Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến Thức

- Biết được đới nóng vừa đông dân vừa có sự bùng nổ dân số trong khi nền kinh tế còn đang trong quá trình phát triển chưa đáp ứng được các nhu cầu cơ bản (ăn mặc ở )của người dân.

- Biết được sức ép dân số lên đới sống và các biện pháp mà các nước đang phảt tiển áp dụng đẻ giảm sức ép dân số bảo vệ tài nguyên và môi trường.

2Kĩ năng:

- Luyện tập cách đọc phân tích biểu đồ sơ đồ quan hệ.

- Bươc đầu phân tích số liệu thống kê.

3. Thái độ:

   Có hành động tích cực góp phần giải quyết các vấn đề MT ở đới nóng.

II. CHUẨN BỊ:

- Gv: vẽ biểu đồ dân số và lương thực. Sưu tầm ảnh tài nguyên môi trường bị suy thoái.

- Hs:  học bài, xem bài và dụng cụ học tập

doc 6 trang Khánh Hội 19/05/2023 120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 4/9/2017	 
Tuần dạy: 5	 
Tiết: 9
BÀI 10: DÂN SỐ VÀ SỨC ÉP DÂN SỐ TỚI TÀI NGUYÊN ,MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI NÓNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến Thức: 
- Biết được đới nóng vừa đông dân vừa có sự bùng nổ dân số trong khi nền kinh tế còn đang trong quá trình phát triển chưa đáp ứng được các nhu cầu cơ bản (ăn mặc ở )của người dân.
- Biết được sức ép dân số lên đới sống và các biện pháp mà các nước đang phảt tiển áp dụng đẻ giảm sức ép dân số bảo vệ tài nguyên và môi trường.
2. Kĩ năng:
- Luyện tập cách đọc phân tích biểu đồ sơ đồ quan hệ.
- Bươc đầu phân tích số liệu thống kê.
3. Thái độ:
 Có hành động tích cực góp phần giải quyết các vấn đề MT ở đới nóng.
II. CHUẨN BỊ:
- Gv: vẽ biểu đồ dân số và lương thực. Sưu tầm ảnh tài nguyên môi trường bị suy thoái.
- Hs: học bài, xem bài và dụng cụ học tập
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định: (1P)	 
2. Kiểm tra bài cũ: (5P)	 
- Môi trường xích đạo ẩm có những thuận lợi khó khăn sản xuất nông nghiệp?
- Trình bày các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của đới nóng? 
3. Nội dung bài mới: (30P)	 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Dân số (15P)
- Dân cư tập trung ở đới nóng là bao nhiêu %? 
- Dân cư đới nóng phân bố tập trung ở những khu vực nào?
- Nền kinh tế của các nước ở đới nóng ra sao?
- Với số dân bằng ½ dân số tập trung sinh sống chủ yếu 4 khu vực trên sẽ tác dộng như thế nào đến tài nguyên và môi trường ở đây?
- Quan sát H.1.4 cho biết tình trạng gia tăng dân số hiện nay của đới nóng như thế nào?
- GD QP – AN: Ví dụ khi dân số tăng nhanh đời sống gặp nhiều khó khăn như thiếu lương thực, thực phẩm, can kiệt nguồn tài nguyên...
- Hs: gần 50% dân số sống ở đới nóng
- Hs: Tập trung dân đông ở Đông Nam Á, Nam Á, Tây Phi, Đông Nam Braxin.
- Hs: chậm phát triển, nghèo nhất là châu phi.
 - Hs: tài nguyên thiên nhiên nhanh cạn kiệt, môi trường rừng, đất trồng, biển xuống cấp
 Tác động xấu đến nhiều mặc tự nhiên và xã hội
- Hs: tăng tự nhiên quá nhanh dẫn tới sự bùng nổ dân số.
- Hs: gây sức ép nặng nề cho việc cải thiện đời sống người dân (đi, lại học hành ăn ở.)
1. Dân số
- Gần 50% dân số sống ở đới nóng.
- Dân số tăng nhanh dẫn tới bùng nổ dân số tác động tiêu cực tới tài nguyên và môi trường.
Hoạt động 2: Sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường (15P)
Gv giới thiệu biểu đồ H. 10.1 sgk.
- Dựa vào biểu đồ sản lượng lương thực em hãy nhận xét tăng hay giảm?
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có diễn biến thế nào?
- Hãy so sánh sự gia tăng lương thực với gt dân số?
- Biểu đồ bình quân lương thực đầu người tăng hay giảm?
- Nguyên nhân nào làm cho bình quân lương thực giảm xuống?
- Phải có biện pháp gì để nâng bình quân lương thực đầu người lên?
- Gv: hướng dẫn cho HS bảng của khu vực Đông Nam Á.
- Dân số tăng hay giảm?
- Diện tích rừng tăng hay giảm?
- Nhận xét tương quan giữa ds và S rừng. 
- Nguyên nhân làm giảm diện tích rừng?
- Những tác động của sức ép dân số tới tài nguyên môi trường và xã hội ntn?
- THGDMT: Cho biết những biện pháp tích cực để bảo vệ tài nguyên và môi trường? 
- GD QP – AN: Ví dụ tác động xấu đến môi trường như lượng nước thải ngày nhiều, chặt phát cây rừng....
- Hs: tăng từ 100% - 110%.
- Hs tăng từ 100% - lên gần 168 %
- Hs: cả 2 đều tăng nhưng lương thực không kịp tăng với đà tăng dân số.
- HS: Giảm từ 100% xuống còn 80%
- Hs: dân số tăng nhanh hơn so với việc tăng lương thực
- Hs: giảm tăng dân số nâng mức lương thực lên.
Phân tích bản số liệu và rừng ở Đông Nam Á từ 1980 -1990 .
- Hs: tăng từ 360 triệu lên 442 triệu.
- Hs: giảm xuống từ 240.2 xuống 208.6 triệu ha.
- Dân càng tăng thì rừng càng giảm.
- Hs: phá rừng lấy đất canh tác, xây nhà, làm củi.
- Hs: Làm cho TN cạn kiệt, suy giảm. Chất lượng cuộc sống của người dân thấp.
- Hs: 
+ Giảm tỉ lệ gia tăng dân số. 
+ Phát triển kinh tế.
+ Nâng cao đời sống của người dân ở đới nóng sẽ có tác động tích cực tới tài nguyên và môi trường.
2. Sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường.
- Đẩy nhanh tốc độ khai thác tài nguyên làm suy thoái môi trường, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, đất bạc màu, khoáng sản cạn kiệt, thiếu nước sạch
- Biện pháp:
+ Giảm tỉ lệ gia tăng dân số. 
+ Phát triển kinh tế.
+ Nâng cao đời sống của người dân.
4. Củng cố:	(5P)	
 - Dân cư tập trung ở đới nóng bao nhiêu?
 - Với số dân bằng ½ dân số tập trung sinh sống chủ yếu 4 khu vực trên sẽ tác dộng như thế nào đến tài nguyên và môi trường ở đây?
 - Biểu đồ bình quân lương thực đầu người tăng hay giảm?
 - Tài nguyên môi trường bị xuống cấp do bùng nổ dân số dẫn tới tình trạng gì của tự nhiên 
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4P)
 - Về nhà học bài, chuẩn bị bài 11 di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng.
- Quan sát h 3.3 sgk đọc tên các siêu đô thị trên 8 triệu dân ở đới nóng.
- Quan sát h 11.1 &h 11.2 sgk cho biết những biểu hiện tích cực và tiêu cực đối với kinh tế xã hội của việc đô thị hoá có kế hoạch ở 2 bức ảnh?
- Cho biết những tác động xấu tới môi trường do đô thị hoá ở đới nóng gây ra.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: GV:....................................................................................................................................................................................
HS.....................................................................................................................................
***********************************
Ngày soạn: 4/9/2017	 
Tuần dạy: 5	 
Tiết: 10
BÀI 11: DI DÂN VÀ SỰ BÙNG NỔ ĐÔ THỊ Ở ĐỚI NÓNG
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức 
 - Nắm được nguyên nhân của sự di dân và đô thị hoá đới nóng.
- Biết được nguyên nhân hình thành và những vấn đề đang đặc ra cho các đô thị, siêu đô thị ở đới nóng.
2. Kĩ năng
 - Phân tích các sự vật hiện tượng địa lí.
- Cũng cố kỉ năng đọc phân tích hiện tượng địa lí lược đồ biểu đồ hình cột.
3. Thái độ
 Giáo dục học sinh bảo vệ môi trường nước
II. CHUẨN BỊ:
- Gv: Bản đồ phân bố dân cư và đô thị thế giới.
- Hs: học bài, xem bài và dụng cụ học tập 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định: (1P)	 	 
2. Kiểm tra bài cũ: (5P)	
 Sức ép của dân số đến tài nguyên, môi trường như thế nào?
3. Nội dung bài mới: (30P) 	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Sự di dân (15P)
- Tìm và nêu nguyên nhân của di dân ở đới nóng ?
- Tại sao di dân ở đới nóng diễn ra rất đa dạng và phức tạp?
- Sự di dân của họ nhằm mục đích gì?
 GV liên hệ cho HS thấy ở địa phương một số người đi thành phố. 
- Ngoài việc di dân do tìm việc làm còn nguyên nhân nào khiến người ta di dân?
- GD QP – AN: Ví dụ như thiếu việc làm, các tệ nạn xã hội (ma túy...)
- HS Do thiên tai chiến tranh, kinh tế chậm phát triển sự nghèo đói và thiếu việt làm .
- HS: - Đới nóng là nới có nhiều nguyên nhân khác nhau có tác động tích cực tiêu cực đến sự phát triển kinh tế xã hội.
- HS: Tìm việc làm ở đô thị, vì ở nông thôn mức thu nhập quá thấp .
- HS: hạn hán, xung đột tột người 
1. Sự di dân
- Đới nóng là nơi có làn sóng di dân cao. 
- Nguyên nhân di dân rất đa dạng: 
+ Di dân tự do (do thiên tai, chiến tranh, kinh tế chậm phát triển, nghèo đói và thiếu việc làm).
+ Di dân có kế hoạch (nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng núi, ven biển).
Hoạt động 2: Đô thị hóa (15P)
- Trong những năm gần đây tốc độ đô thị hóa ở đới nóng diễn ra như thế nào?
- Quan sát h 3.3 sgk đọc tên các siêu đô thị trên 8 triệu dân ở đới nóng?
- Trong những năm gần đây tỉ lệ dân thành thị ra sao? siêu đô thị như thế nào?
- Quan sát h 11.1 &h 11.2 sgk cho biết những biểu hiện tích cực và tiêu cực đối với kinh tế xã hội của việc đô thị hoá có kế hoạch ở 2 bức ảnh?
- Cho biết những tác động xấu tới môi trường do đô thị hoá ở đới nóng gây ra?
- GV giới thiệu vài nét về đô thị hoá ở tỉnh ta.
- Quá trình đô thị hoá của Việt Nam hình thành dưới sự quản lí hành chính kinh tế có kế hoạch của nhà nước gắn với hoá trình công nghiệp hoá đất nước và công nghiệp hoá nông thôn.
- Quá trình đô thị hoá của việt nam gắn liền với hoá trình tổ chức lại sản xuất theo lãnh thổ.
- Để các đô thị phát triển không gây hậu quả môi trường ta phải làm gì ?
- HS: Năm 1950 không có đô thị 4 triệu dân.
 Năm 2000 có 11/23 siêu đô thị >8 triệu dân 
- HS đọc tên Bắc kinh, Xơ un, Tô ki ô, Thiên Tân
- HS: thành thị tăng nhanh, số đô thị ngày càng nhiều.
- HS: hình 11.1 cuộc sống người dân ổn định, thu nhập cao, đủ tiện nghi sinh hoạt, môi trường đô thị hoá sạch đẹp.
 Hình 11.2 khu ổ chuột được hình thành trong hoá trình đô thị hoá do di dân tự do.
- HS: gây ô nhiểm môi trường, hủy hoại cảnh quang, ùn tắc giao thông, tệ nạn XH thất nghiệp, phân cách giàu nghèo lớn.
- HS: tiến hành đô thị hóa gắn liền với phát triển kinh tế và phân bố dân cư hợp lí.
2. Đô thị hóa
- Đới nóng là nơi tốc độ đô thị hoá cao .
- Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh và số siêu đô thị ngày càng nhiều.
 - Hậu qủa: sự bùng nổ đô thị ở đới nóng chủ yếu do di dân tự do đã tạo ra sức ép lớn đối với việc làm, nhà ở, môi trương, phúc lợi xã hội ở các đô thị.
4. Củng cố: (5P)	
 - Nêu nguyên nhân của di dân ở đới nóng?
 - Sự di dân của họ nhằm mục đích gì?
 - Hiện nay sự di dân ở đới nóng ra sao?
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4P)	
 - Về nhà học bài, làm bài tập số 3.
 - Về nhà soạn bài 12 thực hành nhận biết đặc diểm môi trường đới nóng.
IV. RÚT KINH NGHIỆM : GV:....................................................................................................................................................................................
HS..................................................................................................................................... 
Châu thới, ngày tháng năm 2017
Ký duyệt

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_7_tuan_5_nam_hoc_2017_2018_truong_thcs_ng.doc