Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 26 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:  HS cần

- Nắm vững sự phân hoá của môi trường theo độ cao ở An-đét

- Hiểu rõ sự khác nhau giưa sườn đông và sườn tây An-đet. Sự khác nhau trong vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên ở sườn đông và sườn tây dãy An-đet

2. Kĩ năng:

- Rèn cho HS kĩ năng đọc và tìm hiểu lát cắt địa lí

3. Thái độ 

Bảo vệ môi trường

II. Chuẩn bị:

GV:  - Lát cắt núi An - đet

        - Lược đồ tự nhiên châu Mĩ

                  - Các tranh ảnh, số liệu về tự nhiên ở An – đet

           HS: Sgk

III. Các bước lên lớp:

 1. Ổn định lớp (1/)

 2. Kiểm tra bài cũ (5/)

          - Nêu đặc điểm nền kinh tế công nghiệp các nước Trung và Nam Mĩ ?

           - Khối thị trường chung hình thành nhằm mục đích gì ?

doc 6 trang Khánh Hội 19/05/2023 280
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 26 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 26 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 26 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 7- 02-2018
Tuần: 26, tiết 51
Bài 46: THỰC HÀNH:
SỰ PHÂN HOÁ CỦA THẢM THỰC VẬT Ở SƯỜN ĐÔNG VÀ SƯỜN TÂY CỦA DÃY AN - ĐET
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS cần
- Nắm vững sự phân hoá của môi trường theo độ cao ở An-đét
- Hiểu rõ sự khác nhau giưa sườn đông và sườn tây An-đet. Sự khác nhau trong vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên ở sườn đông và sườn tây dãy An-đet
2. Kĩ năng:
- Rèn cho HS kĩ năng đọc và tìm hiểu lát cắt địa lí
3. Thái độ 
Bảo vệ môi trường
II. Chuẩn bị:
GV: - Lát cắt núi An - đet
 - Lược đồ tự nhiên châu Mĩ
 - Các tranh ảnh, số liệu về tự nhiên ở An – đet
	HS: Sgk
III. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp (1/)
 2. Kiểm tra bài cũ (5/)
 - Nêu đặc điểm nền kinh tế công nghiệp các nước Trung và Nam Mĩ ?
	- Khối thị trường chung hình thành nhằm mục đích gì ?
 3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Sự phân tầng thực vật theo độ cao ở núi An-đet. (15/)
- GV treo Sơ đồ sườn tây và sườn đông An Đet yêu cầu HS quan sát
- GV tổ chức cho HS hoạt động teo nhóm: 2 nhóm GV giao nhiệm vụ cho các nhóm
 Nhóm 1: thảo luận tìm hiểu về sự phân tầng thực vật theo độ cao ở sườn tây An-đet ?
Nhóm 2: thảo luận tìm hiểu về sự phân tầng thực vật theo độ cao ở sườn đông An-đet?
- GV dành 5’ cho các nhóm thảo luận, GV hướng dẫn và đôn đốc các nhóm làm việc hết giờ gọi các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả và thuyết trình trên bản đồ gọi nhận xét bổ sung. 
 GV tổng hợp đánh giá kết quả.
- HS quan sát lược đồ hình 46.1,46.2 xác định các sườn rồi hoạt động theo nhóm
* Nhóm 1 : Sườn Tây
Độ cao
Đai thực vật
0 - 1000m
1000 - 2000m
2000 - 3000m
3000 - 5000m
Trên 5000m
Nửa hoang mạc
Cây bui,xương rồng
Đồng cỏ cây bụi
Đồng cỏ núi cao
Băng tuyết vĩnh cửu
* Nhóm 2: Sườn Đông
Độ cao
Đai thực vật
0 - 1000m
1000 - 3000m
3000 - 4000m
4000 - 5000m
Trên 5000m
Rừng nhiệt đới
Rừng lá kim
Đồng cỏ
Đồng cỏ núi cao
Băng tuyết vĩnh cửu
1. Sự phân tầng thực vật theo độ cao ở núi An-đet.
a. Sườn Tây
Bảng sườn Tây
b. Sườn đông
Bảng sườn đông
Hoạt động 2: So sánh sự phân tầng thưc vật ở 2 sườn Đông và Tây (15/) 
- GV yêu cầu HS so sánh kết quả của 2 nhóm 
 Nhận xét về thảm thực vật ở 2 sươn trên cùng 1 độ cao ?
 GV tổ chức cho HS thảo luận cả lớp : Dựa vào lược đồ tự nhiên và các kiến thức đã học hãy giải thích tại sao có những khác biệt đó?
- HS quan sát và so sánh
- Ở độ cao 0-1000m"sườn tây có ôhực vật nửá êoánç mac, sườn đông có rừng nhiệt đới
- HS thảo luận giải thích
+ Sườn Tây có dòng biển lạnh Pê-ru ngăn cản ảnh hưởng của biển 
+ Sườn đông có dòng biển nóng gió mậu dịch qua A-ma-dôn vẫn còn hơi ẩm khi đến chân An-đet
-> Sườn đông mưa nhiều hơn sườn tây, nên thực vật phân nhiều tầng.
2. So sánh sự phân tầng thưc vật ở 2 sườn Đông và Tây
- Sườn đông phân thành nhiều tầng
- Sườn tây ít hơn.
4. Củng cố: (5/)
 - Nêu sự khác nhau về thảm thực vật ở 2 sườn dãy Anđet ?
	 - Giải thích sự khác nhau về thảm thực vật ở 2 sườn ?
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4/)
 - Tìm hiểu thêm về thiên nhiênTrung và Nam Mĩ
 - Chuẩn bị cho bài mới: Bài ôn tập : Xem và ôn lại các bài từ đầu HK II đến nay
IV. RÚT KINH NGHIỆM
GV:..	
HS:
*******************************
Ngày soạn: 7/ 02/ 2018	
Tuần : 26
Tiết : 52
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. kiến thức
- Giúp học sinh nắm lại kiến thức đã học từ bài 32 – 46.
- Rèn kỉ năng phân tích lược đồ tranh ảnh đã học.
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống
2. kỹ năng 
 Rèn luyện kỉ năng phân tích bản đồ biểu đồ
3. Thái độ.
 Giáo dục học sinh tình say mê môn học
II . CHUẨN BỊ:
- GV chuẩn bị bản đồ, biểu đò, Câu hỏi ôn tập
- HS học bài xem bài và dụng cụ học tập 
III . CÁC BƯỚC LÊN LỚP 
1. Ổn định lớp (1/) 	Kiểm tra sĩ số 	
2. Kiểm tra bài cũ: 
không
3. Nội dung bài mới: 	
Hoạt độngcủa thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Châu Phi (15/)
- Châu phi gồm có mấy khu vực ?
- Em hãy nêu khái quát về kinh tế của 3 khu vực Châu phi ?
- HS 3 Khu vực Bắc Phi, Trung Phi, Nam Phi .
- HS Khái quát kinh tế - xã hội Khu vực Bắc Phi.
- Dân cư người A rập, Bec Be. Thuộc chủng tộc Ơ rô pê ô ít và tôn giáo theo đạo hồi.
- Các ngành KT chính Khai thác xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt, du lịch, lúa mì, cây công nghiệp nhiệt đới
è Nhìn chung kinh tế Bắc phi tương đối phát triển trên cơ sở các ngành dầu khí và du lịch 
* Khái quát kinh tế - xã hội Khu vực Trung Phi 
- Dân cư chủ yếu ở Trung phi là người: Ban Tu tập trung hồ lớn. Thuộc chủng tộc Nê grô it. Có tín ngưỡng đa dạng .
- Công nghiêp Trung Phi chưa phát triển: Kinh tế chủ yếu dựa vào trồng trọt chăn nuôi theo lối cổ truyền khai thác lâm sản khoáng sản trồng cây công nghiệp xuất khẩu 
* Khái quát kinh tế - xã hội khu vực Nam Phi
- Dân cư Nam Phi Thuộc chủng tộc nê grô ït.Môn grô lô it. Ơ rô pê ô ít và người lai. phần lớn theo đạo thiên chúa.
- Các nước ở khu vực Nam Phi có trình độ phát triển kinh tế rất chênh lệch phát triển nhất là Cộng Hoà Nam Phi.
1. Châu Phi 
- Châu phi gồm có 3 khu vực :Khu vực Bắc Phi, Trung Phi, Nam Phi
- Kinh tế Bắc phi tương đối phát triển trên cơ sở các ngành dầu khí và du lịch
- Kinh tế Trung Phi chưa phát triển chủ yếu dựa vào khai thác lâm sản khoáng sản trồng cây công nghiệp xuất khẩu
- Kinh tế Nam Phi có trình độ phát triển kinh tế rất chênh lệch phát triển nhất là Cộng Hoà Nam Phi.
Hoạt động 2 Châu Mĩ (20/)
- GV cho học sinh quan sát bản đồ tự nhiên Châu Mĩ xác định vị trí và giới hạn châu Mĩ nằm ở đâu?
- GV Châu Mĩ gồm 2 lục địa Bắc Mĩ và Nam Mĩ nối liền lục địa Nam Mĩ là Eo đất panama 
- Châu Mĩ được chia làm mấy khu vực ?
- Em hãy nêu điểm giống nhau và khác nhau cấu trúc địa hình Bắc Mĩ và Nam Mĩ 
- Tình hình phân bố dân cư Trung và Nam Mĩ có gì giống và khác nhau so với Bắc Mĩ ?
- Kinh tế Trung và Nam Mĩ so với Bắc Mĩ như thế nào? Vì sao? 
- HS Nằm hoàn toàn ở nữa cầu Tây. Lãnh thổ châu mĩ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng cực Nam.
- HS 3 khu vực 3 Khu vực Bắc Mĩ , Trung Mĩ, Nam Mĩ
- HS 
Địa hình
Bắc mĩ
Nam mĩ
Phía tây
Hệ thống coóc đi e chiếm ½ diện tích bắc mĩ
Hệ thống an đết cao hơn đồ sộ hơn chiếm diện tích nhỏ hơn cooc đi e.
Ở giữa
Cao phía Bắc thấp dần phía nam
Là chuổi đồng bằng nối liền nhau là các đồng bằng thấp trừ đồng bằng pam pa cao phía nam
Phía đông
Núi già a pa lát
Các sơn nguyên.
- Hs đại diện nhóm trả lời nhóm khác nhận xét.
 + Giống nhau cả hai khu vực dân cư phân bố thưa thớt trên hai hệ thống núi cooc đi e và An đét.
 + Khác nhau Bắc Mĩ dân cư tập trung đông ở đồng bằng trung tâm còn Trung và Nam Mĩ dân cư tập trung thưa thớt trên các đồng Bằng Ama dôn 
- HS Kinh tế Trung và Nam Mĩ kém phát triển hơn so với Bắc Mĩ
- Vì nông ghiệp Bắc Mĩ đạt trình độ cao còn Trung và Nam Mĩ bị lệ thuộc vào nước ngoài 
- Công ghiệp Bắc Mĩ phát triển trình độ cao còn công nghiệp Trung và Nam Mĩ phát triển không đều chỉ tập trung ở một số nước có nền công nghiệp mới.
2. Châu Mĩ 
- Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nữa cầu Tây. Lãnh thổ châu mĩ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng cực Nam.
- Châu Mĩ được chia 3 Khu vực Bắc Mĩ, Trung Mĩ, Nam Mĩ
- Dân cư châu Mĩ phân bố không đều chủ yếu tập trung ở đồng bằng (Bắc Mĩ ) ven biển của sông và trên các cao nguyên( Nam Mĩ ), thưa thớt ở các vùng sâu trong nội địa.
- Kinh tế châu mĩ phát triển không đều chủ yếu tập trung phía bắc và một số nước có nền công nghiệp mới.
4. Củng cố: (5/)
	- GV hệ thống sơ lược lại nội dung ôn tập
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4/)
 - HS về nhà học bài, chuẩn bị tiết 53 kiểm tra 1 tiết
IV. RÚT KINH NGHIỆM
GV:.............	
HS:.
Châu thới, ngày tháng năm 2018
Ký duyệt

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_7_tuan_26_nam_hoc_2017_2018_truong_thcs_n.doc