Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 25 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh cần:
- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm kinh tế nông nghiệp Trung và Nam Mĩ.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích lược đồ nông nghiệp để thấy sự phân bố sản xuất nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ.
- Kĩ năng phân tích ảnh về hai hình thức sở hữu và sản xuất nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ.
3. Thái độ: HS có quan điểm đúng về nông nghiệp Trung và Nam Mĩ.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: + Lược đồ nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ.
+ Tư liệu tranh ảnh về tiểu điền trang và đại điền trang.
- Trò: SGK, chuẩn bị bài.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: ( 1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (5p)
- Nêu đặc điểm dân cư ở Trung và Nam Mĩ.
- Quá trình đô thị hoá ở Trung và Nam Mĩ diễn ra như thế nào?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 25 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 21/01/2019 Tuần: 25; Tiết: 49 BÀI 44: KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MĨ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh cần: - Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm kinh tế nông nghiệp Trung và Nam Mĩ. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích lược đồ nông nghiệp để thấy sự phân bố sản xuất nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ. - Kĩ năng phân tích ảnh về hai hình thức sở hữu và sản xuất nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ. 3. Thái độ: HS có quan điểm đúng về nông nghiệp Trung và Nam Mĩ. II. Chuẩn bị: - Thầy: + Lược đồ nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ. + Tư liệu tranh ảnh về tiểu điền trang và đại điền trang. - Trò: SGK, chuẩn bị bài. III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: ( 1p) 2. Kiểm tra bài cũ: (5p) - Nêu đặc điểm dân cư ở Trung và Nam Mĩ. - Quá trình đô thị hoá ở Trung và Nam Mĩ diễn ra như thế nào? 3. Nội dung bài mới: (33p) Hoạt động thầy Hoạt động trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu sản xuất nông nghiệp (33p) a. Các hình thức sở hữu trong nông nghiệp (18p) - Dựa thông tin cho biết Trung và Nam Mĩ có mấy hình thức sở hữu trong nông nghiệp? - H44.1, H44.2 SGK đại diện cho hình thức sản xuất nông nghiệp nào? - H44.3 đại diện cho hình thức sản xuất nông nghiệp nào? - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm Qs H44.1, H44.2, H44.3 và thông tin SGK cho biết: đặc điểm về qui mô diện tích, quyền sở hữu, hình thức sản xuất, sản phẩm và mục đích sản xuất của các hình thức đó? GV: chuẩn xác lại kiến thức ở bảng. - Qua so sánh trên nêu sự bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ? - Sự bất hợp lí trong sở hữu ruộng đất tất yếu khiến các quốc gia ở Trung và Nam Mĩ đã giải quyết vấn đề này như thế nào? - Kết quả của cải cách như thế nào? Vì sao? GV: Liên hệ cuộc cải cách ruộng đất ở Việt Nam. b. Tìm hiểu các ngành nông nghiệp (15p) GV yêu cầu học sinh QS H44.4 cho biết : - Trung và Nam Mĩ có các loại cây trồng chủ yếu nào và phân bố ở đâu? - Vậy nông sản chủ yếu ở Trung và Nam Mĩ chủ yếu là cây gì? - Tại sao nhiều nước Trung và Nam Mĩ trồng một vài loại cây CN, cây ăn quả, lương thực? Nguyên nhân? - Sự mất cân đối giữa cây CN, cây ăn quả,và lương thực dẫn đến tình trạng gì? GV: bổ sung và giải thích thêm cho HS rõ. - GV yêu cầu HS dựa vào H44.4 sgk cho biết: - Các loại gia súc chủ yếu được nuôi ở Trung và Nam Mĩ? - Chúng được nuôi chủ yếu đâu? Vì sao? - Ngành đánh cá phát triển ở đâu? Vì sao? - GV: Chốt kiến thức. - Có 2 hình thức: + Tiểu điền trang. + Đại điền trang. - Quan sát hình và trả lời. - Học sinh Qs H44.1, H44.2, H44.3 và thông tin SGK thảo luận (3p) - Đại diện nhóm trình bày. - Sự bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ: + Người nông dân chiếm số đông nhưng sở hữu ít đất + Đất đai phần lớn nằm trong tay địa chủ và tư bản nước ngoài HS: ban hành luật cải cách ruộng đất. - ít thành công - Vì Gặp phải sự chống đối của các đại điền chủ và công ty tư bản nước ngoài. - Lúa mì (Braxin, Achen tina) - Cà phê (Eo đất Trung Mĩ, đông Braxin, Côlômbia) - Dừa (Quần đảo Ăngti) - Đậu tương (các nước đông nam lục địa Nam Mĩ) - Ngành trồng trọt mang tính độc canh do lệ thuộc vào nước ngoài. - Phần lớn các nước Trung và Nam Mĩ phải nhập lương thực và thực phẩm. - Bò thịt, bò sữa, lạc đà, cừu - Các sơn nguyên nơi có đồng cỏ tốt. - Pêru đứng đầu thế giới sản lượng cá. Vì dòng hải lưu lạnh chảy sát ven bờ. 1. Nông nghiệp: a. Các hình thức sở hữu trong nông nghiệp: - Có 2 hình thức sản xuất nông nghiệp chính : + Tiểu điền trang. + Đại điền trang. Nội dung Tiểu điền trang Đại điền trang 1. Qui mô diện tích - Dưới 5 ha - Hàng nghìn ha 2. Quyền sở hữu - Các hộ nông dân - Các đại điền chủ 3. Hình thức canh tác - Cổ truyền dụng cụ thô sơ, NS thấp - Hiện đại cơ giới hoá các khâu sx 4. Nông sản chủ yếu - Cây lương thực - Cây CN, chăn nuôi 5. Mục đích Sx - Tự cung, tự cấp - Xuất khẩu nông sản - Chế độ sở hữu ruộng đất còn bất hợp lí. - Nền nông nghiệp của nhiều nước bị lệ thuộc vào nước ngoài. b. Các ngành nông nghiệp: * Trồng trọt: - Ngành trồng trọt mang tính độc canh (do lệ thuộc vào nước ngoài). - Các nông sản chủ yếu là cây công nghiệp và cây ăn quả như chuối, cà phê, ca cao, thuốc lá, mía... * Chăn nuôi và đánh cá: - Chăn nuôi: 1 số nước phát triển chăn nuôi gia súc theo quy mô lớn. - Đánh cá phát triển: ở Pê-ru. 4. Củng cố: (3p) - Nêu sự bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ? - Nêu tên và xác định trên bản đồ sự phân bố các cây trồng chính ở Trung và Nam Mĩ? 5 . Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (2p) - Học bài và làm bài tập ở tập bản đồ - Đọc và chuẩn bị bài 45: Kinh tế Trung và Nam M ĩ(tt). + Tìm hiểu sản xuất công nghiệp Trung và Nam Mĩ + Tìm hiểu vấn đề khai thác rừng A-ma-zôn + Tìm hiểu khối thị trường chung Méc-cô-xua IV. Rút kinh nghiệm: ThầyTrò. Ngày soạn: 21/01/2019 Tuần: 25; Tiết: 50 BÀI 45: KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MĨ (TT) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh cần: - Trình bày một số đặc điểm kinh tế công nghiệp Trung và Nam Mĩ. - Hiểu được vấn đề khai thác rừng A-ma-dôn và những vấn đề về môi trường cần quan tâm. - Trình bày được về khối kinh tế Mec-cô-xua của Nam Mĩ. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc phân tích lược đồ để rút ra những mặt kiến thức về sự phân bố các ngành công nghiệp, về lợi ích của khối Méc-cô-xua. - Phân tích mối quan hệ giữa hoạt động kinh tế với môi trường ở Nam Mĩ và mối quan hệ giữa rừng A-ma-dôn với khí hậu toàn cầu. 3. Thái độ: GD học snh ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường. II. Chuẩn bị: - Thầy: Lược đồ phân bố công nghiệp ở Trung và Nam Mĩ, sưu tầm tranh ảnh về rừng A-ma-dôn. - Trò: SGK, chuẩn bị bài. III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp(1p) 2. Kiểm tra bài cũ: (5p) - Nêu sự bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ . Biện pháp khắc phục? - Xác định trên bản đồ sự phân bố các cây trồng chính ở Trung và Nam Mĩ? 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu sản xuất công nghiệp Trung và Nam Mĩ (10p - Yêu cầu học sinh quan sát hình 45.1 và TT SGK trang 137 cho biết: -Trình bày sự phân bố sản xuất của các ngành công nghiệp chủ yếu ở Trung và Nam Mĩ ? Những nước nào trong khu vực phát triển tương đối toàn diện? - Nhận xét, bổ sung Các nước trong vùng Ca-ri-bê nằm trong vành đai nhiệt đới và xích đạo có điều kiện phát triển N2và đánh bắt dẫn đến phát triển công nghiệp sơ chế nông sản và thực phẩm. * Xoáy sâu: Kể tên các ngành công nghiệp chủ yếu của Trung và Nam Mĩ? Học sinh quan sát hình 45.1 và TT SGK trang 137 cho biết: - Công nghiệp phân bố không đều. + Các nước công nghiệp mới có nền CN phát triển toàn diện:Bra-xin ; Ac-hen-ti-na ; Chi-lê ; Vê-nê-du-ê-la. + Vùng núi An-đét và eo đất trung Mĩ Phát triển CN khai thác khoáng sản để XK. - Các nước vùng Ca-ri-bê : CN thực phẩm, sơ chế nông sản. 2. Công nghiệp Trung và Nam Mĩ: - Phân bố công nghiệp không đều. - Các nước công nghiệp mới như Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Chi-lê và Vê-nê-xu-ê-la có nền kinh tế phát triển nhất khu vực. - Các ngành CN chủ yếu: khai thác khoáng sản, sơ chế nông sản và chế biến thực phẩm để XK. Hoạt động 2: Tìm hiểu vấn đề khai thác rừng A-ma-zôn (13p) - Y/c Hs n/c thông tin SGK và hiểu biết của mình cho biết: - Giá trị và tiềm năng to lớn của rừng A-ma- zôn? - Từ 1970 chính phủ Braxin đã cho làm: Một con đường xuyên qua khu rừng Amadôn tạo điều kiện khai thác rừng, xây dựng nhiều đập thủy điện trên các sông nhánh của Amadôn. - Việc đi sâu khai thác rừng A-ma-dôn đã có tác động tích cực và tiêu cực ntn? * THGDMT: Việc khai thác rừng Amadôn để lấy gỗ và lấy đất canh tác, xây dựng các tuyến đường giao thông đẫ làm cho diện tích rừng bị thu hẹp và MT rừng bị hủy hoại dần, ảnh hưởng tới khí hậu khu vực và toàn cầu như thế nào? - Em hãy nêu một số biện pháp bảo vệ và khai thác rừng Amadôn khỏi bị suy giảm, suy thoái? - Hs n/c thông tin SGK và hiểu biết của mình cho biết: - Nguồn dự trữ sinh vật quí giá. + Dự trữ nước để điều hoà khí hậu cân bằng sinh thái toàn cầu. + Vùng đất có nhiều tài nguyên khoáng sản, nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. - Dựa ttin và hiểu biết trả lời. 3. Vấn đề khai thác rừng A-ma-zôn: a. Vai trò, tiềm năng của rừng A-mazôn: - Nguồn dự trữ sinh học quí giá. - Là lá phổi xanh của thế giới. - Có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, công nghiệp và giao thông vận tải đường sông. b. Ảnh hưởng của khai thác rừng A-ma-zôn: - Khai thác rừng góp phần phát triển kinh tế nâng cao đời sống vùng đồng bằng A-ma-zôn. - Vấn đề môi trường cần quan tâm: Sự huỷ hoại môi trường ảnh hưởng xấu tới khí hậu của khu vực và tòan cầu. Hoạt động 3: Tìm hiểu khối thị trường chung Méc-cô-xua (10p) - Yêu cầu học sinh luận nhóm cặp nghiên cứu thông tin mục 4 SGK trang 138 hoàn thành các nội dung sau: - Thành viên sáng lập gồm những quốc gia nào? Hiện có bao nhiêu quốc gia? - - Mục tiêu của khối kinh tế Méc-cô-xua? ? Nó đạt được thành tựu gì? GV: chốt kiến thức: - HS thảo luận (5p) và đại diện trả lời: - Gồm 4 quốc gia: Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U -ru-guay, Pa-ra-guay (ban đầu). - Chi-lê và bô-li-vi-a (kết nạp thêm) - Tăng cường trao đổi thương mại giữa các quốc gia trong khối. - Thoát khỏi sự lủng đoạn kinh tế của Hoa Kì. 4. Khối thị trường chung Méc-cô-xua: - Thành lập 1991 gồm 4 quốc gia: Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-guay, Pa-ra-guay (ban đầu), Chi-lê và Bô-li-vi-a ( kết nạp thêm) - Mục tiêu: tăng cường quan hệ thương mại giữa các quốc gia trong khối, thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì. - Thành tựu: việc tháo dỡ hàng rào thuế quan và tăng cường trao đổi thương mại giữa các quốc gia trong khối đã góp phần làm tăng sự thịnh vượng của các thành viên trong khối. 4. Củng cố: (4p) - Trình bày sự phân bố sản xuất của các ngành công nghiệp chủ yếu ở Trung và Nam Mĩ . - Vì sao cần phải đạt vấn đề bảo vệ rừng Ama-zôn? 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (2p) - Học bài cũ - Làm bài tập SGK - Đọc và chuẩn bị bài 46. + Tìm hiểu sự phân hóa thảm thực vật ở sườn Đông và Tây An-Đét + Giải thích sự khác nhau về thực ở sườn Đông và Tây An-Đét vật ở độ cao 0m đến 1000m. IV. Rút kinh nghiệm: Thầy Trò............Châu Thới, ngày tháng 1 năm 2019 Tổ kí duyệt
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_7_tuan_25_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs_n.doc