Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 4 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Biết vị trí môi trường nhiệt đới gió mùa trên bản đồ Tự nhiên thế giới.
- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường xích đạo ẩm.
2. Kĩ năng: Đọc bản đồ, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.
3. Thái độ
Giáo dục hoc sinh có ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
- Thầy: Lược đồ các môi trường địa lí + Lược đồ gió mùa châu Á.
- Trò: Ôn lại kĩ năng phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.
Ôn lại kĩ năng miêu tả đặc trưng của cảnh quan qua ảnh
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1P)
2. Kiểm tra bài cũ: (5P)
- Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới.
- Nêu các đặc điểm khác của môi trường nhiệt đới.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 4 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 26/8/2018 Tuần: 4; Tiết: 7 BÀI 7: MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Biết vị trí môi trường nhiệt đới gió mùa trên bản đồ Tự nhiên thế giới. - Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường xích đạo ẩm. 2. Kĩ năng: Đọc bản đồ, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa. 3. Thái độ Giáo dục hoc sinh có ý thức bảo vệ môi trường. II. CHUẨN BỊ: - Thầy: Lược đồ các môi trường địa lí + Lược đồ gió mùa châu Á. - Trò: Ôn lại kĩ năng phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa. Ôn lại kĩ năng miêu tả đặc trưng của cảnh quan qua ảnh III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1P) 2. Kiểm tra bài cũ: (5P) - Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới. - Nêu các đặc điểm khác của môi trường nhiệt đới. 3. Nội dung bài mới: (32P) Trong đới nóng tuy có một khu vực có cùng vĩ độ với môi trường nhiệt đới và hoang mạc như thiên nhiên và nét đặc sắc đó là vùng nhiệt đới gió mùa. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG CƠ BẢN Hoạt động 1 : Khí hậu. (20P) - Giới thiệu toàn bộ môi trường nhiệt đới gió mùa của đới nóng nằm trong hai khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực gió mùa điển hình. - Giới thiệu thuật ngữ gió mùa: là loại gió thổi theo mùa trên những vùng rộng lớn của các lục địa chủ yếu trong mùa hè và mùa đông. - Treo bản đồ 5.1 lên bảng, gọi Hs lên xác định vị trí ranh giới của môi trường nhiệt đới gió mùa? - Quan sát H.7.1&H.7.2 sgk Đông Nam Á và Nam Á vào mùa hạ có gió thổi từ đâu? Tính chất như thế nào? - Còn mùa đông thì sao? - Tại sao hướng mũi tên chỉ hướng gió ở Nam Á lại chuyển hướng cả hai mùa hè và mùa đông? - Gv chia lớp thành 4 nhóm cho các em thảo luận . - Quan sát biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa H.7.3 & H.7.4 sgk cho biết diễn biến nhiệt độ và lượng mưa trong năm của Hà Nội có gì khác so với Mum - bai? * Nhóm 1&3: diễn biến nhiệt độ 2 địa điểm. * Nhóm 2&4: lượng mưa - Xác định trên lược đồ - Gió mùa hạ thổi từ cao áp Ấn Độ Dương vào Thái Bình Dương và áp thấp lục địa nên có tính chất mát cho mưa nhiều. - Gió mùa đông từ cao áp lục địa xibia và áp thấp Đại Dương nên có tính chất khô lạnh mưa ít - Do ảnh hưởng của lực tự quay của Trái Đất nên gió vượt qua vùng xích đạo thường bị ảnh hưởng rõ rệt. - Thảo luận(4 phút) trả lời câu hỏi, nhóm khác nhận xét và điền vào bảng. 1. Khí hậu + Vị trí địa lí: Nam Á, Đông Nam Á. Hà nội 210c Mum bai 190c Nhiệt độ Lượng mưa Nhiệt độ Lượng mưa Mùa hè > 300c Mưa lớn vào mùa mưa < 300c Mưa lớn vào mùa mưa Mùa đông < 180c Mưa ít mùa mưa ít > 230c Lượng mưa rất nhỏ (mùa khô ) Biên độ nhiệt trong năm 120c Trung bình. 1722 mm 70c Trung bình 1784 mm * Kết luận: Hà nội có mùa đông lạnh. Mum bai nóng quanh năm. * Gv kết luận chung. - Mùa mưa đến rất sớm. - Lượng mưa không đồng đều giữa các năm. - Mùa đông có năm đến sớm có năm đến muộn rét nhiều, rất ít thiên tai, hạn hán xảy ra. - Lượng mưa trung bình năm thay đổi phụ thuộc vào vi trí địa hình xườn đón gió khuất gió. - Khí hậu nhiệt đới gió mùa có đặc điểm gì nổi bật? - Nhiệt độ và biên độ nhiệt trong năm ra sao ? - Lượng mưa ở đây thay dổi như thế nào? - Diển biến thời tiết ở đây ra sao? - Nhiệt độ và lương mưa thay đổi theo mùa - Nhiệt độ >200 C còn biên độ nhiệt 80 C - Lớn hơn 1000mm thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa biển. Gió nam dãy Himalya lượng mưa 1200mm - thất thường mùa mưa có năm đến sớm có năm đến muộn, hạn hán lụt lội . + Đặc điểm: Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió. Thời tiết diễn biến thất thường. Thảm thực vật phong phú và đa dạng. Hoạt động 2. Các đặc điểm khác của môi trường. (12P) - Môi trường nhiệt đới gió mùa là môi trường như thế nào ? - Nhận xét sự thay đỗi phụ thuộc cảnh sắc thiên nhiên qua ảnh H 7.5 & H 7.6 sgk? - Sự phân bố lương mưa như thế nào? - Còn các vùng ven biển và cửa sông thì sao? - Tại sao môi trường nhiệt đới gió mùa là một nơi tập trung đông dân nhất thế giới? * THMT: Em hãy cho biết đặc điểm của đất và biện pháp bảo vệ đất ở MT nhiệt đới? - Em nêu một số hoạt động kinh tế của con người là một trong những nguyên nhân làm thoái hóa đất, diện tích xavan và nửa hoang mạc ở đới nóng ngày càng mở rộng. .. * Xoáy sâu: So sánh môi trường nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa? * Giống nhau : + Nhiệt độ quanh năm cao hơn 20 0C + Là vùng thích hợp trồng cây lương thực (lúa nước) + Đều là khu vực tập trung đông dân * Khác nhau : + MT nhiệt đới: Lượng mưa tap trung chủ yếu ở một mùa . Thảm thực vực thay đổi dần về phía 2 chí tuyến . + MT nhiệt đới gió mùa: Lương mưa thay đổi tuỳ theo mùa gió. Thảm thực vật hay đổi tủy vào lượng mưa và sự phân bố mưa trong một năm - Đa dạng phong phú của đới nóng . - Hình7.5 cây xanh tươi tốt, còn hình 7.6 cây úa vàng rụng lá - Không đều giữa các mùa. Mùa mưa rừng xanh rậm rạp quanh năm mùa khô cây rụng lá. - Có rừng ngập mặn thuận lợi cho động vật trên cạn và dưới nước phát triển . - Thích hợp trồng các loại cây lương thực và cây công nghiệp. 2. Các đặc điểm khác của môi trường. - Môi trường nhiệt đới gió mùa là môi trương đa dạng phong phú của đới nóng. - Gió mùa ảnh hưởng tới thiên nhiên và cuộc sống của con người. - Nam Á và Đông Nam Á là những khu vực thích hợp cho việc trồng cây lương thực (đặc biệt là cây lúa nước) và cây công nghiệp; đây là những nơi sớm tập trung đông dân trên thế giới. 4. Củng cố: (5P) - Quan sát H.7.1&H.7.2 sgk Đông Nam Á và Nam Á vào mùa hạ có gió thổi từ đâu? tính chất như thế nào? - Khí hậu nhiệt đới gió mùa có đặc điểm gì nổi bật? - Tại sao môi trường nhiệt đới gói mùa là một nơi tập trung đông dân nhất thế giới? 5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2P) - Học bài và chuẩn bị bài 9 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIIỆP Ở ĐỚI NÓNG + Tìm ra điểm chung của môi trường đới nóng? + Ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới và khí hậu nhiệt đới gió mùa đến sản xuất nông nghiệp như thế nào? IV. RÚT KINH NGHIỆM : Thầy:........................ Trò:... Ngày soạn: 26/8/2018 Tuần dạy: 4; Tiết: 8 BÀI 9: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIIỆP Ở ĐỚI NÓNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Nắm được các mối quan hệ giữa khí hậu với nông nghiệp và đất trồng, giữa khai thác đất với bảo vệ đất. - Biết được một số cây trồng, vật nuôi ở các kiểu môi trường khác nhau ở đới nóng. 2. Kỹ năng - Luyện tập cách mô tả hiện tượng địa lí bức tranh liên hoàn. - Phân tích mối quan hệ đất trồng và bảo vệ đất trồng. 3. Thái độ Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường II. CHUẨN BỊ: - Thầy: ảnh xói mòn đất đai các sườn núi, cây lương thực. - Trò: học bài, chuẩn bị bài 9 và dụng cụ học tập. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1P) 2. Kiểm tra bài cũ: (5P) - Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa. - Nêu các đặc điểm khác của môi trường nhiệt đới gió mùa. 3. Nội dung bài mới: (32P) Sự phân hoá đa dạng của môi trường đới nóng, hiểu rõ nét đặc điểm khí hậu sắc thái thiên nhiên là nơi hoạt động nông nghiệp ở vùng có đặc điểm khác nhau qua bài sau. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG CƠ BẢN Hoạt động 1: Đặc điểm sản xuất nông nghiệp (20P) Yêu cầu học sinh nhắc lại các đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa. - Tìm ra điểm chung của môi trường đới nóng? - Môi trường xích đạo ẩm có những thuận lợi, khó khăn sản xuất nông nghiệp? - Quan sát h 9.1 & h 9.2 sgk nguyên nhân dẫn đến xói mòn ở môi trường xích đạo ẩm? * THGDMT: Vậy chúng ta có những biện pháp gì để chống xói mòn? - Ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới và khí hậu nhiệt đới gió mùa đến sản xuất nông nghiệp như thế nào? - Đề khắc phục những bất lợi do khí hậu gây ra chúng ta có những biện pháp gì? - Gv giáo dục hs bảo vệ đất trồng và làm ruộng bảo vệ đất nông nghiệp. - Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió, thời tiết diễn biến thất thường, nhiệt độ trung bình trên 200C, lượng mưa trên 1000mm - Nắng nóng quanh năm, mưa nhiều. - Thuận lợi nắng mưa nhiều quanh năm, trồng nhiều cây, nuôi nhiều con, xen canh gói vụ quanh năm . - Khó khăn: khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho các loại mầm bệnh phát triển, gây hại cho cây trồng và vật nuôi. Chất hữu cơ dễ bị phân hủy nhanh tầng mùn mỏng dễ bị rửa trôi - Nguyên nhân: ở đây mưa nhiều vì lớp mùn ở đới nóng không dày, nếu đất có độ dốc cao và mưa nhiều quanh năm thì sẽ xói mòn, nếu rừng cây trên vùng đồi núi ở đới nóng bị chặt phá thì cũng dẫn đến xói mòn. - Bảo vệ rừng trồng rừng. - Mưa tập trung vào một muà dễ gây ra lũ lụt xói mòn đất mùa khô kéo dài dễ gây hạn hán ,hoang mạc dễ phát triễn . - Làm tốt thủy lợi, trồng cây tre phủ . 1. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp a. Môi trường xích đạo ẩm: - Thuận lợi: nhiệt độ, độ ẩm cao, lượng mưa lớn nên có thể sản xuất quanh năm, xen canh, tăng vụ. - Khó khăn: đất dễ bị thoái hóa, nhiều sâu bệnh, khô hạn, bão lũ -> Bảo vệ rừng và trồng rừng b. Môi trường nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa: - Mưa theo mùa dễ gây ra lũ lụt xói mòn đất, mùa khô kéo dài gây hạn hán, hoang mạc dễ phát triển - Biện pháp làm tốt thủy lợi, trồng cây tre phủ đất, chống thiên tai, dịch bệnh, bố trí mùa vụ cây trồng hợp lí. Hoạt động 2: Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu. (12P) * Xoáy sâu: Phân biệt các hình thức canh tác - Ở đới nóng có những loại cây lương thực nào phát triển? - Tại sao sắn (khoai mì) trồng ở đồi núi còn khoai lang và lúa trồng ở đồng bằng? - Cây công nghiệp nào được trồng nhiều ở đới nóng? - Còn ngành chăn nuôi thì như thế nào? - Các vật nuôi đới nóng được chăn nuôi ở đâu? - Với khí hậu và cây trồng ở địa phương em rất thích hợp với nuôi con gì? Tại sao? - Lúa, ngô, khoai, sắn được trồng ở đồi núi và đồng bằng. - Tùy theo đặc điểm từng loại cây trồng và phù hợp với từng loại đất và khí hậu ở nơi đó. - Cây công nghiệp rất phong phú, có giá trị xuất khẩu cao, trồng hầu hết các châu lục: Cà phê, cao su, dừa, mía, lạc chè. - Chăn nuôi nói chung chưa phát triển bằng trồng trọt - Cừu, dê nuôi ở vùng khô hạn... - Liên hệ địa phương 2. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu - Cây lương thực: Lúa gạo, ngô, sắn, khoai lang - Cây công nghiệp nhiệt đới: cà phê, cao su, dừa, bông, mía,có giá trị xuất khẩu cao - Chăn nuôi: trâu, bò, dê, lợn,nhìn chung chưa phát triển bằng trồng trọt. 4. Củng cố: (5P) - Môi trường xích đạo ẩm có những thuận lợi khó khăn sản xuất nông nghiệp? - Hs làm bài tập 3. 5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2P) - Các em về học bài, xem bài 10 dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng. Ở bài này các em chú ý các câu hỏi sau - Hãy so sánh sự gia tăng lương thực với dân số? - Biểu đồ bình quân lương thực đầu người tăng hây giảm? IV. RÚT KINH NGHIỆM: Thầy:................................................................................................................................................................................... Trò: Châu Thới, ngày tháng năm 2018 Tổ kí duyệt
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_7_tuan_4_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs_ng.doc