Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I.  MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:  Sau bài học, HS:

  - Hiểu được những đặc điểm cơ bản của đô thị hoá ở đới ôn hoà (Phát triển về số lượng cả về chiều rộng, chiều cao và chiều sâu ; Liên kết với nhau thành chùm đô thị, siêu đô thị ; phát triển đô thị có quy hoạch )

- Nắm được những vấn đề nảy sinh trong quá trình đô thị hoá ở các nước phát triển (nạn thất nghiệp thiếu chỗ ở và các công trình công cộng, ô nhiễm , ùn tắc giao thông ...) và các vấn đề cần giải quyết.

2. kĩ năng

- HS nhận biết đô thị cổ và đô thị mới qua ảnh.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, quan tâm tới vấn đề đô thị hoá của đới ôn hoà (Các nước phát triển & của Việt Nam để áp dụng)

II.  CHUẨN BỊ:

   GV:  - Lược đồ dân cư đô thị thế giới

            - Các tranh ảnh, số liệu, tư liệu về đô thị ở đới ôn hoà: ảnh vài đô thị lớn của các nước phát triển, ảnh người thất nghiệp, các khu dân cư nghèo.

   HS:   - Tìm hiểu bài trước ở nhà

doc 7 trang Khánh Hội 19/05/2023 240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 3/10/2017
Tuần 9; Tiết 17
Bài 16. ĐÔ THỊ HOÁ Ở ĐỚI ÔN HOÀ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau bài học, HS:
 - Hiểu được những đặc điểm cơ bản của đô thị hoá ở đới ôn hoà (Phát triển về số lượng cả về chiều rộng, chiều cao và chiều sâu ; Liên kết với nhau thành chùm đô thị, siêu đô thị ; phát triển đô thị có quy hoạch )
- Nắm được những vấn đề nảy sinh trong quá trình đô thị hoá ở các nước phát triển (nạn thất nghiệp thiếu chỗ ở và các công trình công cộng, ô nhiễm , ùn tắc giao thông ...) và các vấn đề cần giải quyết.
2. kĩ năng
- HS nhận biết đô thị cổ và đô thị mới qua ảnh.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, quan tâm tới vấn đề đô thị hoá của đới ôn hoà (Các nước phát triển & của Việt Nam để áp dụng)
II. CHUẨN BỊ:
 GV: - Lược đồ dân cư đô thị thế giới
 - Các tranh ảnh, số liệu, tư liệu về đô thị ở đới ôn hoà: ảnh vài đô thị lớn của các nước phát triển, ảnh người thất nghiệp, các khu dân cư nghèo.
 HS: - Tìm hiểu bài trước ở nhà
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1/)
2. Kiểm tra bài cũ: (5/)
1/ Đặc điểm của nghành công nghiệp ở đới ôn hoà là gì ?
2/ Cảnh quan cong nghiệp ở đới ôn hòa biểu hiện như thé nào?
3. Nội dung bài mới
 Giới thiệu bài: 
Từ TK XV đô thị hoá ở đới ôn hoà phát triển nhanh chóng cùng với sự phát triển của công nghiệp do đó tỉ lệ dân thành thị cao nhất thế giới, đô thị hoá ở đây có đặc điểm như thế nào ? sự khác biệt với đới nóng ra sao => ta xét bài hôm nay. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản 
Hoạt động 1: Đô thị hoá ở mức cao (15/)
- Với sự phát triển mạnh mẽ của CN và DV sẽ làm cho tỉ lệ dân đô thị ở đới ôn hoà ntn?
- Quá trình phát triển của các đô thị ở đới ôn hoà diễn ra ntn ?
- GV treo các tranh ảnh về đô thị ở đới ôn hoà
 - GV tổ chức cho HS thảo luận theo bàn theo phiếu học tập về câu hỏi sau:
- Quan sát các tranh ảnh về đô thị và dựa vào các phim ảnh hoặc các phương tiện thông tin đại chúng khác, hãy nêu đặc điểm cơ bản của các đô thị ở đới ôn hoà?
- Đô thị ở đới ôn hoà có gì khác so với đới nóng?
- Quan sát H16.1 & 16.2 Chỉ ra những điểm khác nhau giữa đô thị cổ và đô thị mới?
- Với sự phát triển của đô thị như vậy có ảnh hưởng gì đến lối sống của dân cư đới ôn hoà?
- GV chốt lại nội dung.
HS nêu được các ý sau:
 - Có tỉ lệ dân đô thị cao, các đô thị chiếm phần lớn dân cư 1 nước
 - Các đô thị mở rộng kết nối với nhau liên tục thành từng chùm đô thị, chuỗi đô thị, hay siêu đô thị nhờ 1 hệ thống đường giao thông hết sức phát triển.
 HS quan sát
 HS thảo luận theo bàn theo phiếu học tập
 HS phát biểu
 - Đô thị phát triển theo quy hoạch
- Lối sống đô thị phổ biến cả ở những vùng nông thôn và ven đô thị.
1. Đô thị hoá ở mức độ cao.
- Tỉ lệ dân đô thị : cao > 75% dân cư đới ôn hoà sống ở các đô thị
- Sự phát triển của đô thị
- Đặc điểm của đô thị: Có những đô thị phát triển theo quy hoạch không chỉ mở ra về chiều rộng mà còn vươn lên cả về chiều cao, lẫn chiều sâu.
- Lối sống đô thị
Hoạt động 2: Các vấn đề đô thị. (15/)
Cho HS quan sát hình SGK.
 - GV giới thiệu các nhóm vấn đề của đô thị : Môi trường, xã hội, đô thị
 - GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm mỗi nhóm thảo luận tìm hiểu một vấn đề trên trong 5 phút
- THMT: 
+ Vấn đề môi trường như : nạn kẹt xe, khói bụi...
+ Xã hội như : dân nghèo, việc làm, vô gia cư...
+ Vấn đề đô thị như : Nhà ở, công viên, các công trình công cộng..
- GV yêu cầu HS quan sát các tranh ảnh H16.3, 16.4 để tìm hiểu, minh hoạ?
- Việc mở rộng đô thị a/h tiêu cực như thế nào với N2 ?
 Những vấn đề trên của đới ôn hoà đã đặt ra bài học gì cho quá trình đô thị hoá ở nước ta ?
 Để khắc phục những vấn đề trên cần có những giải pháp gì ?
- GV chốt lại nội dung
Quan sát H 16.3, 4 SGK/54.
- HS nghe và hoạt động theo nhóm
 HS tập hợp thành 3 nhóm, thảo luận trong vòng 5 phút theo phiếu học tập
 Diện tích canh tác thu hẹp nhanh
HS dựa vào thông tin trong SGK
2. Các vấn đề của đô thị
a. Thực trạng
- Ô nhiễm môi trường do khói bụi ,chất thải, kẹt xe.
- Nạn thất nghiệp phổ biến, thiếu việc làm, làn sóng nhập cư bất hợp pháp tăng cao, người vô gia cư. 
- Thiếu nhà ở
b. Giải pháp:
- Đô thị hoá phi tập trung, phát triển các thành phố vệ tinh. 
- Chuyển dịch công nghiệp và dịch vụ đến các vùng mới. 
- Đô thị hoá nông thôn
4. Củng Cố: (5/)
GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm sau:
 4.1Chọn phương án trả lời đúng nhất cho câu sau:
Dân số đô thị ở đới ôn hoà chiếm tỉ lệ như thế nào ?
 	a. Lớn b. Nhỏ c. Trung bình d. Rất nhỏ
 4.2. Đô thị hoá ở đới ôn hoà có gì khác so với đới nóng ?
 4.3. Sự phát triển đô thị ở đới ôn hoà đã đặt ra các vấn đề gi?
 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4/) 
 - Nắm được nội dung bài học
 - Làm các bài tập ở Vở BT và TBĐ
 - Tìm hiểu thêm về cảnh quan đô thị ở đới ôn hoà
 - Chuẩn bị cho bài mới: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
GV:HS:
Ngày soạn: 3/10/2017
Tuần 9; Tiết 18
Bài 17. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI ÔN HOÀ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Biết được nguyên nhân gây ô nhiễm nước và không khí ở các nước phát triển.
- Biết được các hậu quả do ô nhiễm nước và không khí gây ra cho thiên nhiên và con người không chỉ ở đới ô hoà mà cho toàn thế giới.
2. Kĩ năng
- HS luyện tập kĩ năng vẽ biểu đồ hình cột và kĩ năng phân tích ảnh địa lí.
3. Thái độ
- Giáo dục cho học sinh về bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
 GV: Các tranh ảnh, số liệu, tư liệu về ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà.
 HS: Sưu tầm các tranh ảnh, số liệu về ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1/)
2. Kiểm tra bài cũ: (5/)
	1/ Nét đặc trưng của đô thị hóa ở môi trường đới ôn hòa là gì?
	2/ Nêu những vấn đề xã hội nảy sinh khi các đô thị phát triển quá nhanh và hướng giải quyết? 
3. Nội dung bài mới (30/)
Hoạt động của thầy
Hoạt dộng của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: ô nhiễm không khí(15/)
THMT: Quan sát H16.3, 16.4, 17.1 cho biết chủ đề của ảnh?
- Nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm? 
- Ngoài ra còn nguồn ô nhiễm nào?
- Không khí ô nhiễm dẫn đến hậu quả nào?
- GV cho HS quan sát H17.2, giới thiệu về mưa axít 
- Nêu những tác hại của mưa axít?
- GD QP-AN: ví dụ Sương mùa, mưa axít
- Nguyên nhân gây ra mưa axít là do đâu? 
- Nêu những biện pháp nhằm giảm thiểu mưa axít?
- Ngoài ra, khói bụi và khí thải còn gây ra hiện tượng gì ? Nêu tác hại của hiện tượng hiệu ứng nhà kính?
- GV giải thích thêm về hiệu ứng nhà kính. Liên hệ hiện nay nguy cơ băng ở 2 cực tan chảy khiến nước biển dâng cao càng rõ rệt, đặc biệt là các quốc gia gần biển-> lụt lội, “biển tiến” trong đó có VN. 
- Tầng ô zôn bị thủng sẽ ảnh hưởng gì tới đời sống?
- GV cho HS quan sát tranh về lỗ thủng tâng ô zôn
- Ngoài ra còn 1 nguy cơ tiềm ẩn hết sức nguy hiểm cho môi trường là gì?
- Nêu những giải pháp cho vấn đề ô nhiễm không khí hiện nay?
- GV: Riêng Hoa Kì là nước có lượng khí thải độc hại bình quân /người cao nhât thế giới, 1/4 lượng khí thải toàn cầu. Nhưng Hoa Kì lại không chịu kí vào Nghị định này.
- GV: Ô nhiễm không khí không chỉ ảnh hưởng ở đới ôn hoà mà ảnh hưởng ra toàn thế giới.
- Tình hình ô nhiễm ở địa phương em diễn ra như thế nào?
Em đã làm gì để bảo vệ không khí?
- GV chốt lại nội dung.
HS nêu: Khói bụi làm ô nhiễm môi trường: ô nhiễm không khí
HS nêu
HS phát hiện: * Mưa axít
HS quan sát, lắng nghe
- Tác hại : Chết cây cối, ăn mòn các công trình xây dựng, gây các bệnh về đường hô hấp.
- Nguyên nhân : Do khí thải
- Biện pháp : Giảm lượng khí thải.
* Hiệu ứng nhà kính: - Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng lớp k2 gần mặt đất nóng lên như trong nhà kính.
 - Làm trái đất nóng lên. Khí hậu toàn cầu bị biến đổi đe doạ băng ở 2 cực tan chảy-> nước biển dâng cao.
* Lỗ thủng tầng ôzôn
- Gây nguy hiểm cho cuộc sống con người: tăng lượng tia cực tím gây bệnh ung thư da, đục thuỷ tinh thể...
* Ô nhiễm phóng xạ 
- Huỷ diệt sự sống
HS nêu: Các nước kí nghị định thư Ki-ô-tô cắt giảm lượng khí thải.
- HS nêu tình hình ô nhiễm không khí ở địa phương: đặc biệt là vào các ngày mùa đốt rơm rạ- nóng không khí
 Trồng thêm nhiều cây xanh, dùng các phương tiện giao thông không gây ô nhiễm ko khí: xe đạp
1. Ô nhiễm không khí
* Nguyên nhân
- Khí thải nhà máy, xí nghiệp
- Núi lửa, cháy rừng
- Khí thải sinh hoạt, phương tiện...
- Dò rỉ phóng xạ
- Bốc mùi 
* Hậu quả
- Mưa axít 
-Tăng hiệu ứng nhà kính
- Thủng tầng ôzôn
- Ô nhiễm phóng xạ
* Biện pháp :
+ Nghị định thư Ki-ô-tô
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu ô nhiễm nước. (15/)
- THMT: Trên trái đất có các nguồn nước nào bị ô nhiễm?
- GV: Phần lớn các đô thị của đới ôn hoà đều tập trung ven biển, trên 1 dải đất rộng ko quá 100 km
- Việc tập trung các đô thị như thế sẽ gây ô nhiễm ntn cho nước biển ở đới ôn hoà?
- GV cho HS quan sát ảnh /Sgk/57
- GV chia lớp làm 2 nhóm: 
- Nhóm 1: Quan sát H17.3, tìm nguyên nhân gây ô nhiễm biển? tác hại tới thiên nhiên và con người?
- Nhóm 2: Quan sát H17.4, tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm sông hồ? Tác hại? Biện pháp?
- GV: Tổng hợp, chuẩn kiến thức theo bảng.
- Giải thích “thuỷ triều đỏ”, “thuỷ triều đen”
- Tình hình ô nhiễm nguồn nước diễn ra ở địa phương em như thế nào?
 GV: Liên hệ đến sông Thị Vải do chất thải của nhà máy vedan gây ra
- Cần có các biện pháp gì để bảo vệ nguồn nước ?
- Các nguồn nước bị ô nhiễm: Nước ngầm, nước biển, sông hồ.
 HS lắng nghe
 HS suy ngẫm
 HS quan sát ảnh /Sgk/57
 HS tập hợp thành 2 nhóm , thảo luận theo phiếu học tập
 Đại diện nêu ý kiến, nhận xét
 HS quan sát
 HS dựa vào Sgk kết hợp với hiểu biết giải thích
HS nêu 
HS đưa ra biện pháp
2. Ô nhiễm nước
- Nguyên nhân:
+ Nước thải nhà máy 
+ Lượng phân hoá học, thuốc trừ sâu
+ Chất thải sinh hoạt đô thị 
- Tác hại: ảnh hưởng xấu tới ngành nuôi trường thuỷ sản, huỷ hoại, cân bằng sinh thái.
- Biện pháp: quản lí chặt chẽ nguồn nước thải, rác thải, tràn dầu...
4. Củng Cố: (5/)
GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm sau:
 Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau:
1. Đâu không phải là nguyên nhân gây ô nhiễn không khí ?
 a. Khí thải nhà máy, xí nghiệp b-Núi lửa, cháy rừng
 c. Thuỷ triều đỏ d-Khí thải sinh hoạt, phương tiện...
 2. Trái Đất nóng lên do đâu ?
 a. Mưa axít b. Thủng tầng ôzôn
 c. Hiệu ứng nhà kính d. Ô nhiễm phóng xạ
 3. Hiện tượng thuỷ triều đen là gì ?
 a. Nước biển ở đó có màu đen b. Tràn dầu.
 c. Thuốc trừ sâu. d. Nguồn nước biển ven bờ bị ô nhiễm nặng.
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (4/)
 - HS về nhà học bài
 - Làm các bài tập ở Vở BT và TBĐ
 - Tìm hiểu thêm về ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà
 - Chuẩn bị cho bài mới: Bài thực hành
 + Cần ôn lại các kiến thức về khí hậu của các kiểu môi trường ở đới ôn hoà
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
GV:	
HS:

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_7_tuan_9_nam_hoc_2017_2018_truong_thcs_ng.doc