Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 34 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

MỤC TIÊU :

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: 

- Kiến thức : + Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Âu.

                        + Tình hình phát triển kinh tế các nước trong khu vực Đông Âu.

- Kỹ năng: Xác định trên bản đồ và đọc tên một số nước.

-  Thái độ: HS có ý thức học tập

     2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:

Các phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS qua nội dung bài/chủ đề nội dung dạy.       

           - Năng lực tự học, đọc hiểu: Khu vực Đông Âu

           - Năng lực quan sát, phân tích tổng hợp: Quan sát, tranh ảnh lược đồ khu vực Đông Âu

- Năng lực hợp tác nhóm: HS hoạt động nhóm kết hợp với tìm hiểu thông tin SGK rút ra kiến thức bài học.

- Năng lực trình bày và trao đôi thông tin: HS có khả năng trình bày ý kiến của mình hoặc nhóm của mình trước lớp

II. CHUẨN BỊ :

           GV : - Bản đồ tự nhiên châu Âu

                    - Bản đồ kinh tế châu Âu

            HS : - Sgk, bài mới

doc 13 trang Khánh Hội 19/05/2023 220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 34 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 34 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 34 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 7- 04- 2019
Tuần 34,Tiết 67
BÀI 59. KHU VỰC ĐÔNG ÂU
MỤC TIÊU :
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: 
- Kiến thức : + Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Âu.
 	 + Tình hình phát triển kinh tế các nước trong khu vực Đông Âu.
- Kỹ năng: Xác định trên bản đồ và đọc tên một số nước.
- Thái độ: HS có ý thức học tập
 2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
Các phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS qua nội dung bài/chủ đề nội dung dạy. 
	- Năng lực tự học, đọc hiểu: Khu vực Đông Âu
 	- Năng lực quan sát, phân tích tổng hợp: Quan sát, tranh ảnh lược đồ khu vực Đông Âu
- Năng lực hợp tác nhóm: HS hoạt động nhóm kết hợp với tìm hiểu thông tin SGK rút ra kiến thức bài học.
- Năng lực trình bày và trao đôi thông tin: HS có khả năng trình bày ý kiến của mình hoặc nhóm của mình trước lớp
II. CHUẨN BỊ :
	GV : - Bản đồ tự nhiên châu Âu
	 - Bản đồ kinh tế châu Âu
	 HS : - Sgk, bài mới
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 - Nêu các đặc điểm tự nhiên khu vực Nam Âu ?
	 - Cho biết một số đặc điểm nền kinh tế các nước Nam Âu ?
	 - Xác định quốc gia phát triển nhất ở khu vực ?
	3. Bài mới: (32’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức 
HĐ1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn (1 phút)
a) Mục đích hoạt động: Dẫn dắt học sinh vào bài Khu vực Đông Âu
Nội dung: Khu vực Đông Âu
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
Đông Âu là vùng đồng bằng nằm ở phía đông châu Âu. Xưa kia, nơi đây là vùng thảo nguyên và thảo nguyên rừng,nay đã được khai phá để phát triển nông nghiệp theo quy mô lớn. Đây cũng là vùng có nhiều điều kiện để phát triển công nghiệp.
- HS lắng nghe
HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức.
Kiến thức 1: ( 12 phút)
a) Mục đích hoạt động: Tìm hiểu khái quát tự nhiên khu vực Đông Âu
Nội dung: khái quát tự nhiên khu vực Đông Âu 
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
- Xác định vị trí khu vực Đông Âu?
- Cho biết đặc điểm địa hình khu vực ?
- GV: Đông Âu là một dải đồng bằng rộng lớn, chiếm 1/2 diện tích châu Âu. Bề mặt có dạng lượn sóng , cao trung bình 100 – 200m. Phía bắc có địa hình băng hà, phía nam, ven biển Cax-pi có dải đất thấp hơn mực đại dương tới 28m.
- Cho biết đặc điểm khí hậu khu vực ?
- GV : Khí hậu ôn đới lục địa. Càng đi về phía đông hoặc đông nam, tính chất lục địa càng sâu sắc; phía bắc có khí hậu lạnh, phía nam mùa đông ngắn dần và khí hậu ấm hơn
 - Xác định các sông ở Đông Âu?
- Sông ngòi đóng băng về mùa đông, các sông lớn nhất: Vôn-ga, Đôn , Đni-ep
- Cho biết đặc điểm thực vật ?
- Phía bắc là đồng rêu, do khí hậu lạnh giá quanh năm , tiếp theo rừng lá kim do khí hậu ôn đới lục địa - Tiếp đến là rừng lá rộng, do khí hậu có ảnh hưởng của Đại Tây Dương. - Thảo nguyên và nửa hoang mạc phát triển trong điều kiện của khí hậu lục địa sâu sắc nhất (lượng mưa trong năm không quá 200mm, nhỏ hơn độ bốc hơi tới 5 - 6 lần).
- Khu vực Đông Âu nằm ở phía Đông của châu Âu
- HS xác định trên bản đồ và nêu địa hình đồng bằng là chủ yếu
- Khí hậu ôn đới lục địa
- HS theo dõi và kết luận xuống phía nam mùa đông ngắn và ấm dần
- HS xác định và nêu đặc điểm sông ngòi
- Đồng rêu, rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng lá rộng, thảo nguyên, nửa hoang mạc
1. Khái quát tự nhiên
- Địa hình: Là dãy đồng bằng chiếm ½ diện tích châu Âu
- Khí hậu: Kiểu ôn đới lục địa
- Sông ngòi : đóng băng vào mùa đông, , các sông lớn nhất: Vôn-ga, Đôn , Đni-ep
- Thực vật : Thay đổi từ bắc xuống Nam, rừng và thảo nguyên chiếm diện tích lớn
Kiến thức 2: (13 phút)
a) Mục đích hoạt động: Tìm hiểu sự phát triển kinh tế của khu vực
Nội dung: sự phát triển kinh tế của khu vực Đông Âu
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
- Điều kiện tự nhiên có những thuận lợi gì cho việc phát triển kinh tế ?
- Nêu đặc điểm nền công nghiệp Đông Âu ?
- GV nhận xét, kêt luận
- Kể tên 1 số ngành truyền thống ở Đông Âu ?
- Nông nghiệp phát triển dựa trên những điều kiện gì?
- Kể tên các cây trồng và vật nuôi ở Đông Âu ?
- GV nhận xét và kết luận
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và công nghiệp
- Công nghiệp: khá phát triển, đặc biệt là ngành truyền thống ở Nga, Uraina,
- HS kể tên và gợi mở phải thay đổi ngành nghề
- Lúa mì, ngô, khoai tây,chăn nuôi bò, lợn và các loại gia cầm.
2. Kinh tế
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp và nông nghiệp
- Công nghiệp: khá phát triển, đặc biệt là ngành truyền thống ở Nga, Uraina,
- Sản xuất nông nghiệp tiến hành theo qui mô lớn. Uraina là vựa lúa của Châu Âu
HĐ3: Hoạt động luyện tập, thực hành, thí nghiệm ( 3 phút)
a) Mục đích hoạt động: HS nêu đặc điểm tự nhiên nổi bật của khu vực Đông Âu.
Nội dung: đặc điểm tự nhiên nổi bật của khu vực Đông Âu.
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
Nêu các đặc điểm tự nhiên nổi bật của khu vực Đông Âu.
- Địa hình: Là dãy đồng bằng chiếm ½ diện tích châu Âu
- Khí hậu: Kiểu ôn đới lục địa
- Sông ngòi : đóng băng vào mùa đông, , các sông lớn nhất: Vôn-ga, Đôn , Đni-ep
- Thực vật : Thay đổi từ bắc xuống Nam, rừng và thảo nguyên chiếm diện tích lớn
HĐ4: Hoạt động vận dụng và mở rộng (3 phút) 
a) Mục đích hoạt động: Nêu đặc điểm nền kinh tế Đông Âu có những khác biệt gì so với các khu vực khác của châu Âu?
Nội dung: Nền kinh tế Đông Âu có những khác biệt gì so với các khu vực khác của châu Âu?
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
Nền kinh tế Đông Âu có những khác biệt gì so với các khu vực khác của châu Âu?
- Nền công nghiệp của Đông Âu khá phát triển, nhưng các ngành công nghiệp truyền thống như khai thác khoáng sản, luyện kim và cơ khí giữ vai trò chủ đạo. - Nông nghiệp phát triển theo quy mô lớn, chủ yếu là sản xuất lúa mì và các nông sản ôn đới.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp (3 phút) 
a) Mục đích hoạt động: Hướng dẫn HS học bài ở nhà, làm bài tập, chuẩn bị bài ôn tập
Nội dung: học bài và chuẩn bị bài ôn tập
b) Cách thức tổ chức hoạt động: 
- GV: + Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài 
 + Xem lại bài cũ, tiết sau ôn tập
- HS: Học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài ôn tập theo hướng dẫn của GV.
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học: (4 phút) 
- GV dự kiến một số câu hỏi bài tập và tổ chức cho HS tự đánh giá về kết quả học tập của bản thân và của bạn: 
 	+ Nêu các đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Âu ?
	+ Nền kinh tế các nước Đông Âu có đặc điểm gì ?
- GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học:
V. RÚT KINH NGHIỆM
GV:	
HS:
Ngày soạn: 7- 04- 2019
Tuần 34,Tiết 68
ÔN TẬP
MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: 
- kiến thức: Ôn đặc điểm tự nhiên, dân cư và kinh tế của châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực.
 - kỹ năng: Rèn luyện kỉ năng phân tích bản đồ biểu đồ
 - Thái độ: Giáo dục học sinh biết yêu thích thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
Các phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS qua nội dung bài/chủ đề nội dung dạy. 
+ Năng lực tự học, đọc hiểu: HS tự học ôn lại đặc điểm tự nhiên, dân cư và kinh tế của châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực.
+ Năng lực quan sát, phân tích tổng hợp: hệ thống hóa một số kiến thức cơ bản
+ Năng lực trình bày và trao đôi thông tin: HS đôi thông tin trình bày phát biểu ý kiến trước lớp
II . CHUẨN BỊ :
- GV chuẩn bị bản đồ, biểu đồ,câu hỏi ôn tập.
- HS học bài, xem bài và dụng cụ học tập. 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: (1’)
2. kiểm tra bài cũ (không)
3. Bài mới (37’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức 
HĐ1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn (1 phút)
a) Mục đích hoạt động: Dẫn dắt học sinh vào ôn tập
Nội dung: ôn tập 
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
Qua 28 bài chúng ta đã học ở học kì II về các châu lục. Hôm nay chúng ta sẽ tiến hành ôn lại để nắm vững hơn, để chuận bị cho thi học kì II .
- HS lắng nghe
HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức.
Kiến thức 1: (10 phút)
a) Mục đích hoạt động: ôn tập phần Châu Mĩ
Nội dung: ôn tập phần Châu Mĩ 
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
- GV cho học sinh quan sát lược tự nhiên Châu Mĩ xác định vị trí và giới hạn của Châu Mĩ ?
 GV Châu Mĩ gồm 2 lục địa Bắc Mĩ và Nam Mĩ nối liền lục địa Nam Mĩ là eo đất Pa na ma .
- Châu Mĩ được chia làm mấy khu vực ?
- Em hãy nêu điểm giống nhau và khác nhau của địa hình Bắc Mĩ và Nam Mĩ ?
- Tình hình phân bố dân cư Trung và Nam Mĩ có gì giống và khác nhau so với Bắc Mĩ ?
- Kinh tế Trung và Nam Mĩ so với Bắc Mĩ như thế nào ?Vì sao? 
- HS: Châu Mĩ rộng 42 triệu km nằm hoàn toàn nữa cầu tây . Lãnh thổ châu Mĩ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng cực Nam.
- 3 khu vực : Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ. 
- Giống nhau đều có cấu trúc địa hình gồm 3 phần 
+ Giống nhau cả hai khu vực dân cư phân bố thưa thớt trên hai hệ thống núi cooc đi e, và An đét .
- Khác nhau Bắc Mĩ dân cư tập trung đông ở đồng bằng trung tâm còn Trung và Nam Mĩ dân cư tập trung thưa thớt trên các đồng Bằng Ama dôn
- Kinh tế Trung và Nam Mĩ kém phát triển hơn so với Bắc Mĩ
+ Vì nông ghiệp Bắc Mĩ đạt trình độ cao còn Trung và Nam Mĩ bị lệ thuộc vào nước ngoài 
+ Công ghiệp Bắc Mĩ phát triển trình độ cao còn công nghiệp Trung và Nam Mĩ phát triển không đều chỉ tập trung ở một số nước có nền công nghiệp mới.
1. Châu Mĩ 
- Châu Mĩ rộng 42 triệu km nằm hoàn toàn nữa cầu tây . Lãnh thổ châu Mĩ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng cực Nam.
- Châu Mĩ được chia làm 3 khu vực : Bắc Mĩ , Trung Mĩ và Nam Mĩ .
- Kinh tế Châu Mĩ phát triễn không đều chủ yếu tập trung ở phía Bắc và một số nước công nghiệp ở phía Nam.
Kiến thức 2: (12 phút)
a) Mục đích hoạt động: ôn tập phần Châu Đại Dương
Nội dung: ôn tập phần Châu Đại Dương
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
Cho HS quan sát lược đồ tự nhiên châu Đại Dương
- Quan sát lược đồ 48.1 cho biết châu Đại Dương nằm giữa đại dương nào?
à Xác định vị trí và giới hạn địa hình của Châu Đại Dương ?
- Quan sát lược đồ 48.1 cho biết từ tây sang đông lục địa Ô-xtrây- li-a gồm có các dạng địa hình nào?
- Cho biết đặc điểm khí hậu ở Các đảo và quần đảo?
- Khí hậu có ảnh hưởng đến sự phân hóa sinh vật ra sao ?
- Cho biết đặc điểm khí hậu ở lục địa Oxtrâylia ?
- Khí hậu có ảnh hưởng đến sự phân hóa sinh vật ra sao ?
- Thành phần dân cư Châu Đại Dương có đặc điểm gì?
- Em có nhận xét gì về trình độ phát triển kinh tế các nước Châu Đại Dương?
- HS quan sát hình 48.1 và xác định giới hạn, địa hình Châu Đại Dương. 
- Nằm giữa Thái Bình Dương
+ Giới hạn : Gồm lục địa Oxtrâylia và một số đảo lớn nhỏ
- Có biển và đại dương bao quanh.
- HS xác định 4 nhóm đảo trên bản đồ
+ QĐ Niu-Di-len
+ QĐ Me-la-ni-di 
+ QĐ Mi-crô-ni-di 
+ QĐ Po-li-ni-di 
- Tổng diện tích hơn 8,5 triệu km2
- Phía tây kinh tuyến 1800 , trong vùng Tây Thái Bình Dương, từ phia nam lên là quần đảo 
Niu-Di-len, lục địa Oxtrâylia, kế tiếp là chuỗi đảo núi lửa Micronêdi với khoảng 1300 đảo nhỏ. 
- Phía đông là chuỗi đảo núi lửa và đảo san hô Polinêdi, nhiều đảo cách xa nhau hàng nghìn km
 Lục địa Ô-xtrây –li-a:
- Cao nguyên ở phía tây
- Đồng bằng ở giữa.
- Núi ở phía đông.
- Khí hậu: nhiệt độ ẩm, điều hòa , mưa nhiều
- Sinh vật : 
+ Rừng rậm nhiệt đới phát triển ¨ “thiên đàng xanh”.
+ Biển có nhiều hải sản
- Khí hậu khô hạn, phần lớn diện tích lục địa là hoang mạc .
- Có nhiều động vật độc đáo nhất thế giới : Thú có túi, cáo mỏ vịt 
- Có hơn 600 loài bạch đàn
- Số dân: 31tr người (2001). Mật độ dân số thấp 3,6 ng/km2.
- Tỉ lệ dân thành thị rất cao 69% (2001)
- Sự phân bố dân cư không đồng đều, phần lớn dân cư tập trungẩơ dải đất hẹp phía đông, đông nam lục địa Ôx-trây-li-a bắc Niu-di-len.
 - Thành phần dân cư gồm người bản địa chiếm 20%, người nhập cư chiếm 80%.
- Kinh tế có sự phát triển không đồng đều giữa các nước
2. Châu Đại Dương
a. Vị trí địa lí, địa hình
- Giới hạn : Gồm lục địa Oxtrâylia và một số đảo lớn nhỏ
- Vị trí :Nằm trên đường chí tuyến Nam giữa TBD và ÂĐD. Có 4 nhóm đảo lớn trong TBD
- Tổng diện tích hơn 8,5 triệu km2
- Địa hình: 
Lục địa Ô-xtrây –li-a:
- Cao nguyên ở phía tây
- Đồng bằng ở giữa.
- Núi ở phía đông.
b. Khí hậu, thực vật, động vật
* Các đảo và quần đảo:
- Khí hậu: nhiệt độ ẩm, điều hòa , mưa nhiều
- Sinh vật : 
+ Rừng rậm nhiệt đới phát triển ¨ “thiên đàng xanh”.
+ Biển có nhiều hải sản .
* Lục địa Ô-xtrây -li -a:
- Khí hậu khô hạn, phần lớn diện tích lục địa là hoang mạc .
- Có nhiều động vật độc đáo nhất thế giới : Thú có túi, cáo mỏ vịt 
- Có hơn 600 loài bạch đàn
- Phía nam lục địa Ô- xtrây-li-a và quần đảo Niu Di-len có khí hậu ôn đới .
c. Dân cư.
- Số dân: 31tr người (2001). Mật độ dân số thấp 3,6 ng/km2.
- Tỉ lệ dân thành thị rất cao 69% (2001)
- Sự phân bố dân cư không đồng đều, phần lớn dân cư tập trungẩơ dải đất hẹp phía đông, đông nam lục địa Ôx-trây-li-a bắc Niu-di-len.
 - Thành phần dân cư gồm người bản địa chiếm 20%, người nhập cư chiếm 80%.
d. Kinh tế có sự phát triển không đồng đều giữa các nước.
- Ôxtrâylia và Niudilen là 2 nước có nền kinh tế phát triển.
- Các quốc gia còn lại đều là những nước đang phát kinh tế chủ yếu dựa vào du lịch và khai thác tài nguyên xuất khẩu.
Kiến thức 3: (8 phút)
a) Mục đích hoạt động: ôn tập phần Châu Nam Cực
Nội dung: ôn tập phần Châu Nam Cực
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
Xác định vị trí Châu Nam Cực?
- Nêu đặc điểm địa hình Châu Nam Cực?
- Em có nhận xét gì về sinh vật và khoáng sản ?
Châu Nam Cực có băng tuyết phủ quanh năm. 
- Địa hình : Phủ lớp băng khoảng 3000m
- Thực vật không tồn tại, chỉ có động vật chịu lạnh sống ven lục địa.
- Khoáng sản ít nhưng giàu về than và sắt.
3. Châu Nam Cực
a. Khí hậu
- Nhiệt độ thấp (- 94,50C) có băng tuyết phủ quanh năm. 
 Có gió đông cực , lượng mưa không đáng kể.
b. Địa hình : Phủ lớp băng khoảng 3000m
c. Sinh vật : Thực vật không tồn tại, chỉ có động vật chịu lạnh sống ven lục địa.
d. Khoáng sản ít nhưng giàu về than và sắt.
HĐ3: Hoạt động luyện tập, thực hành, thí nghiệm (3 phút)
a) Mục đích hoạt động: HS nêu thiên nhiên Bắc Mĩ.
 Nội dung: thiên nhiên Bắc Mĩ.
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
Thiên nhiên Bắc Mĩ.
1. Hệ thống Cóoc-đi-e kéo dài theo hướng Bắc-Nam ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ Thái Bình Dương vào nên các cao nguyên, bồn địa và sườn Đông Cóoc-đi-e mưa rất ít. 	
2. Trải dài từ vùng cực Bắc đến vĩ tuyến 150B, Bắc Mĩ nằm trên các vành đai khí hậu: Hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.	
3. Ở Bắc Mĩ kiểu khí hậu chiếm diện tích lớn nhất là: Ôn đới.
4. Khí hậu Bắc Mĩ phân hóa theo chiều bắc-nam và theo chiều tây-đông.
5. Đặc điểm địa hình hệ thống Cóoc-đi-e ở phía Tây của Bắc Mĩ:
- Hệ thống Coóc-đi-e ở phía Tây: Là miền núi trẻ cao, đồ sộ, hiểm trở, kéo dài 9000 km, cao trung bình 3000-4000m. 
- Gồm nhiều dãy chạy song song xen kẻ các cao nguyên và sơn nguyên, có nhiều khoáng sản. 
6. Đặc điểm địa hình miền đồng bằng Bắc Mĩ:
- Miền đồng bằng ở giữa rộng lớn, tựa như một lòng máng khổng lồ, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần ở nam và đông nam.
- Nhiều hồ rộng như Hồ Lớn với hai hệ thống sông lớn : sông Mit-xi-xi-pi, sông Mit-xu-ri.
HĐ4: Hoạt động vận dụng và mở rộng (3 phút) 
a) Mục đích hoạt động: HS nêu được nền kinh tế Trung và Nam Mĩ
Nội dung: kinh tế Trung và Nam Mĩ
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
- Em hãy cho biết nền kinh tế Trung và Nam Mĩ
. Hoạt động kinh tế chủ yếu của khu vực Trung và Nam Mĩ là: Sản xuất nông sản và khai thác khoáng sản nhằm mục đích xuất khẩu.
2. Tình trạng thiếu ổn định của nền kinh tế các nước Trung và Nam Mĩ xuất phát từ nguyên nhân: Việc sử dụng vốn vay thiếu hiệu quả, dẫn đến nợ nước ngoài tăng cao.
3. Nước có ngành công nghiệp khai khoáng và luyện kim phát triển mạnh nhất ở khu vực Anđét là: Bra-xin.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp (3 phút) 
a) Mục đích hoạt động: Hướng dẫn HS học bài ở nhà, làm bài tập, chuẩn bị kiểm tra HKII
Nội dung: ôn tập và chuẩn bị kiểm tra HKII
b) Cách thức tổ chức hoạt động: 
- GV: + Các em về học bài, trả lời câu hỏi sau bài học.
- HS: Học bài, làm bài tập, chuẩn bị on tập theo hướng dẫn của GV.
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học: (4 phút) 
- GV dự kiến một số câu hỏi bài tập và tổ chức cho HS tự đánh giá về kết quả học tập của bản thân và của bạn: 
 	+ Châu Đại dương có diện tích là bao nhiêu?
	+ Đại bộ phận lục địa Ôx-trây-li-a có khí hậu nào?
	+ Hệ thống Cóoc-đi-e kéo dài theo hướng nào?
- GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học:
V. RÚT KINH NGHIỆM
GV:	
HS:
Châu Thới, ngày tháng 4 năm 2019
Tổ kí duyệt

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_7_tuan_34_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs_n.doc