Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

  1. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: 

Kiến thức: HS nắm vững vị trí địa lí, hình dạng và kích thước lãnh thổ châu Âu để thấy châu Âu là châu lục ở đới ôn hòa với nhiều bán đảo. Nắm vững các đặc điểm tự nhiên châu Âu, nêu và giải thích được sự khác nhau giữa các môi trường ở châu Âu

- Kỹ năng : Xác định trên bản đồ , tìm hiểu các điều kiện tự nhiên trên bản đồ châu Âu.

-    Thái độ: Ý thức học tập

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:

Các phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS qua nội dung bài/chủ đề nội dung dạy.       

           - Năng lực tự học, đọc hiểu: đọc, tìm hiểu về thiên nhiên Châu Âu

           - Năng lực quan sát, phân tích tổng hợp: Quan sát, tranh ảnh lược đồ tự nhiên Châu Âu

          - Năng lực hợp tác nhóm: HS hoạt động nhóm kết hợp với tìm hiểu thông tin SGK rút ra kiến thức bài học.

- Năng lực trình bày và trao đôi thông tin: HS có khả năng trình bày ý kiến của mình hoặc nhóm của mình trước lớp

doc 11 trang Khánh Hội 19/05/2023 180
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
 Ngày soạn: 11 - 03 - 2019
Tuần 30, tiết 59
CHƯƠNG X: CHÂU ÂU
Bài 51. THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU
MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: 
- Kiến thức: HS nắm vững vị trí địa lí, hình dạng và kích thước lãnh thổ châu Âu để thấy châu Âu là châu lục ở đới ôn hòa với nhiều bán đảo. Nắm vững các đặc điểm tự nhiên châu Âu, nêu và giải thích được sự khác nhau giữa các môi trường ở châu Âu
- Kỹ năng : Xác định trên bản đồ , tìm hiểu các điều kiện tự nhiên trên bản đồ châu Âu.
- Thái độ: Ý thức học tập
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
Các phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS qua nội dung bài/chủ đề nội dung dạy. 
	- Năng lực tự học, đọc hiểu: đọc, tìm hiểu về thiên nhiên Châu Âu
 	- Năng lực quan sát, phân tích tổng hợp: Quan sát, tranh ảnh lược đồ tự nhiên Châu Âu
 - Năng lực hợp tác nhóm: HS hoạt động nhóm kết hợp với tìm hiểu thông tin SGK rút ra kiến thức bài học.
- Năng lực trình bày và trao đôi thông tin: HS có khả năng trình bày ý kiến của mình hoặc nhóm của mình trước lớp
II. CHUẨN BỊ:
	GV: - Lược đồ tự nhiên châu Âu
	 - Lược đồ khí hậu châu Âu
	HS: Sgk, bài mới.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: ( Không)
 	3. Bài mới: (37’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức 
HĐ1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn (1 phút)
a) Mục đích hoạt động: Dẫn dắt học sinh vào bài .....
Nội dung: Châu Âu là một bộ phận của lục địa A-Âu nằm trong đới khí hậu ôn hòa.
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
Thiên nhiên Châu Âu được con người khai thác từ lâu đời và ngày càng sử dụng có hiệu quả
- HS lắng nghe
HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức.
Kiến thức 1: (16 phút)
a) Mục đích hoạt động: hoạt động nhóm
Nội dung: Tìm hiểu về vị trí, địa hình
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
- GV giới thiệu lược đồ châu Âu , y/c HS hoạt động nhóm (3’). Xác định vị trí và giới hạn châu Âu ?
- GV nhận xét và gọi HS xác định lại.
- Tìm các biển xung quanh châu Âu ?
- GV gọi HS nhận xét, xác định lại 
Bờ biển Châu Âu có đặc điểm gì ?
- GV nhận xét, chốt ý
- Quan sát lược đồ 51.1 cho biết tên các đồng bằng lớn và các dãy núi chính ở châu Âu. . 
- Nêu đặc điểm địa hình châu Âu?
* Xoáy sâu: Nêu đặc điểm tự nhiên Châu Âu?
- GV nhận xét chốt ý
- HS quan sát hình 51.1 hoạt động nhóm (3’) và xác định vị trí châu Âu
- HS theo dõi và thống nhất
Vị trí: Nằm giữa vĩ tuyến 360B-710B, phía đông ngăn cách với châu Á bởi dãy Uran.
- HS xác định và đọc tên các biển:
+ Địa Trung Hải, Măng - sơ, Biển Bắc, Ban-tích, Biển Đen (Hắc Hải), Biển Trắng (Bạch Hải). 
+ Các bán đảo: Xcan -đi - na - vi, I - bê - rích, I - ta - li - a, Ban - căng.
- HS nêu bị biển ăn sâu vào đất liền.
- HS xác định trên lược đồ
- Các đồng bằng lớn: đồng bằng Pháp, đồng bằng Đông Âu, đồng bằng trung lưu Đa-nuyp, đồng bằng hạ lưu Đa-nuyp. 
- Các dãy núi chính: dãy Xcan-đi-na-vi, dãy An-pơ, dãy Ư-ran, dãy Ban-căng, dãy Cac-pat, dãy An-pơ Đi-ma-rich, dãy A-pen-nin, dãy Py-rê-nê.
- Đặc điểm tự nhiên ChâuÂu: 
+ Châu Âu là một bộ phận của lục địa A-Âu 
+ Nằm giữa vĩ tuyến 360B-710B
+ Bờ biển bị cắt xẻ mạnh
+ Đồng bằng kéo dài từ tây sang đông
1. Vị trí, địa hình
- Vị trí:
+ Châu Âu là một bộ phận của lục địa A-Âu 
+ Diện tích 10 tr km2
+ Nằm giữa vĩ tuyến 360B-710B, phía đông ngăn cách với châu Á bởi dãy Uran.
- Bờ biển bị cắt xẻ mạnh tạo ra nhiều bán đảo, vũng vịnh và biển.
- Địa hình : Đồng bằng kéo dài từ tây sang đông, núi già ở phía Bắc và trung tâm, núi trẻ ở phía nam.
Kiến thức 2: (20 phút)
a) Mục đích hoạt động: Khí hậu, sông ngòi, thực vật
 Nội dung: 
+ Quan sát hình 51.2, cho biết châu Âu có các kiểu khí hậu 
+ Quan sát hình 51.1, nhận xét về mật độ sông ngòi ở châu Âu 
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
- Giới thiệu lược đồ khí hậu châu Âu cho học sinh quan sát.
- Quan sát hình 51.2, cho biết châu Âu có các kiểu khí hậu? 
- GV nhận xét và kết luận: 
+ Vùng ven biển Tây Âu và phía tây của Bắc Âu: khí hậu ôn đới hải dương. - Vùng ven biển Địa Trung Hải từ Bồ Đào Nha sang tận Hi Lạp: khí hậu địa trung hải. 
+ Toàn bộ vùng Trung và Đông Âu, phía đông dãy Xcan-đi-na-vi: khí hậu ôn đới lục địa. 
+ Vùng phía bắc có một bộ phận nhỏ nằm trong vòng cực có khí hậu hàn đới.
- Nêu đặc điểm các kiểu khí hậu ở châu Âu ?
- GV nhận xét, chốt ý 
- Quan sát hình 51.1, nhận xét về mật độ sông ngòi ở châu Âu. Kể tên những con sông lớn ở châu Âu. Các sông này đổ vào biển nào?
GV gọi HS nhận xét và kết luận
- Nêu giá trị sông ngòi ?
- GV nhận xét, chốt ý 
- Nêu đặc điểm sinh vật ở châu Âu ?
- GV nhận xét, kết luận 
- HS quan sát hình 51.2 
- HS nêu khí hậu chủ yếu là ôn đới
- HS nêu 4 kiểu:
+ Khí hậu ôn đới hải dương. 
+ Khí hậu địa trung hải. 
+ Khí hậu ôn đới lục địa
+ Khí hậu hàn đới.
- Nhận xét: mật độ sông ngòi ở châu Âu dày đặc. 
- Tên những con sông lớn ở châu Ầu và biển đổ vào:
 + Sông Ê-brơ trên bán đảo I-bê-rich đổ vào Địa Trung Hải. 
+ Sông Pô trên bán đảo A-pen-nin (bán đảo I-ta-li-a) đổ vào Địa Trung Hải. 
+ Sông Đa-nuyp trên bán đảo Ban-căng đổ vào Biển Đen. 
+ Sông Ồ-đơ, sông Vi-xla đổ vào biển Ban-tích. + Sông En-bơ, sông Rai-nơ đổ vào biển Bắc.
- HS nêu và cả lớp nhận xét, chốt ý
- HS nêu và lớp nhận xét, chốt ý
2. Khí hậu, sông ngòi, thực vật
- Khí hậu : Chủ yếu là ôn đới (hải dương và lục địa) phần nhỏ phía Bắc có khí hậu hàn đới, phía Nam có khí hậu Địa Trung Hải
- Sông ngòi: dày đặc có lượng nước dồi dào. Có 3 sông quan trọng : Đa-nuyn, Rai-nơ và Von-ga.
+ Các sông đổ ra Bắc băng dương, mùa đông đóng băng lâu 
+ Có giá trị về giao thông.
- Thực vật :
+ Thay đổi từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông theo sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa
 + Ven biển phía tây có rừng lá rộng, sồi dẻ sâu nội địa có rừng lá kim, phía đông có thảo nguyên, ven Địa Trung Hải có rừng lá cứng.
HĐ3: Hoạt động luyện tập, thực hành, thí nghiệm ( 3 phút)
a) Mục đích hoạt động: nắm vững địa hình chính của châu Âu
Nội dung: sự phân bố các loại địa hình chính của châu Âu?
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
Dựa vào hình 51.1, trình bày sự phân bố các loại địa hình chính của châu Âu.
Châu Âu có ba dang địa hình chính: đồng bằng, núi già, núi trẻ. - Đồng bằng: bao gồm miền đồng bằng của khu vực Tây và Trung Âu, đồng bằng Đông Âu. - Núi già: bao gồm miền núi già của khu vực của khu vực Tây và Trung Âu, Bắc Âu. - Núi trẻ: bao gồm miền núi trẻ của khu vực Tây và Trung Âu, Nam Âu.
HĐ4: Hoạt động vận dụng và mở rộng (3 phút) 
a) Mục đích hoạt động: nắm vững khí hậu của châu Âu
Nội dung: sự phân bố các loại địa hình chính của châu Âu?
Nội dung: giải thích vì sao ở phía tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía đông?
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
Dựa vào các hình 51.1 và 51.2, giải thích vì sao ở phía tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía đông?
Phía tây chịu ảnh hưởng của biển lớn. - Dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương làm cho biển và khí hậu châu Âu thêm ấm về mùa đông. Hơi ấm và ẩm của biển được gió Tây ôn đới thổi quanh năm đưa sâu vào trong đất liền, làm giảm bớt tính chất lục địa của khí hậu ở khu vực Đông và Đông Nam châu Âu.
 - Vùng ven biển phía tây chịu ảnh hưởng của biển mạnh hơn, không khí ẩm của biển khi đi sâu vào đất liền bị biến tính dần, ảnh hưởng của biển càng đi sâu về phía đông và đông nam càng yếu đi. 
- Vì thế, càng đi về phía tây, khí hậu châu Âu càng ấm áp, mưa nhiều và ôn hòa hơn.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp (3 phút) 
a) Mục đích hoạt động: Hướng dẫn HS học bài ở nhà, làm bài tập, chuẩn bị bài mới.
Nội dung: học bài và chuẩn bị bài mới
b) Cách thức tổ chức hoạt động: 
- GV: + Các em về học bài, trả lời câu hỏi sau bài học.
	+ Soạn bài 52: Nêu đặc điểm các môi trường tự nhiên châu Âu ?
- HS: Học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn của GV.
c. Sản phẩm hoạt động của HS:
d. Kết luận của giáo viên:
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học: (4 phút) 
- GV dự kiến một số câu hỏi bài tập và tổ chức cho HS tự đánh giá về kết quả học tập của bản thân và của bạn: 
 	+ Xác định vị trí địc lí và địa hình châu Âu ?
	+ Cho biết các đặc điểm tự nhiên của châu Âu ?
- GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học:
V. RÚT KINH NGHIỆM.
GV:	
HS:
Ngày soạn: 11-03-2019
Tuần 30, tiết 60 
Bài 52. THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU (tt)
MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: 
- Kiến thức : 
Nêu và giải thích (mức độ đơn giản) sự khác nhau giữa các môi trường ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, địa trung hải và môi trường núi cao của châu Âu.
 - Kỹ năng : Phân tích bản đồ, lược đồ để khắc sâu kiến thức và thấy mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên của châu Âu.
- Thái độ: Ý thức học tập
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
Các phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS qua nội dung bài/chủ đề nội dung dạy. 
	- Năng lực tự học, đọc hiểu: đọc, tìm hiểu về thiên nhiên Châu Âu
 	- Năng lực quan sát, phân tích tổng hợp: Quan sát, tranh ảnh lược đồ tự nhiên Châu Âu
 - Năng lực hợp tác nhóm: HS hoạt động nhóm kết hợp với tìm hiểu thông tin SGK rút ra kiến thức bài học.
- Năng lực trình bày và trao đôi thông tin: HS có khả năng trình bày ý kiến của mình hoặc nhóm của mình trước lớp
II. CHUẨN BỊ:
	GV: - Lược đồ tự nhiên Châu Âu
	 - Hình vẽ phóng to 52.1à 52.4
	HS: Sgk, bài mới.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 - Xác định vị trí địc lí và địa hình Châu Âu ?
	 - Cho biết các đặc điểm tự nhiên của Châu Âu ?
Bài mới: (32’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức cơ bản
HĐ1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn (1 phút)
a) Mục đích hoạt động: Dẫn dắt học sinh vào bài .....
Nội dung: Các môi trường tự nhiên 
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
- Phân tích các kiểu khí hậu đặc trưng ở châu Âu, cho biết khí hậu có ảnh hưởng như thế nào đến đặc điểm sông ngòi và thảm thực vật từng kiểu môi trường ?
- HS lăng nghe
HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức.
Kiến thức 1: (7 phút)
a) Mục đích hoạt động: Tìm hiểu môi trường ôn đới hải dương 
Nội dung: Phân tích biểu đồ H.51.1, tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của môi trường ôn đới hải dương
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
GV Y/c HS hoạt động nhóm (5’)
Nhóm 1 : Phân tích biểu đồ H.51.1, tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của môi trường ôn đới hải dương
Nhóm 2 : Phân tích biểu đồ H.52.2, tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của môi trường ôn đới lục địa
Nhóm 3 : Phân tích biểu đồ H.52.3, tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của môi trường địa trung hải
Nhóm 4 : Phân tích biểu đồ H.52.4 : Trên dãy An-pơ có bao nhiêu đai thực vật ? Mỗi đai bắt đầu và kết thúc ở độ cao nào ? 
- Xác định vị trí môi trường đới hải dương ?
- GV gọi HS nhận xét và chốt ý
- Nêu đặc điểm khí hậu môi trường ôn đới hải dương ?
- GV nhận xét và giải thích ảnh hưởng dòng biển
HS hoạt động nhóm (5’)
Nhóm 1 : Phân tích biểu đồ H.51.1, tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của môi trường ôn đới hải dương
Nhóm 2 : Phân tích biểu đồ H.52.2, tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của môi trường ôn đới lục địa
Nhóm 3 : Phân tích biểu đồ H.52.3, tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của môi trường địa trung hải
Nhóm 4 : Phân tích biểu đồ H.52.4 : Trên dãy An-pơ có bao nhiêu đai thực vật ? Mỗi đai bắt đầu và kết thúc ở độ cao nào ? 
- HS xác định và lớp nhận xét , bổ sung
- HS quan sát hình 52.1, nêu mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm
- HS theo dõi, ghi nhận thông tin.
3. Các môi trường tự nhiên
a. Môi trường ôn đới hải dương
- Vị trí : Các nước ven biển Tây Âu
- Đặc điểm : Mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm, sông ngòi nhiều nước quanh năm.
Kiến thức 2: (6 phút)
a) Mục đích hoạt động: Tìm hiểu môi trường ôn đới lục địa
Nội dung: Phân tích biểu đồ H.52.2, tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của môi trường ôn đới lục địa
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
- Xác định vị trí môi trường ôn đới lục địa ?
- GV nhận xét và kết luận vị trí nằm sâu nội địa ở Đông Âu
- Nêu đặc điểm khí hậu của môi trường ?
- GV nhận xét và gợi mở thực vật
- HS xác định và cả lớp nhận xét
- HS theo dõi và thống nhất
- HS Quan sát hình 52.2, nêu mùa đông lạnh và mùa hạ nóng
- HS theo dõi và ghi nhận thực vật có cây lá kim
b. Môi trường ôn đới lục địa
- Vị trí : Vào sâu ở Đông Âu
- Đặc điểm : Mùa đông lạnh, mùa hạ nóng, sông đóng băng vào mùa đông.
Kiến thức 3: (6 phút)
a) Mục đích hoạt động: Tìm hiểu môi trường Địa Trung Hải 
Nội dung: Phân tích biểu đồ H.52.3, tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của môi trường địa trung hải
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
- Xác định vị trí môi trường Địa Trung Hải ?
- GV gọi HS nhận xét và chốt ý
- Nêu đặc điểm khí hậu môi trường Địa Trung Hải ?
- GV nhận xét và gợi mở về sự thích nghi của thực vật
- HS xác định ở khu vực tây Âu
- HS quan sát hình 52.3, nêu mùa đông ấm và mùa hạ nóng khô
- HS theo dõi và ghi nhận thực vật có rừng thưa ( các loại cây lá cứng).
c. Môi trường Địa Trung Hải
- Vị trí : Các nước nam Âu ven Địa Trung hải.
- Đặc điểm : Mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ nóng, khô. Sông ngòi ngắn, dốc
Kiến thức 4: (6 phút)
a) Mục đích hoạt động: Tìm hiểu Môi trường núi cao
Nội dung: Phân tích biểu đồ H.52.4 : Trên dãy An-pơ có bao nhiêu đai thực vật ? Mỗi đai bắt đầu và kết thúc ở độ cao nào ? 
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
- Xác định vị trí môi trường núi cao 
- Nêu đặc điểm khí hậu các môi trường vùng núi ?
- GV nhận xét và chốt ý
* Xoáy sâu: Các môi trường tự nhiên:
Châu Âu có các kiểu môi trường nào?
- HS xác định các vùng núi ở châu Âu
- HS nêu khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao
- Châu Âu có các kiểu môi trường:
+ Môi trường ôn đới hải dương
+ Môi trường ôn đới lục địa
+ Môi trường Địa Trung Hải
+ Môi trường núi cao
d. Môi trường núi cao
- Vị trí : Ở các vùng núi cao
( Dãy An-pơ)
- Đặc điểm : Khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao, mưa nhiều ở các sườn đón gió phía tây.
HĐ3: Hoạt động luyện tập, thực hành, thí nghiệm ( 3 phút)
a) Mục đích hoạt động: HS nhắc lại khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao
Nội dung: Khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao, mưa nhiều ở các sườn đón gió phía tây. 
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
Nêu đặc điểm khí hậu và thực vật của môi trường núi cao?
Khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao, mưa nhiều ở các sườn đón gió phía tây.
Khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao, mưa nhiều ở các sườn đón gió phía tây.
HĐ4: Hoạt động vận dụng và mở rộng (3 phút) 
a) Mục đích hoạt động: khí hậu môi trường ôn đới hải dương
Nội dung: khí hậu môi trường ôn đới hải dương, Mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm, sông ngòi nhiều nước quanh năm 
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
- Nêu đặc điểm khí hậu môi trường ôn đới hải dương ?
- Đặc điểm : Mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm, sông ngòi nhiều nước quanh năm.
- Đặc điểm : Mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm, sông ngòi nhiều nước quanh năm.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp (3 phút) 
a) Mục đích hoạt động: Hướng dẫn HS học bài ở nhà, làm bài tập, chuẩn bị bài mới.
Nội dung: học bài và chuẩn bị bài mới
b) Cách thức tổ chức hoạt động: 
- GV: + Các em về học bài, trả lời câu hỏi sau bài học.
	+ Tìm hirur bài 53: Thực hành Đọc phân tích lược đồ, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa Châu Âu 
- HS: Học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn của GV.
c. Sản phẩm hoạt động của HS:
d. Kết luận của giáo viên:
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học: (4 phút) 
- GV dự kiến một số câu hỏi bài tập và tổ chức cho HS tự đánh giá về kết quả học tập của bản thân và của bạn: 
 	+ Nêu đặc điểm các kiểu môi trường ở Châu Âu ?
	+ So sánh 2 môi trường ôn đới lục địa và ôn đới hải dương ?
	+ Vì sao thảm thực vật ở Châu Âu thay đổi từ tây sang đông ?
- GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học:6
V. RÚT KINH NGHIỆM
GV:	
HS:
Châu Thới, ngày tháng 3 năm 2019
Kí duyệt

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_7_tuan_30_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs_n.doc