Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức:

 - Kiểm tra, đánh giá học sinh về việc nắm một số kiến thức:

       + Thành phần nhân văn của môi trường;                

       + Các môi trường của đới nóng và vấn đề nảy sinh.

 - Nhằm đánh giá và điều chỉnh nội dung dạy và học của thầy và trò

  2. Kĩ năng: Kiểm tra kĩ năng tính mật độ dân số.

  3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác, tích cực học tập, tự giác làm bài.

II. CHUẨN BỊ:

   - Thầy: Ma trận + đề + đáp.

   - Trò: Học bài, máy tính, bút.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

  1. Ổn định lớp:
  2. Kiểm tra bài cũ: (không)
  3. Nội dung bài mới:
doc 9 trang Khánh Hội 19/05/2023 140
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 15/9/2018
Tuần: 7; Tiết: 13 
KIỂM TRA I TIẾT
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 - Kiểm tra, đánh giá học sinh về việc nắm một số kiến thức:
 + Thành phần nhân văn của môi trường; 	
 + Các môi trường của đới nóng và vấn đề nảy sinh.
 - Nhằm đánh giá và điều chỉnh nội dung dạy và học của thầy và trò
 2. Kĩ năng: Kiểm tra kĩ năng tính mật độ dân số.
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác, tích cực học tập, tự giác làm bài.
II. CHUẨN BỊ:
	- Thầy: Ma trận + đề + đáp.
	- Trò: Học bài, máy tính, bút.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: (không)
Nội dung bài mới:
Ma trận đề:
Tên chủ đề (Nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
Dân số
Sự bùng nổ dân số
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu:2
Số điểm: 1
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới
- Sự phân bố dân cư. 
- Các chủng tộc trên thế giới
Tính mật độ dân số và nhận xét
Số câu: 4
Số điểm: 7
Tỉ lệ: 70%
Số câu: 2
Số điểm: 1
Số câu:1
Số điểm: 3
Số câu: 3
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 40%
Quần cư. Đô thị hoá
Các siêu đô thị
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Môi trường nhiệt đới gió mùa
Khí hậu
Khí hậu nhiệt đới gió mùa
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Số câu:1
Số điểm: 1
Số câu: 2
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm
Rừng rậm xanh quanh năm
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng
Dân số
Nêu những nguyên nhân dẫn đến các làn sóng di dân ở đới nóng
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Số câu:1
Số điểm: 2
Số câu: 2
Số điểm: 2,5
Tỉ lệ: 25%
Số câu: 10
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
Số câu: 8
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 40%
câu:2
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
câu:1
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
Số câu: 10
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
b. Đề: 
ĐỀ 1
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
* Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất: (Mỗi câu 0,5 điểm)
Câu 1: Đới nóng gồm có mấy kiểu môi trường?
 A. 5 kiểu	B. 4 kiểu	
 C. 3 kiểu	D. 2 kiểu
Câu 2: Dân số thế giới tăng nhanh và bùng nổ vào thời gian nào?
A. Giữa thế kỉ XIX	 B. Giữa thế kỉ XX
C. Đầu thế kỉ XIX	 D. Cuối thế kỉ XVII
Câu 3: Rừng nào phát triển ở môi trường xích đạo ẩm?
A. Rừng rậm xanh quanh năm	 B. Rừng cây lá cứng
C. Rừng hỗn giao	 D. Rừng cây lá kim
Câu 4: Dân số ở đới nóng chiếm khoảng bao nhiêu % dân số thế giới?
A. Gần 50% dân số thế giới	 B. Hơn 35% dân số thế giới
C. Gần 40% dân số thế giới D. Khoảng 60% dân số thế giới
Câu 5: Chủng tộc Môn-gô-lô ít sống chủ yếu ở châu lục nào?
 A. Châu Phi	B. Châu Âu	
 C. Châu Mĩ	D. Châu Á
Câu 6: Nước ta nằm trong môi trường khí hậu nào?
 A. Nhiệt đới 	 B. Hoang mạc 
 C. Nhiệt đới gió mùa	 D. Nửa hoang mạc
Câu 7: Khi nào thì xảy ra bùng nổ dân số?
 A. Khi tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm lên đến 0,5%
 B. Khi tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm lên đến 1,1%
 C. Khi tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm lên đến 1,5%
 D. Khi tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm lên đến 2,1%
Câu 8: Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất là khu vực nào?
Tây Âu và Nam Á B. Tây Phi và Đông Á
C. Nam Á và Đông Á 	D. Đông Á và Đông Nam Á
II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Nêu đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa? 
Câu 2: (2 điểm) Nêu những nguyên nhân dẫn đến các làn sóng di dân ở đới nóng? 
Câu 3: (3 điểm) Tính mật độ dân số năm 2001 của các nước trong bảng dưới đây và nêu nhận xét.
Tên nước
Diện tích (km2)
Dân số (triệu người)
Việt Nam
Trung Quốc
In-đô-nê-xi-a
329314
9597000
1919000
78,7
1273,3
206,1
ĐỀ 2
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
* Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất: (Mỗi câu 0,5 điểm)
Câu 1: Nước ta nằm trong môi trường khí hậu nào?
 A. Nhiệt đới 	 B. Nhiệt đới gió mùa
 C. Hoang mạc 	 D. Nửa hoang mạc
Câu 2: Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất là khu vực nào?
Tây Âu và Nam Á B. Tây Phi và Đông Á
 C. Nam Á và Đông Á 	D. Đông Á và Đông Nam Á
Câu 3: Rừng nào phát triển ở môi trường xích đạo ẩm?
A. Rừng cây lá kim	 B. Rừng cây lá cứng
C. Rừng hỗn giao	D. Rừng rậm xanh quanh năm 
Câu 4: Dân số ở đới nóng chiếm khoảng bao nhiêu % dân số thế giới?
A. Gần 60% dân số thế giới	 B. Hơn 50% dân số thế giới
C. Gần 40% dân số thế giới D. Khoảng 60% dân số thế giới
Câu 5: Chủng tộc Môn-gô-lô ít sống chủ yếu ở châu lục nào?
 A. Châu Phi	 B. Châu Âu	
 C. Châu Á	 D. Châu Mĩ
Câu 6: Đới nóng gồm có mấy kiểu môi trường?
 A. 4 kiểu	 B. 5 kiểu	
 C. 3 kiểu	 D. 2 kiểu
Câu 7: Khi nào thì xảy ra bùng nổ dân số?
 A. Khi tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm lên đến 0,5%
 B. Khi tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm lên đến 1,1%
 C. Khi tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm lên đến 2,5%
 D. Khi tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm lên đến 2,1%
Câu 8: Dân số thế giới tăng nhanh và bùng nổ vào thời gian nào?
A. Giữa thế kỉ XX	B. Giữa thế kỉ XIX
 C. Đầu thế kỉ XIX	D. Cuối thế kỉ XVII 
II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Nêu đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa?(2đ)
Câu 2: (2 điểm) Nêu những nguyên nhân dẫn đến các làn sóng di dân ở đới nóng? 
Câu 3: (3 điểm) Tính mật độ dân số năm 2001 của các nước trong bảng dưới đây và nêu nhận xét.
Tên nước
Diện tích (km2)
Dân số (triệu người)
Việt Nam
Trung Quốc
In-đô-nê-xi-a
329314
9597000
1919000
78,7
1273,3
206,1
ĐỀ 3
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
* Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất: (Mỗi câu 0,5 điểm)
Câu 1: Khi nào thì xảy ra bùng nổ dân số?
 A. Khi tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm lên đến 0,5%
 B. Khi tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm lên đến 1,1%
 C. Khi tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm lên đến 1,5%
 D. Khi tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm lên đến 2,1% 
Câu 2: Dân số thế giới tăng nhanh và bùng nổ vào thời gian nào?
A. Giữa thế kỉ XX	B. Giữa thế kỉ XIX
C. Đầu thế kỉ XIX	D. Cuối thế kỉ XVII
Câu 3: Rừng nào phát triển ở môi trường xích đạo ẩm?
A. Rừng hỗn giao	B. Rừng cây lá cứng 
C. Rừng rậm xanh quanh năm 	D. Rừng cây lá kim
Câu 4: Dân số ở đới nóng chiếm khoảng bao nhiêu % dân số thế giới?
A. Gần 50% dân số thế giới	 B. Hơn 35% dân số thế giới
C. Gần 40% dân số thế giới D. Khoảng 60% dân số thế giới
Câu 5: Chủng tộc Môn-gô-lô ít sống chủ yếu ở châu lục nào?
 A. Châu Phi	 B. Châu Âu	
 C. Châu Á	 D. Châu Mĩ
Câu 6: Nước ta nằm trong môi trường khí hậu nào?
 A. Nhiệt đới 	 B. Nhiệt đới gió mùa
 C. Hoang mạc 	 D. Nửa hoang mạc
Câu 7: Đới nóng gồm có mấy kiểu môi trường?
 A. 5 kiểu	 B. 4 kiểu	
 C. 3 kiểu	 	 D. 2 kiểu
Câu 8: Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất là khu vực nào?
A.Tây Âu và Nam Á B. Tây Phi và Đông Á
C. Nam Á và Đông Nam Á D. Nam Á và Đông Á
II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Nêu đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa?(2đ)
Câu 2: (2 điểm) Nêu những nguyên nhân dẫn đến các làn sóng di dân ở đới nóng? 
Câu 3: (3 điểm) Tính mật độ dân số năm 2001 của các nước trong bảng dưới đây và nêu nhận xét.
Tên nước
Diện tích (km2)
Dân số (triệu người)
Việt Nam
Trung Quốc
In-đô-nê-xi-a
329314
9597000
1919000
78,7
1273,3
206,1
I ĐỀ 4
. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
* Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất: (Mỗi câu 0,5 điểm)
Câu 1: Chủng tộc Môn-gô-lô ít sống chủ yếu ở châu lục nào?
 A. Châu Á 	 B. Châu Âu	
 C. Châu Phi	 D. Châu Mĩ 
Câu 2: Dân số thế giới tăng nhanh và bùng nổ vào thời gian nào?
A. Đầu thế kỉ XIX	B. Giữa thế kỉ XVII
C. Giữa thế kỉ XIX	D. Giữa thế kỉ XX 
Câu 3: Rừng nào phát triển ở môi trường xích đạo ẩm?
A. Rừng hỗn giao	 B. Rừng cây lá cứng
C. Rừng rậm xanh quanh năm	 D. Rừng cây lá kim
Câu 4: Dân số ở đới nóng chiếm khoảng bao nhiêu % dân số thế giới?
A. Gần 40% dân số thế giới	 B. Hơn 35% dân số thế giới
C. Gần 50% dân số thế giới D. Khoảng 60% dân số thế giới
Câu 5: Đới nóng gồm có mấy kiểu môi trường?
 A. 4 kiểu	 B. 3 kiểu	
 C. 2 kiểu	 D. 5 kiểu
Câu 6: Nước ta nằm trong môi trường khí hậu nào?
 A. Nhiệt đới 	 B. Nhiệt đới gió mùa
 C. Hoang mạc 	 D. Nửa hoang mạc
Câu 7: Khi nào thì xảy ra bùng nổ dân số?
 A. Khi tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm lên đến 2,5%
 B. Khi tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm lên đến 1,1%
 C. Khi tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm lên đến 1,5%
 D. Khi tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm lên đến 2,1%
 Câu 8: Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất là khu vực nào?
A. Tây Phi và Đông Á	 B. Nam Á và Đông Á 
C. Nam Á và Tây Phi D. Tây Âu và Đông Á 
II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Nêu đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa?
Câu 2: (2 điểm) Nêu những nguyên nhân dẫn đến các làn sóng di dân ở đới nóng? 
Câu 3: (3 điểm) Tính mật độ dân số năm 2001 của các nước trong bảng dưới đây và nêu nhận xét?
Tên nước
Diện tích (km2)
Dân số (triệu người)
Việt Nam
Trung Quốc
In-đô-nê-xi-a
329314
9597000
1919000
78,7
1273,3
206,1
Đáp án – thang điểm:
 PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Đề 
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
1
B
B
A
A
D
C
D
C
2
B
C
D
B
C
A
D
A
3
D
A
C
A
C
B
B
D
4
A
D
C
C
A
B
D
B
 PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1 Khí hậu nhiệt đới gió mùa có hai đặc điểm nổi bật là nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường.	 (1đ)
Câu 2: 
 - Đới nóng là nơi có làn sóng di dân và tốc độ đô thị hoá cao trên thế giới (0,5đ)
 - Nguyên nhân di dân rất đa dạng (0,5đ)
 + Di dân tự do (do thiên tai, chiến tranh, kinh tế chậm phát triển, nghèo đói, thiếu việc làm) (0,5đ)
+ Di dân có kế hoạch (nhằm phát triển kinh tế-xã hội ở các vùng núi, ven biển (0.5đ)
Câu 3:) * Mât độ dân số:
- Việt Nam: 236,9 	 (0,5 đ)
- Trung Quốc: 133 	 (0,5 đ)
- In-đô-nê-xi-a: 107 	 (0,5 đ)
* Nhận xét: Việt Nam có diện tích và dân số ít hơn Trung Quốc và In-đô-nê-xi-a nhưng lại có mật độ dân số cao hơn vì đất hẹp, dân đông. 	 (1,5 đ)
4. Củng cố: GV nhận xét ý thúc và cách làm bài của HS.
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: 
 	- Xem lại nội dung kiểm tra.
	- Chuẩn bị bài 13: Môi trường đới ôn hòa.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Thầy:Trò:
THỐNG KÊ ĐIỂM
Lớp
0 - < 5
5 - < 7
7 - < 9
9 - 10
So sánh lần kiểm tra trước(từ 5 trở lên)
Tăng %
Giảm %
7A
7B
7C
Ngày dạy: 15/9/2018 
Tuần: 8 ;Tiết: 15
CHƯƠNG II: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI ÔN HOÀ
BÀI 13: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
- Biết vị trí của đới ôn hoà trên bản đồ Tự nhiên thế giới. Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản 2 đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường đới ôn hoà:
 	+ Tính chất trung gian của khí hậu. 
 	+ Sự thay đổi của thiên nhiên theo thời gian và không gian. 
 2. Kĩ năng: 
 - Củng cố kĩ năng đọc và phân tích ảnh và bản đồ địa lí. 
 - Bồi dưỡng khả năng nhận biết các kiểu khí hậu ôn hòa qua biểu đồ khí hậu.
 3. Thái độ: HS có quan điểm đúng đắn về đặc điểm của đới ôn hòa.
II. Chuẩn bị:
 - Thầy: + Bản đồ các môi trường địa lí.
 + Ảnh bốn mùa ở đới ôn hòa.
 - Trò: SGK, tập bản đồ
III. Các bước lên lớp: 
Ổn định lớp (1p)
Kiểm tra bài cũ: 
Nội dung bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm khí hậu: (19p)
GV: giới thiệu TĐ chia làm 5 đới: đới ôn hoà nằm giữa đới nóng và đới lạnh nên có những đặc điểm khác với các môi trường khác. 
Y/c HS quan sát hình 13.1:
 - Xác định vị trí của đới ôn hoà? So sánh diện tích của đới ôn hoà ở 2 bán cầu 
- Y/c HS Q/s bảng số liệu: + Phân tích nhiệt độ, lượng mưa của đới ôn hoà? So sánh với 2 đới: nóng, lạnh và rút ra kết luận?
 GV: cho Hs đọc và phân tích lược đồ 13.1 (xem các kí hiệu lược đồ):
 ? So sánh sự khác nhau giữa đợt khí nóng và lạnh? 
 GV: Phân tích ảnh hưởng của các đợt khí
* Xoáy sâu: Em hãy phân tích những yếu tố gây biến động thời tiết ở đới ôn hòa?
- Những đợt khí nóng và lạnh, gió tây ôn đới tác động đến cây trồng và vật nuôi, con người ở đới ôn hòa như thế nào?
HS nghe và theo dõi tt SGK
- Nằm giữa đới nóng và đới lạnh.
- Phần lớn đất nổi của đới ôn hòa nằm ở bắc bán cầu
HS h/đ nhóm/bàn (3 phút)
+ Nhiệt độ: Tb năm không nóng bằng đới nóng và không lạnh bằng đới lạnh.
+ Lượng mưa: không nhiều như đới nóng và không ít như đới lạnh.
 - Đợt khí nóng nhiệt độ tăng rất cao và rất khô dễ gây cháy ở nhiều nơi.. 
- Đợt khí lạnh: nhiệt độ giảm xuống đột ngột dưới 00c, gió mạnh tuyết rơi dày...
- Tác động tiêu cực đến sinh hoạt của con người và sản xuất nông nghiệp.
1. Khí hậu:
 - Vị trí: khỏang từ chí tuyến đến vòng cực ở cả 2 bán cầu.
 - Phần lớn diện tích đất nổi của đới ôn hòa nằm ở bán cầu bắc. 
 - Khí hậu mang tính trung gian giữa khí hậu đới nóng và đới lạnh.
 - Thời tiết có nhiều biến động thất thường tác động đến vật nuôi, cây trồng và con người ở đới ôn hoà do:
+ Vị trí trung gian hải dương có khối khí ẩm hải dương và lục địa với khối khí khô lạnh lục địa. 
+ Vị trí trung gian giữa đới nóng có khối khí chí tuyến nóng khô và đới lạnh có khối khí cực lục địa. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phân hóa của môi trường (18p)
- Thiên nhiên ở đới ôn hòa thay đổi như thế nào? 
GV: Giới thiệu Cho HS thời gian của từng mùa. Thời tiết của từng mùa, sự biên đổi của cây cỏ.
- Y/c HS Quan sát hình 13.1
+ Nêu tên các kiểu MT ở đới ôn hoà? 
+ Xác định vị trí của các kiểu MT? 
+ Quan sát các dòng biển nóng và cho biết chúng có quan hệ thế nào với kiểu môi trường ôn đới hải dương?
- Ở lục địa Á – Âu, Bắc - Mĩ từ T- Đ, từ B- N có những kiểu môi trường nào?
- Y/c HS Q/s hình 13.2; 13.3; 13.4 SGK.
- Phân tích biểu đồ khí hậu ứng với từng ảnh? 
- Rút ra đặc điểm của khí hậu ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, khí hậu địa trung hải?
=> MT phân hoá theo không gian và thời gian.
- Thay đổi theo 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. (thời gian) 
 - Thay đổi từ vùng này sang vùng khác (không gian 
- HS Quan sát hình 13.1
Dựa vào hình xác định.
- Nơi nào có dòng biển nóng chảy qua nơi đó có KH ôn đới hải dương 
 HS Q/s hình 13.2; 13.3; 13.4 h/đ nhóm (5 phút)
- Ôn đới hải dương:
lượng mưa Tb năm 1126 mm, nhiệt độ tb: 10,60 c (Tháng 1: 60c, Tháng 7: 160c) 
 - Ôn đới lục địa: Lượng mưa Tb năm: 560 mm, nhiệt độ Tb 40c (Tháng 1: -100c, Tháng 7: 190c), mưa nhiều vào mùa hạ.
- ĐTH: Lượng mưa Tb: 17,30c (Tháng 1: 100c, Tháng 7: 280c), khô 5 tháng, mưa nhiều vào thu đông.
2. Sự phân hoá môi trường:
- Thiên nhiên phân hóa theo thời gian và không gian:
 + Phân hóa theo thời gian: một năm có 4 mùa: Xuân, hạ, thu, đông.
+ Phân hóa theo không gian: thiên nhiên thay đổi từ Bắc xuống Nam theo vĩ độ, từ Đông sang Tây theo ảnh hưởng của dòng biển và gió Tây ôn đới.
4. Củng cố: (4p)
 - Khí hậu ôn hoà gây tác động xấu tới sx nông nghiệp và sinh hoạt của con người như thế nào?
 - Tại sao KH ôn hoà có tính chất thất thường?
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (2p)
 - GV hướng dẫn HS làm BT 2 sgk
 - Học bài cũ, soạn trước bài 14
+ Đới ôn hòa có những hình thức sản xuất nông nghiệp chính nào?
+ Các hình thức sản xuất nông nghiệp này có những điểm gì giống nhau và khác nhau?
+ So sánh trình độ cơ giới hóa nông nghiệp trên hai ảnh? 
IV. Rút kinh nghiệm:
ThầyTrò
	Châu Thới, tháng 9 năm 2018
	Tổ kí duyệt

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_7_tuan_7_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs_ng.doc