Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 33 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

  1. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: 

-  Kiến thức

+ Đặc điểm tự nhiên khu vực Tây và Trung Âu.

+ Tình hình phát triển kinh tế khu vực Tây và Trung Âu.

tự nhiên khu vực. Nắm vững tình hình phát triển kinh tế của khu vực.

           - Kỹ năng : Xác định trên bản đồ và đọc một số nước của khu vực.

-  Thái độ: HS có ý thức học tập

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:

Các phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS qua nội dung bài/chủ đề nội dung dạy.       

           - Năng lực tự học, đọc hiểu: Khu vực Tây và Trung Âu

           - Năng lực quan sát, phân tích tổng hợp: Quan sát, tranh ảnh lược đồ khu vực Tây và Trung Âu         

- Năng lực hợp tác nhóm: HS hoạt động nhóm kết hợp với tìm hiểu thông tin SGK rút ra kiến thức bài học.

- Năng lực trình bày và trao đôi thông tin: HS có khả năng trình bày ý kiến của mình hoặc nhóm của mình trước lớp

doc 10 trang Khánh Hội 19/05/2023 300
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 33 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 33 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 33 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 01-04-2019
Tuần: 33, tiết 65
Bài 57: KHU VỰC TÂY VÀ TRUNG ÂU
MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: 
- Kiến thức : 
+ Đặc điểm tự nhiên khu vực Tây và Trung Âu.
+ Tình hình phát triển kinh tế khu vực Tây và Trung Âu.
tự nhiên khu vực. Nắm vững tình hình phát triển kinh tế của khu vực.
	- Kỹ năng : Xác định trên bản đồ và đọc một số nước của khu vực.
- Thái độ: HS có ý thức học tập
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
Các phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS qua nội dung bài/chủ đề nội dung dạy. 
	- Năng lực tự học, đọc hiểu: Khu vực Tây và Trung Âu
 	- Năng lực quan sát, phân tích tổng hợp: Quan sát, tranh ảnh lược đồ khu vực Tây và Trung Âu 
- Năng lực hợp tác nhóm: HS hoạt động nhóm kết hợp với tìm hiểu thông tin SGK rút ra kiến thức bài học.
- Năng lực trình bày và trao đôi thông tin: HS có khả năng trình bày ý kiến của mình hoặc nhóm của mình trước lớp
II. CHUẨN BỊ:
	GV: - Bản đồ tự nhiên Châu Âu
	 - Bản đồ kinh tế các nước Châu Âu
	HS: - Sgk, bài mới
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 - Nêu đặc điểm tự nhiên khu vực Bắc Âu ?
	 - Kinh tế các nước Bắc Âu có đặc điểm gì ?
	3. Bài mới: (32’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức 
HĐ1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn (1 phút)
a) Mục đích hoạt động: Dẫn dắt học sinh vào bài Khu vực Tây và Trung Âu
Nội dung: Khu vực Tây và Trung Âu 
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
 Khu vực Tây và Trung Âu nằm hoàn toàn ở đới ôn hòa. Đây là nơi được khai thác từ lâu đời, tập trung nhiều quốc gia CN phát triển. Có nền KT đa dạng.
- HS lắng nghe
HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức.
Kiến thức 1: ( 12 phút)
a) Mục đích hoạt động: Tìm hiểu khái quát tự nhiên khu vực Tây và Trung Âu
Nội dung: khái quát tự nhiên 
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
- Xác định khu vực Tây và Trung Âu ?
- GV nhận xét và kết luận 
- Cho biết đặc điểm khí hậu khu vực Tây và Trung Âu ?
- GV nhận xét và bổ sung chi tiết khí hậu
- Xác định sự phân bố các loại khoáng sản khu vực ?
* Xoáy sâu: Em hãy nêu khái quát tự nhiên khu vực Tây và Trung Âu?
- HS xác định và lớp nhận xét
- HS nêu đặc điểm 2 khối khí ôn đới hải dương và ôn đới lục địa
- Lớp nhận xét và xác định 2 khu vực khí hậu
- HS xác định nơi phân bố các loại khoáng sản
1. Khái quát tự nhiên
- Địa hình : Có 3 miền đồng bằng phía Bắc, núi già và núi trẻ phía Nam
- Khí hậu : Phía Tây có khí hậu ôn đới hải Dương, vào sâu nội địa có khí hậu ôn đới lục địa.
- Khoáng sản : Sắt, kim loại màu.
Kiến thức 2: (13 phút)
a) Mục đích hoạt động: Tìm hiểu sự phát triển kinh tế của khu vực
Nội dung: sự phát triển kinh tế của khu vực
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
- Nêu đặc điểm nền công nghiệp khu vực ?
- GV gọi HS nhận xét, chốt ý
- Kể tên một số ngành công nghiệp ở Tây và Trung Âu ?
- GV nhận xét và bổ sung
- Kể tên các vùng công nghịêp khu vực ?
- GV nhận xét, kết luận 
- Nông nghiệp phát triển nhờ vào điều kiện gì ?
- GV gọi HS nhận xét và bổ sung nhờ vào điều kiện tự nhiên thuận lợi
- Kể tên các ngành dich vụ ở khu vực ?
- GV nhận xét và kết luận
* Xoáy sâu: Em hãy nêu đặc điểm khu vực Tây và Trung Âu?
- HS nêu có nền công nghiệp phát triển
- HS xác định các nước có nền công nghiệp phát triển ở Châu Âu
- HS theo dõi và thống nhất
- HS đọc và xác định các vùng công nghiệp ở Châu Âu
- HS nêu nhờ vào các điều kiện tự nhiên thuận lợi
- HS theo dõi và bổ sung sản phẩm dư ra để xuất khẩu
- HS nêu và lớp nhận xét bổ sung 
- HS theo dõi và chốt ý
2. Kinh tế
a. Công nghiệp
- Có nhiều cường quốc công nghiệp của thế giới như Anh, Pháp, Đức
- Các ngành công nghiệp hiện đại: Cơ khí chính xác, điện tử, hóa dược: các ngành CN truyền thống: luyện kim, dệt may mặc
- Có nhiều vùng công nghiệp nổi tiếng thế giới Rua(Đức), Rốt-téc-đam (Hà Lan)
b. Nông nghiệp
- Có điều kiện tự nhiên thuận lợi để trồng trọt và chăn nuôi
- Sản phẩm nông nghiệp các nước đủ phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu
c. Dịch vụ
- Các ngành dịch vụ phát triển chiếm 2/3 tổng thu nhập quốc dân
HĐ3: Hoạt động luyện tập, thực hành, thí nghiệm ( 3 phút)
a) Mục đích hoạt động: HS nêu sự sự phát triển kinh tế của khu vực
Nội dung: nông nghiệp, dịch vụ 
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
 - Các vùng nông nghiệp trù phú ở khu vực Trung Ầu phần lớn tập trung: 
A. Trên các vùng núi già thấp. 
B. Trong các thung lũng núi trẻ. 
C. Trên các đồng bằng dọc sông Đa-nuýp. 
D. Ven biển Đen.
 - Miền núi trẻ An-pơ là nơi phát triển mạnh: 
A. Trồng trọt                    
B. Du lịch
C. Khai khoáng.            
D. Chăn nuôi.
C. Trên các đồng bằng dọc sông Đa-nuýp. 
B. Du lịch
HĐ4: Hoạt động vận dụng và mở rộng (3 phút) 
a) Mục đích hoạt động: Nêu đặc điểm của ba miền địa hình ở khu vực Tây và Trung Âu 
Nội dung: địa hình ở khu vực Tây và Trung Âu 
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
Nêu đặc điểm của ba miền địa hình ở khu vực Tây và Trung Âu.
Đặc điểm của ba miền địa hình ở khu vực Tây và Trung Âu. 
- Miền đồng bằng phía bắc: 
+ Nằm giáp biển Bắc và biển Ban-tích. 
+ Phía bắc có nhiều đầm lầy và hồ, đất xấu. 
+ Phía nam là những dải đất sét pha cát mịn màu mỡ. 
+ Vùng đất này hiện nay đang lún xuống mỗi năm vài xăngtimet. 
- Miền núi già ở giữa: các khôi núi ngăn cách nhau bởi những đồng bằng nhỏ hẹp và các bồn địa. 
- Miền núi trẻ ở phía nam: gồm các dãy An-pơ và Các-pát. 
+ Dãy An-pơ đồ sộ, dài 1.200km, gồm nhiều dải núi chạy song song, với các đỉnh cao trên 3.000m. + Dãy Các-pát dài gần 1.500km, thấp hơn dãy An-pơ.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp (3 phút) 
a) Mục đích hoạt động: Hướng dẫn HS học bài ở nhà, làm bài tập, chuẩn bị bài mới.
Nội dung: học bài và chuẩn bị bài mới, bài 58. Nêu khái quát tự nhiên và kinh tế các nước Nam Âu
b) Cách thức tổ chức hoạt động: 
- GV: + Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài 
 + Soạn bài 58. Nêu khái quát tự nhiên và kinh tế các nước Nam Âu ?
- HS: Học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn của GV.
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học: (4 phút) 
- GV dự kiến một số câu hỏi bài tập và tổ chức cho HS tự đánh giá về kết quả học tập của bản thân và của bạn: 
 	+ Nêu đặc điểm tự nhiên các khu vực ?
	+ Cho biết đặc điểm kinh tế các nước Tây và Trung Âu ?
- GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học:
V. RÚT KINH NGHIỆM
GV:	
HS:
Ngày soạn: 01-04-2019
Tuần: 33, tiết 66
Bài 58: KHU VỰC NAM ÂU
MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: 
- Kiến thức : 
+ Đặc điểm địa hình của khu vực Nam Âu- khu vực không ổn định của lớp vỏ Trái Đất
+ Vai trò thuỷ lợi trong nông nghiệp ở khu vực Nam Âu; vai trò của khí hậu, văn hóa-lịch sử và phong cảnh đối với du lịch của Nam Âu.	
- Kỹ năng : Xác định các dạng địa hình Nam Âu.
- Thái độ: HS có ý thức học tập
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
Các phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS qua nội dung bài/chủ đề nội dung dạy. 
	- Năng lực tự học, đọc hiểu: đọc, tìm hiểu về khu vực Bắc Âu
 	- Năng lực quan sát, phân tích tổng hợp: Quan sát, tranh ảnh lược đồ khu vực Bắc Âu
 - Năng lực hợp tác nhóm: HS hoạt động nhóm kết hợp với tìm hiểu thông tin SGK rút ra kiến thức bài học.
- Năng lực trình bày và trao đôi thông tin: HS có khả năng trình bày ý kiến của mình hoặc nhóm của mình trước lớp.
II. CHUẨN BỊ:
	GV: - Bản đồ tự nhiên Châu Âu.
- Lược đồ kinh tế Châu Âu.
HS: - Sgk, bài mới
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 - Nêu đặc điểm tự nhiên các khu vực ?
	 - Cho biết đặc điểm kinh tế các nước Tây và Trung Âu ?
	3. Bài mới: (32’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cơ bản
HĐ1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn (1 phút)
a) Mục đích hoạt động: Dẫn dắt học sinh vào bài khu vực Nam Âu
Nội dung: khu vực Nam Âu
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
Nam Âu nằm ven bờ địa trung hải, gồm 3 bán đảo lớn: bán đảo I-bê-rich, bán đảo I-ta-li-a và bán đạo Ban-cang. Khí hậu độc đáo nơi đây đã tạo điều kiện cho ngành du lịch và nền nông nghiệp cận nhiệt đới phát triển.
- HS lắng nghe
HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức.
Kiến thức 1: (12 phút)
a) Mục đích hoạt động: Tìm hiểu khái quát tự nhiên khu vực Nam Âu 
Nội dung: khái quát tự nhiên khu vực Nam Âu 
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
- GV giới thiệu bản đồ tự nhiên Châu Âu.
- Xác định vị trí và giới hạn của khu vực Nam Âu?
- Cho biết đặc điểm địa hình khu vực?
- Quan sát hình 58.1, nêu tên một số dãy núi của khu vực Nam Âu?
- GV nhận xét và gợi mở đồng bằng ít xen giữa núi và nằm trên vùng không ổn định của vỏ TĐ
- Phân tích biểu đồ (Hình 58.2) và nêu đặc điểm khí hậu?
* Xoáy sâu: Em hãy nêu khái quát tự nhiên khu vực Nam Âu?
- HS quan sát và xác định giới hạn khu vực
- Nằm ven biển Địa Trung Hải, có 3 bán đảo lớn: I-bê-rích, I-ta-li-a, Ban-căng.
- Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên
- Pi-rê-nê, An-pơ, An-pơ Đi-na-rich.
- Phân tích hình 58.2, nêu đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa của khí hậu khu vực Nam Âu: 
+ Nhiệt độ: cao quanh năm, trên 10°C; cao nhất vào tháng VII. 
+ Lượng mưa: mưa nhiều vào thu đông, mùa hạ ít mưa. - Kể tên một số sản phẩm nông nghiệp độc đáo ở các vùng có kiểu khí hậu này: chăn nuôi cừu, dê; trồng cây ăn quả nhiệt đới (cam, chanh), ô liu,..
- Vi trí: Nằm ven biển Địa Trung Hải, có 3 bán đảo lớn: I-bê-rích, I-ta-li-a, Ban-căng.
- Địa hình: Chủ yếu là núi và cao nguyên
- Khí hậu: Thuộc kiểu Địa Trung Hải..
1. Khái quát tự nhiên
- Vị trí: Nằm ven biển Địa Trung Hải, có 3 bán đảo lớn: I-bê-rích, I-ta-li-a, Ban-căng.
- Địa hình: Chủ yếu là núi và cao nguyên
- Khí hậu: Thuộc kiểu Địa Trung Hải.
Kiến thức 2: (13 phút)
a) Mục đích hoạt động: Tìm hiểu sự phát triển kinh tế của Nam Âu
Nội dung: kinh tế của Nam Âu
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
- Cho biết trình độ phát triển kinh tế khu vực với các khu vực khác ở Châu Âu ?
- Có nhận xét gì về lực lượng lao động nông nghiệp ở Nam Âu ?
- Cho biết đặc điểm nền sản xuất nông nghiệp ở Nam Âu?
- Cho biết đặc điểm nguồn tài nguyên khu vực?
- GV nhận xét và giới thiệu hình 58.4 và 58.5
- Cho biết các nước có nguồn thu du lịch lớn ?
- GV Một số địa điểm và hoạt động du lịch nổi tiếng ở các nước Nam Âu: Phố Vơ-ni-dơ, tháp nghiêng Pi-da (I-ta-li-a): tham quan. - Bờ biển Địa Trung Hải: nghỉ dương, tắm biển, thể thao dưới nước,...
* Xoáy sâu: Em hãy nêu khái quát đặc điểm kinh tế khu vực Nam Âu?
- Kém phát triển hơn và có Italia phát triển nhất
- Lượng lao động nông nghiệp ở Nam Âu còn thấp.
- Các sản phẩm và chăn nuôi bằng hình thức chăn thả
- Nguồn tài nguyên phong phú và đặc sắc
- Tây Ban Nha, I-ta-li-a,
- HS theo dõi và thống nhất ý kiến
- Kém phát triển hơn Bắc Âu, Tây và Trung Âu. I-ta-li-a là nước phát triển nhất trong khu vực.
2. Kinh tế
- Kém phát triển hơn Bắc Âu, Tây và Trung Âu. I-ta-li-a là nước phát triển nhất trong khu vực.
- Nông nghiệp: có nhiều sản phẩm độc đáo, đặc biệt là cây ăn quả nhiệt đới. Chăn nuôi chăn thả, có nhiều nước phải nhập lương thực.
- Công nghiệp: Trình độ sản xuất chưa cao
- Du lịch là nguồn thu ngoại tệ lớn cho nhiều nước Nam Âu
HĐ3: Hoạt động luyện tập, thực hành, thí nghiệm ( 3 phút)
a) Mục đích hoạt động: HS nêu những tiềm năng phát triển của ngành du lịch ở Nam Âu
Nội dung: tiềm năng phát triển của ngành du lịch ở Nam Âu
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
 Nêu những tiềm năng phát triển của ngành du lịch ở Nam Âu?
 Nam Âu là nơi có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đặc sắc. - Nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử, văn hóa và nghệ thuật cổ đại. - Bờ biển đẹp, khí hậu địa trung hải đặc sắc.
HĐ4: Hoạt động vận dụng và mở rộng (3 phút) 
a) Mục đích hoạt động: Nêu những khó khăn về tự nhiên của các nước Bắc Âu đốỉ với đời sống và sản xuất.
Nội dung: những khó khăn về tự nhiên của các nước Bắc Âu đốỉ với đời sống và sản xuất 
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
 Tại sao nói kinh tế Nam Âu chưa phát triển bằng Bắc Âu, Tây và Trung Âu?
- Nông nghiệp còn chiếm khoảng 20% lực lượng lao động; sản xuất theo quy mô nhỏ. 
- Trình độ sản xuất công nghiệp chưa cao. I-ta-li-a có nền công nghiệp phát triển nhất trong khu vực nhưng công nghiệp cũng chỉ tập trung ở phía bắc đất nước.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp (3 phút) 
a) Mục đích hoạt động: Hướng dẫn HS học bài ở nhà, làm bài tập, chuẩn bị bài mới.
Nội dung: học bài và chuẩn bị bài mới
b) Cách thức tổ chức hoạt động: 
- GV: + Các em về học bài, trả lời câu hỏi sau bài học.
	+ Tìm hiểu Bài 59: Khu vực Đông Âu
- HS: Học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn của GV.
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học: (4 phút) 
- GV dự kiến một số câu hỏi bài tập và tổ chức cho HS tự đánh giá về kết quả học tập của bản thân và của bạn: 
 	+ Nêu các đặc điểm tự nhiên khu vực Nam Âu ?
	+ Cho biết một số đặc điểm nền kinh tế các nước Nam Âu ?
	+ Xác định quốc gia phát triển nhất ở khu vực ?
- GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học:
V. RÚT KINH NGHIỆM
GV:	
HS:
Châu Thới, ngày tháng 4 năm 2019
Tổ kí duyệt

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_7_tuan_33_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs_n.doc