Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 26 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

  -  Kiến thức: Học sinh cần nắm được:

+ Nắm vững sự phân hoá của môi trường theo độ cao An-đét.

+ Hiểu rõ sự khác nhau giữa sườn đông và sườn tây dãy An-đét. Sự khác nhau trong vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên ở sườn đông và sườn tây dãy An-đét.

   -  Kĩ năng:  quan sát sơ đồ, lát cắt, qua đó nhận thức được qui luật phi địa đới thể hiện sự thay đổi, sự phân bố thảm thực vật giữa hai sườn dãy An-đét.

   - Thái độ: ý thức học tập tích cực.

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:

- Năng lực tự học, đọc hiểu

- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo:

- Năng lực hợp tác nhóm: 

- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin:

- Năng lực thực hành thí nghiệm: 

doc 6 trang Khánh Hội 19/05/2023 180
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 26 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 26 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 26 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 12/02/2019 
Tuần: 26; Tiết: 51
BÀI 46: THỰC HÀNH
SỰ PHÂN HOÁ CỦA THẢM THỰC VẬT Ở
SƯỜN ĐÔNG VÀ SƯỜN TÂY CỦA DÃY AN-ĐÉT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 - Kiến thức: Học sinh cần nắm được:
+ Nắm vững sự phân hoá của môi trường theo độ cao An-đét.
+ Hiểu rõ sự khác nhau giữa sườn đông và sườn tây dãy An-đét. Sự khác nhau trong vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên ở sườn đông và sườn tây dãy An-đét.
 - Kĩ năng: quan sát sơ đồ, lát cắt, qua đó nhận thức được qui luật phi địa đới thể hiện sự thay đổi, sự phân bố thảm thực vật giữa hai sườn dãy An-đét.
 - Thái độ: ý thức học tập tích cực.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực tự học, đọc hiểu
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo:
- Năng lực hợp tác nhóm: 
- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin:
- Năng lực thực hành thí nghiệm: 
II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: + Lát cắt sườn đông và sườn tây của dãy An-đét.
 + Lược đồ tự nhiên của Nam Mĩ.
 - Hoc sinh: SGK, chuẩn bị bài.
III. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp (1p)
 2. Kiểm tra bài cũ (5p)
 - Nêu sự phân bố một số ngành công nghiệp chủ yếu ở Trung và Nam Mĩ? 
 - Vì sao cần phải đạt vấn đề bảo vệ rừng Ama-dôn?
 3. Bài mới: Giới thiệu bài (1p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự phân hóa thảm thực vật ở sườn Đông và Tây An-Đét (16p)
- Hướng dẫn trên lược đồ khu vực phía tây và phía đông dãy An-đét.
- Hướng dẫn HS đọc lát cắt Hình 46.1 và 46.2.
- Chia lớp 4 nhóm: Trả lời các câu hỏi :
 - Nhóm 1+3: quan sát H46.1 cho biết tên các đai thực vật theo chiều cao ở sườn Tây An-đét? 
 - Nhóm 2+4: quan sát H46.2 cho biết tên các đai thực vật theo chiều cao ở sườn Đông An-đét? 
+ Các thảm thực vật được phân bố từ độ cao nào đến độ cao nào? 
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả vào bảng cụ thể.
- Chuẩn xác kiến thức theo bảng sau:
- Quan sát hình.
- Thảo luận nhóm, quan sát hình, đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
* Bài tập 1,2:
Độ cao
Sự phân bố của thảm thực vật theo độ cao.
Sườn Tây
Sườn Đông
- Từ 0 - 1000 m
- Thực vật nửa hoang mạc
- Rừng nhiệt đới
- Từ 1000-1300m
- Cây bụi xương rồng
- Rừng lá rộng
- Từ 1300-2000 m
- Cây bụi xương rồng
- Rừng lá kim
- Từ 2000-3000 m
- Đồng cỏ cây bụi
- Rừng lá kim
- Từ 3000-4000 m
- Đồng cỏ núi cao
- Đồng cỏ
- Từ 4000-5000 m
- Đồng cỏ núi cao
- Đồng cỏ núi cao
- Trên 5000 m
- 1/2 đồng cỏ núi cao
- Băng tuyết vĩnh cửu
- Băng tuyết vĩnh cửu 
Hoạt động 2: Giải thích sự khác nhau về thực ở sườn Đông và Tây An-Đét vật ở độ cao 0m đến 1000m (15p)
- Yêu cầu HS qs H46.1 và H46.2 SGK, kết hợp với bảng so sánh bài tập 1. Giải thích tại sao từ độ cao 0 - 1000m, sườn đông có rừng rậm nhiệt đới phát triển. Còn sườn Tây có thảm thực vật nửa hoang mạc phát triển? 
- Chuẩn xác kiến thức:
- Từ sự phân hóa thảm vật nêu kết luận về khí hậu của dãy An đét?
GV: Nhận xét và kết luận:
- Do có dòng biển lạnh Pê-ru nên sườn tây dãy An-đét khí hậu rất khô -> Thực vật nửa hoang mạc: Xương rồng, cỏ, cây bụi...
- Là do phía đông chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng Guy-a-na và gió tín phong đông bắc từ Đại Tây Dương thổi vào vì thế làm cho sườn đông có mưa nhiều, thực vật phát triển tươi tốt.
- Phía Tây An-đét khí hậu khô hạn hơn phía Đông.
* Bài tập 3: 
 - Do có dòng biển lạnh Pê-ru nên sườn tây dãy An-đét khí hậu rất khô -> Thực vật nửa hoang mạc: Xương rồng, cỏ, cây bụi... 
 - Là do phía đông chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng Guy-a-na và gió tín phong đông bắc từ Đại Tây Dương thổi vào vì thế làm cho sườn đông có mưa nhiều, thực vật phát triển tươi tốt.
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/ bài học (5’)
- GV dự kiến một số câu hỏi, bài tập và tổ chức cho học sinh tự đánh giá về kết quả học tập của bản thân và của bạn:
 + Cho biết tên các đai thực vật theo chiều cao ở sườn Đông An-đét? 
 + Cho biết tên các đai thực vật theo chiều cao ở sườn Tây An-đét? 
 + Giải thích tại sao từ độ cao 0 - 1000m, sườn đông có rừng rậm nhiệt đới phát triển. Còn sườn Tây có thảm thực vật nửa hoang mạc phát triển?
- GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học:
 5 . Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (2p)
 - Xem lại bài thực hành.
 - Ôn tập từ bài 35 đến bài 46.
IV. Rút kinh nghiệm:
GVHS.............
Ngày soạn: 12/02/2019 
Tuần: 26; Tiết: 52
 ÔN TẬP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Kiến thức: 
+ Ôn đặc điểm tự nhiên, dân cư và kinh tế của khu vực Bắc Mĩ.
+ Ôn đặc điểm tự nhiên, dân cư và kinh tế của khu vực Trung và Nam Mĩ.
- Kĩ năng: tiếp tục rèn luyện kĩ năng quan sát bản đồ, lược đồ, so sánh đặc điểm tự nhiên, dân cư, tình hình phát triển kinh tế của các khu vực ở châu Mĩ.
- Thái độ: HS yêu thích môn học.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực tự học, đọc hiểu
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo:
- Năng lực hợp tác nhóm: 
- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin:
- Năng lực thực hành thí nghiệm: 
II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: + Lược đồ tự nhiên châu Mĩ.
 + Lược đồ kinh tế châu Mĩ
 - Hoc sinh: Ôn bài trước.
 III. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp (1p)
 2. Kiểm tra bài cũ: (5p)
 - Không kiểm tra giáo viên kết hợp trong ôn tập.
 3. Bài mới: (34p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Ôn lại phần khái quát châu Mĩ (4p)
- Yêu cầu học sinh xác định vị trí, giới hạn, diện tích của châu Mĩ trên bản đồ tự nhiên? 
- Cho học sinh xác định các luồng nhập cư vào châu Mĩ ở lược đồ H35.2 sgk trang 111?
- Xác định vị trí, giới hạn, diện tích của châu Mĩ trên bản đồ tự nhiên.
- Xác định các luồng nhập cư vào châu Mĩ ở lược đồ H35.2 sgk trang 111
I. Khái quát châu Mĩ:
- Vị trí, giới hạn, diện tích châu Mĩ. 
- Các luồng nhập cư.
Hoạt động 2: Ôn lại phần Bắc Mĩ (15p)
- Dựa vào lược đồ tự nhiên Bắc Mĩ nêu đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mĩ?
 ? Sự phân hoá khí hậu Bắc Mĩ như thế nào? Giải thích tại sao có sự phân hoá khí hậu như vậy?
 ? Dân cư và đô thị có điểm gì nổi bật?
? Tình hình phát triển kinh tế ở Bắc Mĩ như thế nào? 
- Nhận xét và kết luận:
- Quan sát hình và dựa kiến thức cũ trả lời.
- Dựa kiến thức cũ trả lời.
- Quan sát hình, dựa kiến thức cũ trả lời.
- Dựa kiến thức cũ trả lời.
II. Bắc Mĩ:
- Đặc điểm địa hình
- Sự phân hóa của khí hậu.
- Đặc điểm dân cư và đô thị.
- Tình hình phát triển kinh tế:
 + Nông nghiệp.
 + Công nghiệp.
 + Dịch vụ.
Hoạt động 3: Ôn lại phần Trung và Nam Mĩ (15p)
- Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình ở eo đất Trung Mĩ và quần đảo ăng-ti trên bản đồ tự nhiên châu Mĩ?
- Nêu các khu vực địa hình Nam Mĩ?
- So sánh đặc điểm địa hình bắc Mĩ và Nam Mĩ.
? Trình bày các kiểu môi trường chính ở Trung và Nam Mĩ? Giải thích tại sao dãy đất duyên hải phía tây An- đét lại có hoang mạc?
 ? Dân cư và đô thị có điểm gì nổi bật?
? Trình bày những nét lớn trong sự phát triển kinh tế ở Trung và Nam Mĩ?
- Tính chất bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ được thể hiện như thế nào? Hướng giải quyết ?
- Nêu các thành viên, mục đích của khối Méc-cô –xua.
- Nhận xét và chốt kiến thức
- Dựa kiến thức cũ trả lời.
+ Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng - ti
+ Khu vực Nam Mĩ.
- So sánh đặc điểm địa hình bắc Mĩ và Nam Mĩ..
- Dựa kiến thức cũ trả lời.
- Đặc điểm dân cư và đô thị.
- Dựa kiến thức cũ trả lời.
III. Trung và Nam Mĩ:
- Cấu trúc địa hình:
+ Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng - ti
+ Khu vực Nam Mĩ.
- So sánh đặc điểm địa hình bắc Mĩ và Nam Mĩ.
- Các kiểu môi trường chính ở Trung và Nam Mĩ
- Đặc điểm dân cư và đô thị.
- Tình hình phát triển kinh tế
- Sự bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruộng đất.
- Khối thị trường chung Méc-cô-xua.
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/ bài học (5’)
- GV dự kiến một số câu hỏi, bài tập và tổ chức cho học sinh tự đánh giá về kết quả học tập của bản thân và của bạn:
 + Giáo viên cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm.
 + GV chốt lại nội dung trọng tâm.
- GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học:
5 . Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (2p)
 - Học bài theo nội dung ôn tập.
 - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để tiết sau kiểm tra 1 tiết.
IV. Rút kinh nghiệm:
GVHS.............
Châu Thới, ngày tháng năm 2019
Tổ kí duyệt

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_7_tuan_26_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs_n.doc