Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội (Tiết 1) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội.
- Nêu được ý nghĩa của việc tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội.
( Nội dung a,b,c phần “Nội dung bài học” chỉ cần nêu dược Thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động XH?).
2. Kỹ năng
- Biết nhận xét, đánh giá tính tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội của bản thân và mọi người.
- Biết động viên bạn bè, anh chị em tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
3. Thái độ
Có ý thức tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
* THGDMT: Mục c: Trách nhiệm của mỗi người trong hoạt động tập thể, hoạt động XH.
II. Chuẩn bị
- Thầy: SGK, SGV, soạn giáo án, CKTKN.
- Trò: SGK, vở ghi.
III- Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (6p).
- Lịch sự, tế nhị được thể hiện ntn?
- Nêu ý nghĩa của lịch sự, tế nhị ? Lấy VD.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội (Tiết 1) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
![Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội (Tiết 1) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội (Tiết 1) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã](https://s1.giaoandientu.org/f1klt3onkawb57or/thumb/2023/05/28/giao-an-giao-duc-cong-dan-lop-6-bai-10-tich-cuc-tu-giac-tron_tDoMiYR9q3.jpg)
Ngày soạn: 23/10/2018 Tiết: 12 Tuần: 12 Bài 10: TÍCH CỰC, TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI (tiết 1) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội. - Nêu được ý nghĩa của việc tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội. ( Nội dung a,b,c phần “Nội dung bài học” chỉ cần nêu dược Thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động XH?). 2. Kỹ năng - Biết nhận xét, đánh giá tính tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội của bản thân và mọi người. - Biết động viên bạn bè, anh chị em tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. 3. Thái độ Có ý thức tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. * THGDMT: Mục c: Trách nhiệm của mỗi người trong hoạt động tập thể, hoạt động XH. II. Chuẩn bị - Thầy: SGK, SGV, soạn giáo án, CKTKN. - Trò: SGK, vở ghi. III- Các bước lên lớp 1. Ổn định lớp: (1p) 2. Kiểm tra bài cũ: (6p). - Lịch sự, tế nhị được thể hiện ntn? - Nêu ý nghĩa của lịch sự, tế nhị ? Lấy VD. 3. Nội dung bài mới: (32p) - Giới thiệu bài (1p): Để hoàn thiện bản thân và tiếp cận với khoa học, ngoài việc học ở trường, ở gia đình, các em phải tham gia các các hoạt động của tập thể, hoạt động xã hội. Các hoạt động đó gồm những nội dung gì và có ý nghĩa như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1 (16p): Tìm hiểu truyện đọc. - HD HS đọc truyện; GV đọc mẫu 1 đoạn. - Gọi HS đọc. - GV nhận xét. - Truyện kể về việc gì? * HD HS thảo luận các câu hỏi a, b ở SGK. - Qua truyện trên, em thấy Trương Quế Chi suy nghĩ, mơ ước những gì? => GV nhấn mạnh: Mơ ước trở thành nhà báo thể hiện Quế Chi sớm xác định lí tưởng nghề nghiệp của cuộc đời. - Bạn Trương Quế Chi đã làm ntn để thực hiện ước mơ đó? => Quế Chi chẳng những là HS giỏi toàn diện mà còn là HS gương mẫu trong hoạt động tập thể và tham gia các hoạt động XH. - Tìm chi tiết chứng tỏ TQC tích cực, tự giác tham gia tập thể và hoạt động XH? - Chi tiết nào chứng minh Quế Chi tự giác tham gia giúp đỡ gia đình? - Quế Chi đã phấn đấu ntn để trở thành con ngoan, trò giỏi? - Quế Chi đã làm gì để có đủ thời gian học tập và tham gia các hoạt động ngoại khóa? => GV liên hệ hướng dẫn HS sắp xếp thời gian biểu để học tập tốt và có thời gian tham gia hoạt động tập thể và hoạt động XH. - Qua truyện, em học tập được gì ở bạn Trương Quế Chi? - GV nhấn mạnh. - Nghe. - Đọc. - Nghe. - Về điều ước của Trương Quế Chi. * Thảo luận. - Mong muốn trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. - Suy nghĩ: Muốn trở thành nhà báo .đất nước. - Nghe. - Cố gắng học tập: + Rủ các bạn viết văn, làm thơ, viết những điều mình suy nghĩ và quan sát thấy ở xung quanh. + Say sưa học và tập dịch thơ, dịch truyện từ tiếng Pháp ra tiếng Việt; tập làm thơ bằng tiếng Pháp. + Lúc rãnh rỗi em còn tranh thủ vẽ tranh. - Nghe. - Quế Chi sáng lập ra nhóm “Những người nói tiếng Pháp trẻ tuổi của trường”; tham gia “Câu lạc bộ thơ”, “Câu lạc bộ hài hước” do trường tổ chức; tích cực tham gia hoạt động Đội, sinh hoạt tập thể và các hoạt động cộng đồng dân cư; giúp đỡ mọi người khi cần thiết. - Hằng ngày đưa đón em đi học mẫu giáo, giúp đỡ mẹ công việc nội trợ. - Kiên trì, vượt khó, tranh thủ thời gian học tập và tham gia các hoạt động ngoại khóa - Quế Chi đã có thời gian biểu hằng ngày. - Nghe. - Phải có mơ ước, cố gắng kiên trì, vượt khó; tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động XH. - Nghe. 1. Truyện đọc: Điều ước của Trương Quế Chi => Bài học: chúng ta phải có mơ ước, cố gắng kiên trì, vượt khó; tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động XH. Hoạt động 2 (10p): Tìm hiểu nội dung bài học - Gọi HS đọc KN tích cực, tự giác trong SGK. - Thảo luận nhóm (2p): Tìm biểu hiện của tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động XH. - Gọi HS trình bày. - Em hãy NX, đánh giá tính tích cực, tự giác tham gia HĐ tập thể, HĐ XH của bản thân và mọi người. - THGDMT: Nêu các việc làm của em tham gia các HĐ tập thể, HĐ XH về bảo vệ môi trường? - Em sẽ làm gì để các bạn cùng tham gia với em? - Trái với tích cực, tự giác là gì? - Tìm những biểu hiện lười biếng, không tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động XH? - Riêng em có thái độ ntn đối với các hoạt động tập thể và hoạt động XH? - Đối với bạn bè hoặc anh chị em, có những biểu hiện lười biếng, không tự giác thì em sẽ làm gì? - Đọc. - Thảo luận - Trình bày. - Tự NX, đánh giá về bản thân và mọi người. (Tích cực tham gia HĐ của lớp, của trường: góp tập vở giúp đỡ các bạn trong trường, làm lồng đèn, tham gia thi Hội khỏe Phù Đổng, làm Tập san - THGDMT: Dọn vệ sinh trường lớp, khu dân cư; trồng và chăm sóc cây hoa; tham gia tuyên truyền bảo vệ môi trường; tham gia hoạt động khắc phục hậu quả của thiên tai; - Vận động các bạn cùng tham gia. - Lười biếng, không tự giác. - Trốn tránh nhiệm vụ, ngại khó không tham gia, làm uể oải, cầm chừng, dựa dẫm vào người khác, phải nhắc nhở, thúc giục mới làm, - Ham thích hoạt động, tự nguyện, vui vẻ tham gia, không cảm thấy bị gò bó, ép buộc. - Động viên: Rủ bạn cùng tham gia; giải thích để bạn hiểu; giúp đỡ để bạn có điều kiện tham gia 2. Nội dung bài học a. Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động XH - Tham gia đầy đủ các hoạt động. - Hứng thú và nhiệt tình. - Làm tốt các nhiệm vụ được giao, không cần ai kiểm tra , nhắc nhở. Hoạt động 3 (5p): HD HS làm Bài tập. - GV yêu cầu HS lên bảng làm Bt a vào bảng phụ. - Gv cùng HS nx, bổ sung. - Lên bảng làm vào bảng phụ. - Nx, bổ sung. 3. Bài tập a. Các biểu hiện tích cực, tự giác tham gia HĐ tập thể và HĐ XH: 1,2,3,4,5,6,7,8,10,12. 4. Củng cố (3p) Nêu các biểu hiện của tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động XH? 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (3p) - Học bài; Xem phần còn lại -> tiết sau học tiếp. IV. Rút kinh nghiệm - Thầy:.. - Trò: Kí duyệt tuần 12, ngày Tổ phó Trịnh Mỹ Hằng
File đính kèm:
giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_6_bai_10_tich_cuc_tu_giac_tron.doc