Đề cương ôn tập môn Địa lí Khối 7 - Trường THCS Lý Thường Kiệt

Câu 1. Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ thành lập vào năm nào? Có bao nhiêu thành viên? Nêu mục đích thành lập?

Trả lời:

- Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ  thành lập năm 1993, có 3 thành viên: Ca-na-na, Hoa Kì, Mê-hi-cô

- Tăng sức cạnh tranh trên thị trường Thế Giới.

- Chuyển giao công nghệ, tận dụng nguồn nhân lực và nguồn nguyên liệu ở Mêhicô

- Tập trung phát triển các ngành công nghệ kỹ thuật cao ở Hoa Kỳ, Canada

- Mở rộng thị trường nội địa, Thế Giới.

doc 8 trang Khánh Hội 17/05/2023 520
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Địa lí Khối 7 - Trường THCS Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập môn Địa lí Khối 7 - Trường THCS Lý Thường Kiệt

Đề cương ôn tập môn Địa lí Khối 7 - Trường THCS Lý Thường Kiệt
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÍ 7 
Câu 1. Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ thành lập vào năm nào? Có bao nhiêu thành viên? Nêu mục đích thành lập?
Trả lời:
- Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ  thành lập năm 1993, có 3 thành viên: Ca-na-na, Hoa Kì, Mê-hi-cô
- Tăng sức cạnh tranh trên thị trường Thế Giới.
- Chuyển giao công nghệ, tận dụng nguồn nhân lực và nguồn nguyên liệu ở Mêhicô
- Tập trung phát triển các ngành công nghệ kỹ thuật cao ở Hoa Kỳ, Canada
- Mở rộng thị trường nội địa, Thế Giới.
Câu 2. Nêu nguyên nhân chủ yếu làm cho nền nông nghiệp Hoa Kì và Ca-na-đa phát triển ở vị trí hàng đầu thế giới?
 Trả lời:
 - Điều kiện tự nhiên thuận lợi: Đồng bằng rộng lớn, khí hậu điều hòa.
- Áp dụng tiến bộ  khoa học kỹ thuật:
- Cách tổ chức sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiệu quả cao.
Câu 3: Tại sao phải đặt vấn đề bảo vệ rừng Ama dôn? nêu vai trò của rừng  Ama dôn?
 Trả lời:
* Vấn đề bảo vệ rừng A-ma-dôn:
- Nhiều khoáng sản, dự trữ nước, điều hòa khí hậu, vùng dự trữ sinh học.
- Việc khai phá rừng A-ma-dôn để phát triển kinh tế làm môi trường bị hủy hoại, ảnh hưởng tới khí hậu khu vực và toàn cầu. 
* Vai trò của rừng A-ma-dôn: - Lá phổi xanh của thế giới
                                                 - Vùng dự trữ sinh học quí giá.
                                                 - Nhiều tiềm năng phát triển nông, công nghiệp, giao thông vận tải đường sông
Trung và Nam Mĩ và các nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Câu 4. Những nguyên nhân nào làm cho nền nông nghiệp Hoa Kì và Ca-na-đa phát triển đạt trình độ cao? Kể tên một số nông sản chính của Bắc Mĩ?
 Trả lời:
* Nguyên nhân làm cho nền nông nghiệp Hoa Kì và Ca-na-đa phát triển đạt trình độ cao là:
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi (diện tích đất nông nghiệp lớn, khí hậu đa dạng)
- Có trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến: (áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật) đặc biệt Tuyển chọn và lai tạo giống cây trồng, vật nuôi thích nghi với điều kiện sống và cho năng suất cao. Đặc biệt là áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật lai tạo giống cây trồng, vật nuôi.
* Tên một số nông sản chính của Bắc Mĩ.
Lúa mì, ngô, bông vải, cam, chanh, nho, bò, lợn 
Câu 5. Nêu đặc điểm công nghiệp Bắc Mĩ? Tại sao trong những năm gần đây các ngành công nghiệp truyền thống của Hoa Kì bị giảm sút? Kể tên một số sản phẩm công nghiệp quan trọng của Bắc Mĩ?
 Trả lời:
* Đặc điểm công nghiệp Bắc Mĩ:
- Phát triển cao, đứng hàng đầu thế giới, đặc biệt là Hoa Kì và Ca Na Đa.
- Công nghiệp chế biến giữ vai trò chủ đạo (80%).
- Phân bố ven biển Ca-ri-bê, ven Đại Tây Dương, Thái Bình Dương.
* Trong những năm gần đây các ngành công nghiệp truyền thống của Hoa Kì bị giảm sút vì: Khủng hoảng kinh tế liên tiếp 1970 -1973, 1980-1982. Sức cạnh tranh kém hiệu quả so với một số nước trên thế giới, với một số ngành công nghiệp khai thác, đặc biệt ngành công nghệ cao.
* Một số sản phẩm công nghiệp quan trọng của Bắc Mĩ: Máy bay Bôing, tàu vũ trụ con thoi, máy tính, điện tử, bột giấy và giấy, dầu khí 
Câu 6: Nêu những đặc điểm tự nhiên Châu Nam cực
 Trả lời:
Đặc  điểm tự nhiên  Châu Nam cực:
     - Khí hậu: Lạnh khắc nghiệt, thường có gió bão.
     - Địa hình: Là một cao nguyên băng khổng lồ.
     - Thực vật không thể tồn tại được.
     - Động vật khá phong phú.
Câu 7.  Đặc điểm dân cư Châu Đại Dương:
Trả lời:
               - Mật độ dân số thấp nhất thế giới 3,6 người/ km 2.
               - Sự phân bố dân cư không đều tập trung ở dải đất hẹp phía đông và Đông nam Ô-xtrây-li-a, ở phía Bắc Niu-di-len và pa-pua Niu Ghi-nê
             - Tỉ lệ dân thành thị cao 69%.
             - Dân cư gồm hai thành phần chính là người bản địa và người nhập cư
Câu 8: Quan sát  biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của 3 địa điểm ở Ô-xtrây-li-aà nhận xét đặc điểm khí hậu của lục địa Ô-xtrây-li-a?
Bri-xbên
A-li-xơ Xprinh
Pơc
Nhiệt độ tháng nóng nhất
1,2
1,12
1,2
Nhiệt độ tháng lạnh nhất
6,7
6,7
7,8
Biên độ nhiệt năm
Nhỏ
Lớn
Trung bình
Lượng mưa cả năm
1001-1500mm
Dưới 250mm
501-1000mm
Tháng mưa nhiều vào mùa nào
11à4; Đông xuân
11à3;Đông xuân
5à9 Hè thu
Tháng mưa ít  vào mùa nào
T9 mùa thu
T7 mùa hè
T11à2 Đông xuân
* Nhận xét:
- Hoang mạc phân bố vùng phía tây và tập trung vào sâu nội địa do:
+ Phía tây ảnh hưởng dòng biển lạnh
+ Phía đông có sườn khuất gió, lượng mưa càng vào sâu trong nội địa càng giảm dần
+ Có đường chí tuyến nam đi qua lục địa.
Câu 9: Tại sao đại bộ phận diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a lại có khí hậu khô hạn?
Trả lời:  Vì: Do lục địa này nằm chủ yếu trong đới chí tuyến của nửa cầu nam. Địa hình có 3 phần, phía tây là sơn nguyên ở giữa  là đồng bằng và phía Đông có núi cao chắn gió từ Đại Dương thổi vào cho nên phần lớn đất đai phía tây và vùng trung tâm lục địa ít mưa, hoang mạc và nửa hoang mạc phát triển  sông ngòi ít.
Câu 10: Nền kinh tế của châu Đại Dương như thế nào ?
Trả lời:
Trình độ phát triển kinh tế không đồng đều.
Niu di len và oxtraylia có nền kinh tế phát triển nhất.
Còn lại các nước quốc đảo có nền kinh tế đang phát triển.
Câu 11: Nêu một số đặc điểm tự nhiên của các đảo và quần đảo, lục địa Ôxtrây-li-a?
Trả lời:
Đặc điểm tự nhiên của các đảo và quần đảo, lục địa Ôxtrây-li-a
- Phần lớn các đảo, quần đảo có khí hậu nóng ẩm, điều hoà, mưa nhiều, rừng rậm nhiệt đới phát triển. (Do chịu ảnh hưởng mạnh của đại dương)
- Lục địa Ôxtrây-li-a: Phần lớn diện tích lục địa là hoang mạc. (Do chí tuyến Nam đi qua giữa lãnh thổ, đại bộ phận lục địa nằm trong khu vực áp  cao chí tuyến, không khí ổn định khó gây mưa, phía Đông có dãy Trường sơn ngăn ảnh hưởng của biển).
- Có nhiều động vật độc đáo nhất  thế giới.
- Quần đảo Niu Di- len và phía Nam Ôxtrây-li-a có khí hậu ôn đới.
Câu  12: Hãy nêu một số đặc điểm kinh tế chính của châu Đại Dương?
Trả lời:
* Đặc điểm kinh tế châu Đại Dương.
- Kinh tế phát triển không đều giữa các nước.
- Ôxtrây-li-a và Niu Di-len có nền kinh tế phát triển nhất châu Đại Dương với các ngành: Khai khoáng, chế tạo máy, phụ tùng diện tử....
- Các quốc đảo còn lại là những nước đang phát triển, kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu, chế biến thực phẩm và phát triển du lịch.
Câu 13: Trình bày vị  trí địa lí, đặc điểm địa hình của Châu Âu?
 Trả lời:
* Vị trí:
- Là 1 bộ phận của lục địa Á – Âu. Diện tích > 10 triệu km2
- Nằm giữa khoảng các vĩ tuyến: 360B – 710B
- Có 3 mặt giáp biển và đại dương.
- Bờ biển dài 43000km, bị cắt xẻ mạnh, biển lấn sâu vào đất liền, tạo thành nhiều bán đảo, vũng vịnh.
* Địa hình:
Châu Âu có 3 dạng địa hình chính: Đồng bằng, núi già và núi trẻ.
+ Đồng bằng: Trải dài từ Tây sang Đông, chiếm 2/3 diện tích châu lục. Tương đối bằng phẳng như ĐB Đông Âu, ĐB Pháp....
+ Núi trẻ: Ở phía Nam  châu lục, với đỉnh nhọn, cao, thung lũng sâu.
+ Núi già: Ở vùng trung tâm và phía Bắc châu lục với đỉnh tròn, thấp, sườn thoải.
Câu 14. Nêu ý nghĩa một số đặc điểm tự nhiên của Châu Âu?
Trả lời:
            Châu Âu là một bộ phận của lục địa Á-Âu, nằm trong đới khí hậu Ôn hòa, thiên nhiên  được  con người khai thác từ lâu đời và ngày càng được sử dụng có hiệu quả.
* Địa hình: Chủ yếu là đồng bằng, bờ biển bị cắt xẻ mạnh, biển lấn sâu vào đất liền, tạo thành nhiều bán đảo, vũng vịnh.
* Khí hậu:
- Phần lớn diện tích có khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, lượng nước dồi dào.các sông lớn là Đanuýp, Rai nơ và Von ga
- Thảm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông từ Bắc xuống Nam theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa.
Câu 15: Dựa vào kiến thức thức đã học về tự nhiên châu Âu, hãy giải thích vì sao càng đi về phía tây châu Âu khí hậu càng ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía đông?
Trả lời: Dòng biển nóng bắc Đại Tây Dương làm cho biển và khí hậu châu Âu thêm ấm về mùa đông. Hơi ấm và ẩm của biển được gió tây ôn đới thổi quanh năm đưa sâu vào trong đất liền, làm giảm bớt tính chất lục địa của khí hậu ở khu vực Đông và Đông Nam châu Âu. Vùng ven biển phía tây chịu ảnh hưởng của biển mạnh hơn, không khí ẩm của biển khi đi sâu vào trong đất liền bị biến tính dần, ảnh của biển càn đi sâu về phía khu vực Đông và Đông Nam châu Âu càng yếu đi. Vì thế càng đi về phía tây châu Âu khí hậu càng ấm áp, mưa nhiều và ôn hòa hơn ở phía đông.
Câu 16 Tình hình dân số Châu Âu hiện nay so với dân số Thế giới như thế nào? Nguyên nhân chủ yếu làm cho dân số Châu Âu già đi?
 Trả lời:
- Tình hình dân số Châu Âu:
+ Hiện nay, tỷ lệ dân số tự nhiên của Châu Âu chưa tới 0,1% (năm 2000) rất thấp so với tỷ lệ tăng dân số thế giới (1,4%).
+ Nhiều nước ở Đông Âu, Bắc Âu, Trung Âu có tỷ lệ tăng dân số tự nhiên âm, làm cho dân số Châu Âu già đi dẫn đến nguồn nhân lực trẻ ngày càng thiếu hụt.
- Nguyên nhân chính:
+ Do mức sống dân số cao, công tác y tế vệ sinh tiến bộ, bảo đảm sức khoẻ tốt, tuổi thọ trung bình người dân ngày càng tăng.
+ Lớp tuổi trên 60 ngày càng đông.
+ Đa số dân số hạn chế sinh đẻ vì không muốn có con dẫn đến lớp tuổi dưới 15 rất ít chỉ chiếm 15% dân số như ở Đức, Italia.
Câu 17  Trình bày đặc điểm các môi trường tự nhiên ở châu Âu
 Trả lời:
Châu Âu có các môi trường tự nhiên sau:      
   - Môi trường ôn đới hải dương, mùa hạ mát, đông không lạnh lắm hoặc ấm, mưa quanh năm.
   - Môi trường ôn đới lục địa, mùa đông lạnh, hạ nóng, mưa ít;
   - Môi trường núi cao, thực vật thay đổi theo độ cao.
   - Môi trường địa trung hải, nóng khô, mưa thu-đông.
Câu 18  So sánh sự khác nhau giữa hai môi trường  tự nhiên: Ôn đới hải dương và ôn đới lục địa ở châu Âu?
 Trả lời:
So sánh sự khác nhau giữa hai môi trường tự nhiên
Nội dung
Môi trường ôn đới hải dương
Môi trường ôn đới lục địa
Khí hậu
Ôn hòa, mùa đông ấm, mùa hạ mát, mưa nhiều và đều quanh năm
Khắc nghiệt, mùa đông rất lạnh và mùa hạ nóng, biên độ nhiệt năm lớn và lượng mưa ít.
Thực vật
Rừng lá rộng
Rừng lá kim và thảo nguyên
Sông ngòi
Nhiều nước quanh năm
Đóng băng vào mùa đông
Phân bố
Ở Tây âu
Ở Đông âu
Câu 19. Nêu những nguyên nhân làm cho nông nghiệp châu Âu đạt hiệu quả cao?
Trả lời:
- Sản xuất nông nghiệp thâm canh, phát triển ở trình độ cao.
- Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến.
- Gắn chặt sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến.
Câu 20: Trình bày những đặc điểm chính của môi trường ôn đới hải dương và môi trường ôn đới lục địa của Châu Âu, giải thích tại sao có đặc điểm như vậy?
 Trả lời:
+ Ôn đới hải dương:
- Mùa hạ mát, mùa đông ấm (không lạnh lắm) nhiệt độ thường trên 0oC, lượng mưa khá lớn (khoảng trên 1000mm) mưa quanh năm.
- Sông ngòi nhiều nước quanh năm và không đóng băng.
- Thực vật: Có rừng cây lá rộng (Sồi, dẻ....)
* Giải thích:
- Nhờ có dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới làm cho khí hậu của vùng ấm và ẩm.
+ Ôn đới lục địa:
- Khí hậu: Mùa hạ nóng, mùa đông lạnh và có nơi có tuyết rơi. Mưa ít hơn vùng ôn đới hải dương và tập trung vào mùa hạ.
- Sông ngòi: Nhiều nước về mùa hạ và có thời kỳ đóng băng trong mùa đông.
- Thực vật: Rừng và thảo nguyên chiếm phần lớn diện tích, thực vật thay đổi từ Bắc xuống Nam.
* Giải thích:
- Vì nằm sâu trong nội địa ít chịu ảnh hưởng của biển, về mùa đông lại chịu ảnh hưởng của khối không khí lạnh phương Bắc làm cho khí hậu mang tính chất lục địa.
Câu 21: Nêu các kiểu khí hậu của châu Âu, kiểu khí hậu nào chiếm vị trí lớn nhất?
Trả lời:
- Châu Âu có bốn kiểu khí hậu:
+ Khí hậu Hàn đới: Ở phía Bắc.
+ Khí hậu ôn đới Hải dương: Ở phía Tây.
+ Khí hậu ôn đới lục địa: Ở phía Đông.
+ Khí hậu Địa Trung Hải: Ở phía Nam.
- Kiểu khí hậu ôn đới lục địa và ôn đới Hải dương chiếm phần lớn diện tích.
Câu 22: Vì sao sản xuất nông nghiệp ở Châu Âu đạt hiệu quả cao?
Trả lời:
Sản xuất nông nghiệp ở Châu Âu đạt hiệu quả cao vì:
- Nền nông nghiệp thâm canh, phát triển ở trình độ cao.
- Áp dụng các tiến bộ khoa học –kỹ thuật tiên tiến.
- Gắn chặt với công nghiệp chế biến.
Câu 23: Theo em vấn đề đặt ra trong việc phát triển du lịch của các nước Nam Âu là gì?
Trả lời:
- Việc phát triển du lịch đã đặt ra cho các nước Nam Âu nhiều vấn đề :
+ Bảo vệ các bãi biển, vùng biển không bị ô nhiễm.
+ Bảo vệ các rừng cây không bị phá hoại
+ Bảo vệ, phục chế các di sản văn hoá, nghệ thuật , công trình kiến trúc cổ không bị thất thoát hư hỏng.
Câu 24: Liên minh Châu Âu(EU) có những đặc điểm gì?
Trả lời: Liên minh Châu Âu(EU) có những đặc điểm:
- Liên minh Châu Âu (EU) được mở rộng qua nhiều giai đoạn.           
- Đây là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới, chiếm tỷ trọng 40% hoạt động ngoại thương của thế giới.
- Liên minh Châu Âu không ngừng mở rộng quan hệ với các nước và các tổ chức kinh tế trên toàn cầu, đặc biệt là việc EU đặt quan hệ các nước ASEAN trong đó có Việt Nam.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_dia_li_khoi_7_truong_thcs_ly_thuong_kiet.doc