quyền bảo vệ.
+ Nhóm quyền phát triển.
+ Nhóm quyền tham gia.
Hoạt động 3: (10p) Thực hiện luyện tập
Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố.
- Gọi học sinh đọc, làm bài tập a.
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
- Đọc, làm bài tập a: 
+ Việc làm thể hiện quyền của trẻ em: 1, 4, 5, 7, 9.
+ Việc làm vi phạm quyền trẻ em: 2, 3, 6, 8,10.
- Nhận xét, bổ sung.
3. Luyện tập:
- Bài tập a:
 + Việc làm thể hiện quyền của trẻ em: 1, 4, 5, 7, 9.
+ Việc làm vi phạm quyền trẻ em: 2, 3, 6, 8, 10. 
 4 / Củng cố: ( 3’) Nhắc lại nội dung chính
 5 / Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà :(3’)
- Về nhà học bài, làm bài tập vào vở.
- Chuẩn bị bài hôm sau: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em (tt) 
IV. RÚT KINH NGHIỆM
 Thầy
 Trò . 
 Tổ duyệt: 

File đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_6_bai_12_cong_uoc_lien_hop_quo.doc