Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Về các kiểu khí hậu xích đạo ẩm. Nhiệt đới gió mùa.

- Về đặc điểm của các kiểu môi trường đới nóng.

2. Kỹ năng:

 - Nhận biết các môi trường đới nóng qua tranh ảnh địa lí. Qua biểt đồ nhiệt độ và lượng mưa.

- Phân tích mói quan hệ chế độ lượng mưa sông ngòi.

3. Thái độ: 

 Giáo dục  lòng say mê môn học 

II. CHUẨN BỊ:

   - Thầy: các tranh ảnh qua địa lí việt nam và lượng mưa.

   - Trò: học bài, xem bài và dụng cụ học tập .

III. CÁC BƯỚC  LÊN LỚP:

1. Ổn dịnh lớp: (1P)       

2. Kiểm tra bài cũ: (5P)                                

- Nguyên nhân dẫn đến sự di dân ở đới nóng?

-  Vấn đề phát triển đô thị hóa ở đới nóng như thế nào ?

doc 6 trang Khánh Hội 19/05/2023 120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 12/09/2016	 
Tuần: 6; Tiết: 11
BÀI 12: THỰC HÀNH
NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Về các kiểu khí hậu xích đạo ẩm. Nhiệt đới gió mùa.
- Về đặc điểm của các kiểu môi trường đới nóng.
2. Kỹ năng:
 - Nhận biết các môi trường đới nóng qua tranh ảnh địa lí. Qua biểt đồ nhiệt độ và lượng mưa.
- Phân tích mói quan hệ chế độ lượng mưa sông ngòi.
3. Thái độ: 
 Giáo dục lòng say mê môn học 
II. CHUẨN BỊ:
 - Thầy: các tranh ảnh qua địa lí việt nam và lượng mưa.
 - Trò: học bài, xem bài và dụng cụ học tập .
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn dịnh lớp: (1P) 	
2. Kiểm tra bài cũ: (5P)	
- Nguyên nhân dẫn đến sự di dân ở đới nóng?
- Vấn đề phát triển đô thị hóa ở đới nóng như thế nào ?
3. Nội dung bài mới: (32P)	
	Qua 7 bài ở môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng, chúng ta cũng biết về đặc điểm của các môi trường. Hôm nay chúng ta vào bài thực hành để chúng ta nhận biết các kiểu môi trường đới nóng.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CƠ BẢN
Hoạt động 1: Bài 1 (20P)
Có 3 ảnh về các kiểu môi trường đới nóng xác định từng ảnh thuộc kiểu môi trường nào? và giải thích.
- Ảnh (A . Xa ha ra) thuộc kiểu môi trường nào?
* Nâng cao: Em hãy giải thích vì sau ảnh (A . Xa ha ra) thuộc môi trường hoang mạc?
- Ảnh (B. Công viên quốc gia Se-ra-gat) thuộc kiểu môi trường nào?
- Vì sao ảnh ( B. Công viên quốc gia Se ran gat ) thuộc môi trường nhiệt đới ? 
- Ảnh (C. Bắc công gô ) thuộc kiểu môi trường nào?
- Em hãy giải thích vì sau ảnh (C. Bắc công gô) thuộc môi trường xích đạo ẩm?
* Xoáy sâu: Em hãy nhắc lại khí hậu của môi trường xích đạo ẩm và môi trường nhiệt đới?
- Môi trường hoang mạc. 
- Xa ha ra có những cồn cát lượn sóng mênh mông dưới ánh nắng chói trang không có động thực vật Xa ha ra là hoang mạc nhiệt đới lớn nhất thế giới 
- Môi trường nhiệt đới
- Vì ảnh công viên quốc gia Se ra gát (Tan đa ni a) đồng cỏ cây cao xen lẫn phía xa là rừng hành lang xa van là thảm thực vật tiêu biểu môi trường nhiệt đới.
- Môi trường xích đạo ẩm 
- Vì ảnh bắc công gô rừng râm nhiều tầng xanh tốt phát triển bên bờ sông sông đầy nước cảnh quang của môi trường đới nóng quanh năm, mưa nhiều quanh năm vùng xích đạo là môi trường xích đạo ẩm
Bài 1: Có 3 ảnh về các kiểu môi trường đới nóng xác định từng ảnh thuộc kiểu môi trường nào? và giải thích. 
- Ảnh (A. Xa ha ra) thuộc kiểu môi trường hoang mạc. Vì có những cồn các lượng sóng mênh mông dưới ánh nắng chói trang không có động thực Xa-ha-ra là hoang mạc nhiệt đới lớn nhất thế giới.
- Ảnh (B. Công viên quốc gia Se-ra- gat) thuộc kiểu môi trường nhiệt đới. Vì ảnh Công viên quốc gia Se –ra-gát (Tan đa ni a) đồng cỏ cây cao xen lẫn phía xa là rừng hành lang xa van là thảm thực vật tiêu biểu môi trường nhiệt đới.
- Ảnh (C. Bắc công gô ) thuộc kiểu môi trường xích đạo ẩm. Vì ảnh bắc Công gô rừng râm nhiều tầng xanh tốt phát triển bên bờ sông sông đầy nước cảnh quang của môi trường đới nóng quanh năm, mưa nhiều quanh năm vùng xích đạo là môi trường xích đạo ẩm
Hoạt động 2: Bài tập 4 (12P)
 Quan sát các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa dưới đây để chọn ra một biểu đồ thuộc đới nóng. Cho biết lí do chọn?
* Nâng cao: Vì sao biểu đồ B thuộc đới nóng ?
- Biểu đồ B thuộc đới nóng vì: nóng quanh năm trên 20oc và có hai lần lên cao trong năm, mưa nhiều vào mùa hạ.
Bài tập 4: quan sát các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa dưới đây để chọn ra một biểu đồ thuộc đới nóng. Cho biết lí do chọn.
- Biểu đồ B thuộc đới nóng vì: nóng quanh năm trên 20oc và có hai lần lên cao trong năm, mưa nhiều vào mùa hạ.
 4. Củng cố:	(5P)	
 GV gọi 1 - 2 học sinh xác định nhanh bài tập 1 
 Gv nhận xét và kết luận	
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2P)
- Các em về nhà xem lại bài cũ, trả lời các câu hỏi cuối bài đã học
- Tiết sau Ôn tập. 
- Ôn thành phần nhân văn của môi trường.
- Ôn các môi trường của đới nóng và vấn đề nảy sinh. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM: Thầy..........................
Trò:.
Ngày soạn: 12/09/2018	 
Tuần: 6; Tiết: 12
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1 Kiến thức
- Củng cố và hệ thống hóa cho HS các kiến thức đã học.
- Ôn thành phần nhân văn của môi trường.
- Ôn các môi trường của đới nóng và vấn đề nảy sinh. 
2. Kĩ năng: Rèn các kĩ năng tái hiện, vận dụng kiến thức. 
3. Thái độ: Giáo dục cho HS về dân số, môi trường,....
II. CHUẨN BỊ:
 - Thầy: các tranh ảnh qua địa lí việt nam và lượng mưa.
 - Trò: học bài, xem bài và dụng cụ học tập .
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn dịnh lớp: (1P) 	
2. Kiểm tra bài cũ: (không)	
3. Nội dung bài mới: (32P)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CƠ BẢN
HĐ 1: Lí thuyết ( 15’)
- Căn cứ vào tháp tuổi cho biết đặc điểm gì của dân số?
- Gia tăng dân số tự nhiên phụ thuộc vào yếu tố nào?
- Dân số tăng nhanh dẫn đến hậu quả gì ?
- Em hiểu như thế nào về sự phân bố dân cư?
- Căn cứ vào đâu chia dân cư trên thế giới ra thành các chủng tộc?
- Những yếu tố quan trọng nào thúc đẩy qúa trình phát triển đô thị?
Em hãy nêu vị trí của đới nóng?
Đới nóng có mấy kiểu môi trường?
 Đặc điểm khí hậu môi trường xích đạo ẩm?
* Xoáy sâu: Em hãy nêu đặc điểm khí hậu môi trường nhiệt đới và môi trường nhiệt đới gió mùa?
* Nâng cao: Em hãy phân biệt Đặc điểm khí hậu môi trường xích đao ầm, môi trường nhiêt đới, môi trường nhiệt đới gió mùa?
- Đặc điểm sản xuất nông nghiệp?
- Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu?
Hoat động cá nhân, HS nhớ lại kiến thức đã học trả lời câu hỏi bên.
- Số trẻ sinh ra và số người chết đi trong một năm.
- 4 kiêu môi trường
A. Lí thuyết
I. Thành phần nhân văn của môi trường.
- Tháp tuổi cho biết đặc điểm cụ thể dân số qua giới tính, độ tuổi, nguồn lao động hiện tại và tương lai của địa phương.
- Sự bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển đã tạo sức ép đối với việc làm, phúc lợi xã hội, MT, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội,...
II. Các môi trường của đới nóng
- Đới nóng nằm ở khoảng giữa hai chí tuyến Bắc và Nam.
+ Môi trường xích đạo ẩm
+ Môi trường nhiệt đơi
+ Môi trường nhiệt đới gió mùa
+ Môi trường hoang mạc
HĐ 2: Bài tập (17’)
Bài tập 2 sgk trang 9.
Tính mật độ dân số năm 2001 của các nước trong bảng dưới đây và nêu nhận xét?
Tên nước
Diện tích (km2)
Dân số (triệu người)
Việt Nam
Trung Quốc
In-đô-nê-xi-a
329314
9597000
1919000
78,7
1273,3
206,1
Bài tập 2 sgk trang 19.- Trong ba biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa, biểu đồ nào phù hợp với ảnh chụp cảnh rừng kèm theo?
- Vì sao em chọn biểu đồ đó?
Bài tập 4 sgk trang 22.
Quan sát hai biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của vùng nhiệt đới, cho biết biểu đồ nào ở Bắc bán cầu, biểu đồ nào ở Nam bán cầu. Tại sao?
Bài tập 3 sgk trang 32
Dựa vào các hình vẽ nêu quá trình thoái hóa đất do đốt rừng làm nương rẫy ở MT đới nóng.
Thảo luận nhóm làm bài tập tính mật độ dân số
- Biểu đồ A.
- Vì đây là biểu đồ khí hậu có mưa nhiều quanh năm, nóng quanh năm (trên 270c) và biên độ nhiệt năm thấp (10 - 20 c).
- Biểu đồ A: Bắc bán cầu. Vì: Đường biểu diễn nhiệt độ 2 lần tăng cao trong năm, nhiệt độ quanh năm trên 200C, có 1 thời kì khô hạn (hoặc mưa tập trung vào mùa hạ T5 – T10).
- Biểu đồ B: Nam bán cầu. Vì: nhiệt độ cả năm >200C, biên độ nhiệt năm lớn >150C, có 1 thời kì khô hạn kéo dài 6 tháng, mùa mưa từ tháng 11 sang tháng 3 năm sau trái ngược với biểu đồ A.
- Rừng rậm nếu bị chặt hạ làm nương rẫy, nước mưa sẽ cuốn trôi lớp đất màu.
- Nếu không có cây cối che phủ, đất sẽ tiếp tục bị xói mòn và cây không mọc lên được.
B. Bài tập
Bài tập 2 sgk trang 9.
Tên nước
Diện tích (km2)
Dân số
(triệu người)
Mật độ (ng/ km2)
Việt Nam
Trung Quốc
In-đô-nê-xi-a
329314
9597000
1919000
78,7
1273,3
206,1
238,9
133
107
-> NX: VN có diện tích và dân số ít hơn TQ và In-đô-nê-xi-a nhưng lại có mật độ dân số cao hơn vì đất hẹp, dân đông.
Bài tập 4 sgk trang 19
 - Biểu đồ A phù hợp. Vì đây là biểu đồ khí hậu có mưa nhiều quanh năm, nóng quanh năm (trên 270c) và biên độ nhiệt năm thấp (10 - 20 c).
Bài tập 4 sgk trang 22
- Biểu đồ A: Bắc bán cầu. Vì: Đường biểu diễn nhiệt độ 2 lần tăng cao trong năm, nhiệt độ quanh năm trên 200C, có 1 thời kì khô hạn (hoặc mưa tập trung vào mùa hạ T5 – T10).
- Biểu đồ B: Nam bán cầu. Vì: nhiệt độ cả năm >200C, biên độ nhiệt năm lớn >150C, có 1 thời kì khô hạn kéo dài 6 tháng, mùa mưa từ tháng 11 sang tháng 3 năm sau trái ngược với biểu đồ A.
Bài tập 3 sgk trang 32
- Rừng rậm nếu bị chặt hạ làm nương rẫy, nước mưa sẽ cuốn trôi lớp đất màu.
- Nếu không có cây cối che phủ, đất sẽ tiếp tục bị xói mòn và cây không mọc lên được.
 4. Củng cố:	(5P)
- Căn cứ vào tháp tuổi cho biết đặc điểm gì của dân số?
- Em hãy nêu vị trí của đới nóng?
 	- Đới nóng có mấy kiểu môi trường?
	- Đặc điểm sản xuất nông nghiệp
- GV tóm lược nội dung bài tập.
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2P)
- Các em về nhà xem lại bài.
- Ôn lại các bài đã học, tiết sau kiểm tra 1tiết 
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: Thầy..........................
Trò.
	Châu Thới, ngày tháng 9 năm 2018
	Tổ kí duyệt

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_7_tuan_6_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs_ng.doc