Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 25 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Hiểu rõ sự phân chia đất đai ở Trung và Nam Mĩ không đồng đều với hai hình thức sản xuất nông nghiệp mi-ni-fun-đi-a và la-ti-fun-đi-a; Cải các ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ ít thành công
- Nắm vững sự phân bố nông nghiệp Trung và Nam Mĩ
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích lược đồ nông nghiệp Trung và Nam Mĩ để rút ra kiến thức vế sự phân các cây,con ở khu vực này
3. Thái độ:
Giáo dục HS yêu thích thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị:
GV: - Lược đồ kinh tế chung châu Mĩ
- Các tranh ảnh, số liệu về nông nghiệp Trung và Nam Mĩ
HS: Sgk, bài mới.
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp (1/)
2. Kiểm tra bài cũ: (5/)
- Dân cư khu vực có sự phân bố ntn ?
- Giải thích sự thưa thớt dân cư ở một số vùng ở khu vực ?
- Đô thị hóa ở khu vực có đặc điểm gì khác với Bắc Mĩ ?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 25 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 31- 1-2018 Tuần: 25, tiết 49 Bài 44: KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MĨ I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Hiểu rõ sự phân chia đất đai ở Trung và Nam Mĩ không đồng đều với hai hình thức sản xuất nông nghiệp mi-ni-fun-đi-a và la-ti-fun-đi-a; Cải các ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ ít thành công - Nắm vững sự phân bố nông nghiệp Trung và Nam Mĩ 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích lược đồ nông nghiệp Trung và Nam Mĩ để rút ra kiến thức vế sự phân các cây,con ở khu vực này 3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích thiên nhiên và bảo vệ môi trường. II. Chuẩn bị: GV: - Lược đồ kinh tế chung châu Mĩ Các tranh ảnh, số liệu về nông nghiệp Trung và Nam Mĩ HS: Sgk, bài mới. III. Các bước lên lớp 1. Ổn định lớp (1/) 2. Kiểm tra bài cũ: (5/) - Dân cư khu vực có sự phân bố ntn ? - Giải thích sự thưa thớt dân cư ở một số vùng ở khu vực ? - Đô thị hóa ở khu vực có đặc điểm gì khác với Bắc Mĩ ? 3. Nội dung bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu các hình thức sở hữu trong nông nghiệp (20/) - Tình hình sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ diễn ra như thế nào? - Có các hình thức sở hữu phổ biến nào ở Trung và Nam Mĩ ? - GV tổ chức cho HS hoạt động theo 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận tìm hiểu một hình thức sở hữu ruộng đất và đặc điểm sản xuất NN cả hình thức sở hữu đó? - GV dành 5’ cho các nhóm thảo luận, GV hướng dẫn và đôn đốc các nhóm làm việc hết giờ gọi các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả và thuyết trình trên bản đồ gọi nhận xét bổ sung. GV tổng hợp đánh giá kết quả. - GV sử dụng các tranh ảnh trong SGk yêu cầu HS quan sát - Quan sát tranh ảnh và nhận xét HĐ nông nghiệp trong từng ảnh? - Để giảm bớt sự bất hợp lí trong sở hữu ruộng đát trên các quốc gia Trung và Nam Mĩ đã làm gì ? - Quốc gia nào đã tiến hành cải cách ruộng đất thành công? - ở Trung và Nam Mĩ chế độ chiếm hưu ruộng đất còn nặng nề. - Có 3 hình thức sở hữu ruộng đất phổ biến HS hoạt động theo nhóm * Nhóm 1,2,3 : Hình thức đại điền trang - Sản xuất với quy mô lớn nhưng năng xuất thấp do sản xuất theo lối quảng canh * Nhóm 4,5,6 : Hình thức tiểu điền trang - Thuộc sở hữu các hộ nông dân quy mô sx nhỏ chủ yếu để trông lương thực tự túc * Nhóm 7,8,9: Sở hữu của các công ti tư bản nước ngoài - Lập các đồn điền trông trọt chăn nuôi , xây dựng các cơ sở ché biến nông sản xuất khẩu - Một số quốc gia ban hành luật cải cách ruộng đất nhưng chưu triệt để trừ Cu-ba 1. Nông nghiệp a. Các hình thức sở hữu trong nông nghiệp - Đại điền trang : Sản xuất với quy mô lớn nhưng năng xuất thấp do sản xuất theo lối quảng canh - Tiêu điền trang : - Thuộc sở hữu các hộ nông dân quy mô sx nhỏ chủ yếu để trông lương thực tự túc - Các quốc gia cải ruộng đất chưa triệt để trừ Cu-ba Hoạt động 2: Tìm hiểu về các ngành nông nghiệp (10/) - GV treo bản đồ nông nghiệp Trung và Nam Mĩ yêu cầu HS quan sát - Lên bảng chỉ và nêu tên và trình bày sự phân bố của các cây trồng, vật nuôi trên bản đồ? - GV tổ chức cho HS hoạt đông theo 2 nhóm Nhóm 1,3,5,7 : Thảo luận tìm hiểu về ngành trông trọt? Nhóm 2,4,6,8 : thảo luận tìm hiểu về ngành chăn nuôi và đánh bắt? - GV dành 5’ cho các nhóm thảo luận, GV hướng dẫn và đôn đốc các nhóm làm việc hết giờ gọi các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả và thuyết trình trên bản đồ gọi nhận xét bổ sung. - HS quan sát bản đồ và lên bảng chỉ, thuyết trình trên bản đồ - HS hoạt đông theo nhóm * Nhóm 1,3,5,7: ngành trồng trọt - Do lệ thuộc nhiều vào nước ngoài nên các quốc gia Trung và Nam Mĩ mang tính chất độc canh. mỗi quốc gia trồng một vài loại cây công nghiệp hoặc cây ăn quả * Nhóm 2,4,6,8: Ngành chăn nuôi và đánh bắt - Bra-xin , Ac-hen –ti-na, U-ru-goay, Pa-ra-goay có ngành chăn nuôi bò thịt, bò sữa phát triển - Trung An-đet nuôi cừu, lạc đà lama - Pê-ru phát triển đánh bắt cá biển b. Các ngành nông nghiệp - Ngành trông trọt: Do lệ thuộc nhiều vào nước ngoài nên các quốc gia Trung và Nam Mĩ mang tính chất độc canh. mỗi quốc gia trồng một vài loại cây công nghiệp hoặc cây ăn quả - Ngành chăn nuôi và đánh bắt - Bra-xin , Ac-hen –ti-na, U-ru-goay, Pa-ra-goay có ngành chăn nuôi bò thịt, bò sữa phát triển - Trung An-đet nuôi cừu, lạc đà lama - Pê-ru phát triển đánh bắt cá biển 4. Củng cố: (5/) - Có những hình thức sản xuất nông nghiệp nào tồn tại ở Trung và Nam Mĩ ? - Vì sao các nước ở Trung và Nam Mĩ phải nhập lương thực và thực phẩm ? 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4/) - Tìm hiểu thêm về nền nông nghiệp Trung và Nam Mĩ - Chuẩn bị cho bài mới: Bài 45. Kinh tế Trung và Nam Mĩ ( Tiếp theo) + Nắm vững sự khai thác vùng A-ma-dôn của các nước Trung và nam Mĩ + Hiểu rõ vấn đề siêu đô thị ở Nam Mĩ + Nắm vững sự phân bố công nghiệp ở Trung và Nam Mĩ IV. RÚT KINH NGHIỆM GV:............. HS:.................. Ngày soạn: 31-1-2018 Tuần: 25, tiết 50 Bài 45: KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MĨ ( tiếp theo ) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Nắm vững sự khai thác vùng A-ma-dôn của các nước Trung và nam Mĩ - Hiểu rõ vấn đề siêu đô thị ở Nam Mĩ - Nắm vững sự phân bố công nghiệp ở Trung và Nam Mĩ 2. Kĩ năng: - Rèn cho HS kĩ năng đọc và phân tích lược đồ để rút ra những kiến thức về sự phân bố các ngành công nghiệp ở Trung và Nam Mĩ 3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên II. Chuẩn bị: - Lược đồ kinh tế chung châu Mĩ - Các tranh ảnh, số liệu về công nghiệp Trung và Nam Mĩ III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp (1/) 2. Kiểm tra bài cũ (5/) - Có những hình thức sản xuất nông nghiệp nào tồn tại ở Trung và Nam Mĩ ? - Vì sao các nước ở Trung và Nam Mĩ phải nhập lương thực và thực phẩm ? 3. Nội dung bài mới. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu nền công nghiệp (15/) - GV treo lược đồ phân bố công nghiệp Trung và Nam Mĩ yêu cầu HS quan sát - Dựa vào bản đồ trình bày sự phân bố sản xuất của các ngành công nghiệp chủ yếu của Trung và Nam Mĩ ? - GV tổ chức cho HS hoạt đông theo nhóm : 3 nhóm giáo viên giao nhiệmk vụ cho các nhóm - Nhóm 1,2,3: Thảo luận tìm hiểu về nhóm các nước công nghiệp mới : Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Chi-lê và Ve-nê-xu-ê-la ) - Nhóm 4,5,6 : Thảo luận tìm hiểu về nhóm các nước ở khu vực núi An-đét và eo đất Trung Mĩ - Nhóm 7,8,9 : Thảo luận tìm hiểu về nhóm nước ở vùng biẻn Ca-ri-bê - GV dành 5’ cho các nhóm thảo luận , GV hướng dẫn và đôn đốc các nhóm làm việc hết giờ gọi các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả và thuyết trình trên bản đồ gọi nhận xét bổ sung. - HS quan sát bản đồ và trình bày sự phân bố - HS hoạt động theo nhóm *Nhóm 1,2,3: nhóm các nước công nghiệp mới : Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Chi-lê và Ve-nê-xu-ê-la - Phát triển các ngành cơ khí chế tạo, lọc dầu, hoá chất ,dệt ,thực phẩm... nợ nước ngoài nhiều * Nhóm 4,5,6 : nhóm các nước ở khu vực núi An-đét và eo đất Trung Mĩ - Phát triển mạnh công nghiệp khai khoáng chủ yếu do các công ti tư bản nước ngoài nám giữ * Nhóm 7,8,9: nhóm nước ở vùng biẻn Ca-ri-bê - Ngành công nghiệp chủ yếu là:sơ chế nông sản, chế biến thực phẩm, sản xuất đường, đóng hộp hoa quả => Công nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào nước ngoài 2. Công nghiệp - Nhóm các nước công nghiệp mới : Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Chi-lê và Ve-nê-xu-ê-la. - Nhóm các nước ở khu vực núi An-đét và eo đất Trung Mĩ: Phát triển mạnh công nghiệp khai khoáng chủ yếu do các công ti tư bản nước ngoài nắm giữ. - Nhóm nước ở vùng biển Ca-ri-bê: Ngành công nghiệp chủ yếu là:sơ chế nông sản, chế biến thực phẩm, sản xuất đường, đóng hộp hoa quả Hoạt động 2: Vần đề khai thác rừng A-ma-dôn (10/) - GV treo lược đồ tự nhiên Nam Mĩ chỉ rừng A-ma-dôn và yêu cầu HS quan sát - Xác định quy mô và diện tích của rừng A-ma-dôn? - Dựa vào các bài trước hãy nêu đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của rừng A-ma-dôn? - Với các đặc điểm trên rừng A-ma-dôn có giá trị và ý nghĩa gì đối với tự nhiên, kinh tế, môi trường? - THMT: Tình hình khai thác rừng A-ma-dôn diễn ra nư thế nào ? - Việc khai thác rừng A-ma-dôn đặt ra các vấn đề gì? - HS quan sát bản đồ và trả lời các câu hỏi - Diện tích lớn, đất đai màu mỡ, sông ngòi dày đặc, nhiều khoáng sản đặc biệt có rừng nguyên sinh đa dạng sinh học bậc nhất trên thế giới -> Là khu dự trữ sinh quyển , lá phổi xanh của Trái Đất, nhiều tiềm năng phát triển - Hiện nay rừng Amadôn đang bị khai thác bừa bãi, làm cho diện tích bị thu hẹp, môi trường đang bị huỷ hoại dần à Ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu. 3. Vần đề khai thác rừng A-ma-dôn - Đặc điểm: Diện tích lớn, đất đai màu mỡ, sông ngòi dày đặc, nhiều khoáng sản đặc biệt có rừng nguyên sinh đa dạng sinh học bậc nhất trên thế gi - Tiềm năng: Là khu dự trữ sinh quyển , lá phổi xanh của Trái Đất, nhiều tiềm năng phát triển - Hiện trạng: Diện tích bị thu hẹp, môi trường đang bị huỷ hoại dần Hoạt động 3: Khối thị trường chung Mec-cô-xua (5/) - Khối thị trường chung bao gồm những quốc gia nào? - Được thành lập vào năm nào? - Mục đích của việc thành lập khối thị trường chung Mec-cô-xua ? - Cơ chế hoạt động của khối thị trường chung Mec-cô-xua ntn? - Hiệu quả của sự hợp tác trên là gì ? GV chốt lại nội dung - Thành lâp từ năm 1991 gồm các nước : Bra-xin, Ac-hen-ti-na ,U-ru-goay, Pa-ra-goay sau này có thêm Chi-lê và Bô-li-vi-a - Nhằm tăng cường quan hệ ngoại thương giữa các thành viên chống lại sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì 4. Khối thị trường chung Mec-cô-xua - Gồm các quốc gia: Bra-xin,Ac-hen-ti-na, U-ru-goay,Pa-ra-goay sau này có thêm Chi-lê và Bô-li-vi-a - Thành lập nhằm: tăng cường quan hệ ngoại thương giữa các thành viên chống lại sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì. 4. Củng cố: (5/) - Nêu đặc điểm nền kinh tế công nghiệp các nước Trung và Nam Mĩ ? - Khối thị trường chung hình thành nhằm mục đích gì ? 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4/) - Tìm hiểu thêm về nền kinh tế Trung và Nam Mĩ - Chuẩn bị cho bài mới: Bài 46. Thực hành: + Nắm vững sự phân hoá của môi trường theo độ cao ở An-đét + Hiểu rõ sự khác nhau giưa sườn đông và sườn tây An-đet. Sự khác nhau trong vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên ở sườn đông và sườn tây dãy An-đet. IV. RÚT KINH NGHIỆM GV:............... HS HS. Châu thới, ngày tháng năm 2018 Ký duyệt
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_7_tuan_25_nam_hoc_2017_2018_truong_thcs_n.doc