Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 36 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

  1. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: 

- Kiến thức : Biết được sự ra đời và mở rộng của liên minh Châu Âu. HS hiểu rõ mục tiêu của liên minh Châu Âu không ngừng mở rộng quan hệ kinh tế với nhiều nước .

- Kỹ năng : Xác định trên bản đồ các nước nằm trong liên minh

-  Thái độ: HS có ý thức học tập

     2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:

Các phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS qua nội dung bài/chủ đề nội dung dạy.       

           - Năng lực tự học, đọc hiểu: Liên minh Châu Âu

           - Năng lực quan sát, phân tích tổng hợp: Quan sát, tranh ảnh lược đồ Liên minh Châu Âu

- Năng lực hợp tác nhóm: HS hoạt động nhóm kết hợp với tìm hiểu thông tin SGK rút ra kiến thức bài học.

- Năng lực trình bày và trao đôi thông tin: HS có khả năng trình bày ý kiến của mình hoặc nhóm của mình trước lớp

doc 9 trang Khánh Hội 19/05/2023 300
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 36 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 36 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 36 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 7 - 04 - 2019
Tuần 36, tiết 71
Bài 60. LIÊN MINH CHÂU ÂU
MỤC TIÊU :
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: 
- Kiến thức : Biết được sự ra đời và mở rộng của liên minh Châu Âu. HS hiểu rõ mục tiêu của liên minh Châu Âu không ngừng mở rộng quan hệ kinh tế với nhiều nước .
- Kỹ năng : Xác định trên bản đồ các nước nằm trong liên minh
- Thái độ: HS có ý thức học tập
 2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
Các phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS qua nội dung bài/chủ đề nội dung dạy. 
	- Năng lực tự học, đọc hiểu: Liên minh Châu Âu
 	- Năng lực quan sát, phân tích tổng hợp: Quan sát, tranh ảnh lược đồ Liên minh Châu Âu
- Năng lực hợp tác nhóm: HS hoạt động nhóm kết hợp với tìm hiểu thông tin SGK rút ra kiến thức bài học.
- Năng lực trình bày và trao đôi thông tin: HS có khả năng trình bày ý kiến của mình hoặc nhóm của mình trước lớp
II. CHUẨN BỊ:	 
	GV: - Bản đồ các nước Châu Âu
- Lược đồ SGK	
HS: - Sgk, bài mới
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (Không)
	 3. Bài mới: (37’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức 
HĐ1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn (1 phút)
a) Mục đích hoạt động: Dẫn dắt học sinh vào bài. Liên minh Châu Âu
Nội dung: Liên minh Châu Âu
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
Liên minh châu Âu (EU) – tiền thân là cộng đồng kinh tế châu Âu, được thành lập theo hiệp ước Rô-ma kí năm 1957 và có hiệu lực năm 1958, là tổ chức kinh tế-chính trị lớn nhất châu Âu. Đây là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực trên thế giới ngày nay.
- HS lắng nghe
HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức.
Kiến thức 1: ( 10 phút)
a) Mục đích hoạt động: Tìm hiểu sự mở rộng của Liên minh Châu Âu
Nội dung: sự mở rộng của Liên minh Châu Âu 
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
- Xác định các nước thuộc liên minh Châu Âu?
- GV nhận xét và bổ sung
- Liên minh Châu Âu có hướng thay đổi ntn ?
- GV nhận xét và gợi mở về diện tích, dân số
- HS đọc và xác định trên bản đồ các nước thuộc Liên minh châu Âu. 
- HS theo dõi và chốt ý
- HS nêu có hướng tăng thêm và năm 1995 có 15 thành viên
- HS theo dõi và thống nhất
1. Sự mở rộng của Liên minh Châu Âu
 - Được ở rộng từng bước qua nhiều giai đoạn, đến năm 1995 có 15 thành viên và có hướng tăng thêm.
Kiến thức 2: (10 phút)
a) Mục đích hoạt động: Tìm hiểu liên minh châu Âu-một mô hình liên minh toàn diện nhất thế giới 
Nội dung: liên minh châu Âu-một mô hình liên minh toàn diện nhất thế giới 
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
- Liên minh Châu Âu có những vấn đề gì chung ?
- GV nhận xét và kết luận 
- Tại sao gọi là một mô hình liên minh toàn diện ?
* Xoáy sâu: Tại sao nói Liên minh châu Âu- một mô hình liên minh toàn diện nhất thế giới?
- GV nhận xét và bổ sung tài trợ học ngoại ngữ, đào tạo sinh viên
- HS nêu tiền chung, chính sách chung
- HS theo dõi và bổ sung
- Liên minh châu Âu- một mô hình liên minh hợp tác có hiệu quả trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế,..
- HS theo dõi và thống nhất
2. Liên minh châu Âu-một mô hình liên minh toàn diện nhất thế giới
 - Là tổ chức liên minh có hiệu quả, có tiền tệ chung, tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ và vốn.
Kiến thức 3: (10 phút)
a) Mục đích hoạt động: Tìm hiểu liên minh Châu Âu-tổ chức thương mại hàng đầu thế giới
Nội dung: liên minh Châu Âu-tổ chức thương mại hàng đầu thế giới
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
- Trước đây liên minh buôn bán với ai ?
- GV nhận xét và xác định trên bản đồ
- Hoạt động ngoại thương chiếm tỉ trọng bao nhiêu ?
- GV nhận xét và kết luận
- Do đâu mà liên minh châu Âu là khu vực kinh tế lớn của thế giới ?
- GV nhận xét và giáo dục thái độ
- HS nêu Mĩ, Nhật,..
- HS quan sát và xác định các nước lại
- HS nêu chiếm 40% tỉ trọng
- HS nêu nhờ đội ngũ lao động có kĩ thuật tiên tiến,
- HS nhận xét và bổ sung
3. Liên minh Châu Âu-tổ chức thương mại hàng đầu thế giới
 Không ngừng mở rộng quan hệ với các nước và các tổ chức kinh tế trên toàn cầu.
HĐ3: Hoạt động luyện tập, thực hành, thí nghiệm ( 3 phút)
a) Mục đích hoạt động: HS Xác định ranh giới của Liên minh châu Âu trên bản đồ hành chính - chính trị châu Âu?
Nội dung: Xác định ranh giới của Liên minh châu Âu trên bản đồ hành chính - chính trị châu Âu?
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
Xác định ranh giới của Liên minh châu Âu trên bản đồ hành chính - chính trị châu Âu?
Xác định ranh giới của Liên minh châu Âu trên bản đồ hành chính - chính trị châu Ầu (chủ yếu các nước ở Tây Âu, Bắc Âu và Nam Âu).
HĐ4: Hoạt động vận dụng và mở rộng (3 phút) 
a) Mục đích hoạt động: HS hiểu tại sao nói Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới
Nội dung: Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới 
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
Tại sao nói Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới?
Vì:
- Có chính sách kinh tế chung.
- Sử dụng đồng tiền chung. (đồng ơ - rô)
- Tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, vốn.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp (3 phút) 
a) Mục đích hoạt động: Hướng dẫn HS học bài ở nhà, làm bài tập, chuẩn bị bài 61: Thực hành Đọc lược đồ, vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế Châu Âu
Nội dung: học bài và chuẩn bị bài 61: Thực hành Đọc lược đồ, vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế Châu Âu
 b) Cách thức tổ chức hoạt động: 
- GV: + Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài 
 + Xem lại bài 61: Thực hành Đọc lược đồ, vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế Châu Âu
- HS: Học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học: (4 phút) 
- GV dự kiến một số câu hỏi bài tập và tổ chức cho HS tự đánh giá về kết quả học tập của bản thân và của bạn: 
 	+ Xác định ranh giới của Liên minh châu Âu trên bản đồ hành chính - chính trị châu Âu?
	+ Tại sao nói Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới?
- GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học:
V. RÚT KINH NGHIỆM
GV:	
HS:
Ngày soạn: 7 - 04 – 2019
Tuần 36, tiết 72
Bài 61. THỰC HÀNH
 ĐỌC LƯỢC ĐỒ, VẼ BIỂU ĐỒ CƠ CẤU KINH TẾ CHÂU ÂU
MỤC TIÊU :
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: 
- Kiến thức : HS xác định vị trí một số nước ở châu Âu bà nắm được trìng độ phát triển kinh tế một số nước. 
- Kỹ năng : Đọc bản đồ và vẽ biểu đồ.
- Thái độ: HS có ý thức học tập
 2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
Các phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS qua nội dung bài/chủ đề nội dung dạy. 
	- Năng lực tự học, đọc hiểu: Đọc lược đồ, vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế Châu Âu 	- Năng lực quan sát, phân tích tổng hợp: Quan sát, tranh ảnh lược đồ, vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế Châu Âu 
- Năng lực hợp tác nhóm: HS hoạt động nhóm kết hợp với tìm hiểu thông tin SGK rút ra kiến thức bài học.
- Năng lực trình bày và trao đôi thông tin: HS có khả năng trình bày ý kiến của mình hoặc nhóm của mình trước lớp
II. CHUẨN BỊ:
	GV: - Bản đồ các nước châu Âu
Bản đồ thế giới
	HS: Sgk, bài mới.	
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: 
	3. Bài mới: (37’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức 
HĐ1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn (1 phút)
a) Mục đích hoạt động: Dẫn dắt học sinh vào bài thực hành đọc lược đồ, vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế Châu Âu 
Nội dung: thực hành đọc lược đồ, vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế Châu Âu 
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
GV giới thiệu và nêu yêu cầu của tiết thực hành
HS lăng nghe
HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức.
Kiến thức 1: (10 phút)
a) Mục đích hoạt động: Tìm hiểu xác định một số quốc gia trên lược đồ
Nội dung: xác định một số quốc gia trên lược đồ 
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
- GV giới thiệu bản đồ các nước châu Âu
- Xác định các nước khu vực Bắc Âu ?
- Xác định các nước khu vực Tây và Trung Âu?
- Xác định các nước khu vực Nam và Đông Âu?
- Xác định các nước thuộc Liên minh châu Âu
* Xoáy sâu: Em hãy xác định và đọc tên một số quốc gia ở Châu Âu?
- GV nhận xét và kết luận.
- HS nghe và quan sát các nước châu Âu trên lược đồ
 - Bắc Âu: Nauy, Thụy Điển, Phần Lan và Ai-xơ len
- Tây và Trung Âu: Ai-Len, Anh, Hà Lan, Đức, Pháp
- Nam Âu: I-ta-li-a, Hy Lạp,Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha...
- Đông Âu: Nga, U-crai-na,...
- HS xác định và đọc tên các quốc gia, lớp nhận xét, bổ sung
1. Xác định một số quốc gia trên lược đồ
- Bắc Âu: Nauy, Thụy Điển, Phần Lan và Ai-xơ len
 - Tây và Trung Âu: Ai-Len, Anh, Hà Lan, Đức, Pháp
- Nam Âu: I-ta-li-a, Hy Lạp,Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha...
- Đông Âu: Nga, U-crai-na,...
- Liên minh châu Âu: Pháp, Đức, Thụy điển, Phần Lan, I-ta-li-a,...
Kiến thức 2: (20 phút)
a) Mục đích hoạt động: Tìm hiểu vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế
Nội dung: vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
- Xác định vị trí của Pháp và Uraina ?
- GV nhận xét và kết luận
- GV hướng dẫn HS vẽ biểu đồ trục đứng tỉ trọng 100% và trục ngang quốc gia.
- Vẽ cần có kí hiệu nào để dễ hiểu ?
- GV nhận xét và hướng dẫn HS vẽ gốc chú giải
- Em có nhận xét gì về nông và công nghiệp giữa 2 quốc gia ?
- GV nhận xét và kết luận
- Dịch vụ nước nào phát triển hơn?
- GV nhận xét và kết luận
- HS xác định và lớp nhận xét
- HS xác định ở 2 khu vực Tây Âu có Pháp và Đông Âu có U-crai-na
- HS vẽ trục đứng (tung) và trục ngang (hoành)
- HS nêu gốc chú giải và lớp bổ sung các kí hiệu trong biểu đồ.
- HS theo dõi và thống nhất
- HS nhận xét và lớp bổ sung dựa theo biểu đồ
- HS nêu Pháp và lớp nhận xét
2. Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế
- Pháp thuộc Tây Âu
- U-crai-na thuộc Đông Âu
+
++
++
++
ooooo
o
o
/
/
+
++
+
+++ +
+
+
oo oo
o
/ 
- Vẽ biểu đồ: 
 Pháp U-crai-na
100 
80
60
40
20	 
 0
 quốc gia
 Chú giải 
++
ooâ
//
 Dịch vụ
 Công nghiệp 
 Nông ,lâm, ngư 
 nghiệp
- Nhận xét : Nông nghiệp và công nghiệp 2 quốc gia không đồng đều (Ucraina cao hơn Pháp)
- Dịch vụ Pháp phát triển hơn U-crai-na
HĐ3: Hoạt động luyện tập, thực hành, thí nghiệm (3 phút)
a) Mục đích hoạt động: HS xác định vị trí của một số quốc gia trên lược đồ
Nội dung: xác định vị trí của một số quốc gia trên lược đồ 
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
Xác định vị trí của một số quốc gia trên lược đồ
- Một số quốc gia thuộc các khu vực Bắc Âu, Tây và Trung Âu, Nam Âu, Đông Âu.:
+ Các quốc gia ở Bắc Âu gồm: Na Uy , Thụy Điển, Phần Lan, Ai-xơ-len.
+ Các nước Tây và Trung Âu gồm: Ai-len, Anh , Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Áo, Xlo- vê-ni-a, Séc, Ba Lan, Xlo-va-ki-a, Hung-ga-ri.
 + Dác quốc gia ở Nam Âu gồm: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, I-ta-li-a, Cro-a-ti-a , Hec-xê-gô-vi-na, Xéc-bi , và Môn-tê-nê-gro, Ma-xê-đô-ni-a, Hi Lạp.
+ Các quốc gia ở Đông Âu gồm: Lát-vi , Lít-va, Ê-xto-ni-a, Bê-la-rut, U-crai-na, Môn-đô-va, Liên Bang Nga.
HĐ4: Hoạt động vận dụng và mở rộng (3 phút) 
Mục đích hoạt động: nhận xét vè trình độ phát triển kinh tế của Pháp và U-crai-na.
Nội dung: nhận xét vè trình độ phát triển kinh tế của Pháp và U-crai-na.
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
Qua biểu đồ, nhận xét vè trình độ phát triển kinh tế của Pháp và U-crai-na.
Nhận xét: Trình độ phát triển kinh tế của Pháp cao hơn U-crai-na . Biểu hiện là tỉ trọng dịch vụ của Pháp cao hơn của U-crai-na rất nhiều.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp (3 phút) 
a) Mục đích hoạt động: Hướng dẫn HS học bài ở nhà, làm bài tập SGK 
Nội dung: học bài ở nhà, làm bài tập SGK 
b) Cách thức tổ chức hoạt động: 
- GV: Các em về học bài, trả lời câu hỏi sau bài học.
- HS: Học bài, làm bài tập SGK 
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học: (4 phút) 
- GV dự kiến một số câu hỏi bài tập và tổ chức cho HS tự đánh giá về kết quả học tập của bản thân và của bạn: 
 	+ Xác định các nước khu vực Bắc Âu ?
+ Xác định các nước khu vực Tây và Trung Âu?
+ Xác định các nước khu vực Nam và Đông Âu?
	+ Nhận xét sự khác nhau các ngành kinh tế của Pháp và Ucraina 
- GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học:
V. RÚT KINH NGHIỆM
GV:	
HS:
Châu Thới, ngày tháng 4 năm 2019
Tổ kí duyệt
Ngày soạn: 7 - 04 - 2019
Tuần 37, tiết 73, 74
 Giảm tải

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_7_tuan_36_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs_n.doc