Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. Mục tiêu: 

1. Kiến thức: Giúp cho HS

- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) đặc điểm khí hậu – thiên nhiên Trung và Nam Mĩ.

 2. Kĩ năng:

        - Rèn kĩ năng phân tích lược đồ khí hậu Trung và Nam Mĩ 

3. Thái độ: Yêu thích môn học 

II. Chuẩn bị:

- Thầy: + Lược đồ khí hậu Trung và Nam Mĩ

 + Một số ảnh về các môi trường ở Trung và Nam Mĩ.

- Trò: SGK, chuẩn bị bài.Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ 

III. Các bước lên lớp:

1. Ổn định lớp (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (5p) 

- Quan sát lược đồ 41.1 nêu đặc điểm địa hình của lục địa Nam Mĩ?

-  So sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ với đặc điểm địa hình Bắc Mĩ?                                                                                                                                                           

doc 7 trang Khánh Hội 19/05/2023 180
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 15/1/2019 
Tuần: 24; Tiết : 47	 
Bài 42. THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MĨ (tt)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp cho HS
- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) đặc điểm khí hậu – thiên nhiên Trung và Nam Mĩ.
 2. Kĩ năng: 
 - Rèn kĩ năng phân tích lược đồ khí hậu Trung và Nam Mĩ 
3. Thái độ: Yêu thích môn học 
II. Chuẩn bị:
- Thầy: + Lược đồ khí hậu Trung và Nam Mĩ
 + Một số ảnh về các môi trường ở Trung và Nam Mĩ.
- Trò: SGK, chuẩn bị bài.Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ 
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp (1p)
2. Kiểm tra bài cũ (5p) 
- Quan sát lược đồ 41.1 nêu đặc điểm địa hình của lục địa Nam Mĩ?
- So sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ với đặc điểm địa hình Bắc Mĩ? 
3. Nội dung bài mới: (32ph)
Giới thiệu: thiên nhiên Trung và Nam Mĩ phong phú, đa dạng; chủ yếu thuộc môi trường đới nóng.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu Sự phân hoá tự nhiên (32ph)
- Quan sát hình 42.1 cho biết Trung & Nam Mĩ có các kiểu khí hậu nào?
 - Do lãnh thổ trải dài theo hướng kinh tuyến từ phía Bắc xích đạo đến tân vòng cực Nam nên có đủ các đới khí hậu: xích đạo,nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới.
- Nêu sự khác nhau giữa khí hậu lục địa Nam Mĩ với khí hậuTrung Mĩ và quần
đảo Ăng-ti?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phân hoá khí hậu của khu vực Trung và Nam Mĩ ?
- Gió ở đây chủ yếu là gió mậu dịch đông bắc nửa cầu Bắc & gió mậu dịch đông nam nửa cầu Nam.
- Dựa vào lược đồ hình 41.1, SGK cho biết khu vực Trung và Nam Mĩ có những kiểu môi trường tự nhiên nào?
- Yêu cầu HS nghiên cứu mục b trang 129 SGK thảo luân nhóm 5 phút.
- Vì rìa phía đông sơn nguyên Braxin cao nên gió mậu dịch thổi từ biển vào bị chặn lại và trút hết mưa ở sườn đông , khi vào bên trong hết mưa nên khô khan chỉ có rừng thưa và xavan.
- Từ 40o trở xuống có gió Tây từ Thái Bình Dương thổi vào trút hết mưa ở ở đồng bằng duyên hải và tây Anđét, còn ở phía đông Anđét thuộc Ac-hen-ti-na là thảo nguyên khô.
* GV giải thích môi trường tự nhiên thay đổi theo 3 chiều:
+ Từ tây sang đông: phân biệt thành khu đông và khu tây của Nam Mĩ.
+ Từ Bắc xuống Nam: rõ nhất là khu đông của Nam Mĩ.
+ Từ thấp lên cao: rõ nhất là khu tây của Nam Mĩ gọi là vùng Anđét .
- Giải thích ảnh hưởng của dòng biển nóng & lạnh đến khí hậu.
- Giải thích ảnh hưởng của hướng sườn về khí hậu và thực vật.
- Lên cao khí hậu thay đổi: lên 100 mét nhiệt độ giảm 0,6oC
- Quan sát hình 42.1
+ Kiểu khí hậu xích đạo, Cận xích đạo, khí hậu nhiệt đới, khí hậu cận nhiệt đới, khí hậu ôn đới
- Khí hậu eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti không phân hoá phức tạp do địa hình đơn giản, giới hạn lãnh thổ hẹp
- Khí hậu lục địa Nam Mĩ có sự phân hoá phức tạp do vị trí lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ; địa hình đa dang. 
Những yếu tố: 
+ Khu vực Trung và Nam Mĩ trải dài trên nhiều vĩ độ.
+ Địa hình phân hoá đa dạng.
+ Ảnh hưởng của các dòng biển.
- Trung và Nam Mĩ có các kiểu môi trường chính:
 + Rừng xích đạo xanh quanh năm.
 + Rừng rậm nhiệt đới.
 + Rừng thưa và xa-van.
 + Thảo nguyên.
 + Hoang mạc và bán hoang mạc.
 + Cảnh quan núi cao.
HS nghiên cứu mục b trang 129 SGK thảo luân nhóm 5 phút.
Nhóm 1: Nơi phân bố và đặc điểm của môi trường rừng xích đạo và rừng rậm nhiệt đới.
Nhóm 2: Nơi phân bố và đặc điểm của môi trường rừng thưa, xavan và thảo nguyên.
Nhóm 3: Nơi phân bố và đặc điểm của môi trường hoang mạc, bán hoang mạc và môi trường vùng núi.
- Đ/d từng nhóm báo cáo.
2. Sự phân hoá tự nhiên:
a. Khí hậu: 
- Do lãnh thổ trải dài theo hướng kinh tuyến từ vùng chí tuyến Bắc đến gần vòng cực Nam, lại có hệ thống núi cao đồ sộ ở phía tây, Trung và Nam Mĩ có gần đủ các loại khí hậu trên Trái Đất.
+ Kiểu khí hậu xích đạo + Cận xích đạo 
+ Khí hậu nhiệt đới
+ Khí hậu cận nhiệt đới + Khí hậu ôn đới
- Phần lớn diện tích nằm trong môi trường đới nóng.
- Khí hậu phân hoá theo chiều từ bắc xuống nam, từ tây sang đông và từ thấp lên cao
b. Các đặc điểm khác của môi trường
- Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ phong phú đa dạng, có sự khác biệt từ bắc xuống nam và từ thấp lên cao.
- Phần lớn diện tích khu vực nằm trong môi trường xích đạo ẩm và môi trường nhiệt đới
Môi trường tự nhiên chính
Phân bố
Đặc điểm
Rừng xích đạo xanh quanh năm
 Đồng bằng Amadôn
 Khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều. Rừng rậm, xanh quanh năm; động thực vật đa dạng, phong phú. 
Rừng rậm nhiệt đới
 Phía đông eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti
 Khí hậu ẩm, mưa nhiều. Rừng rậm phát triển.
Rừng thưa và xa-van
 Phía tây eo đất Trung Mĩ, quần đảo Ăng-ti, đồng bằng Ô-ri-nô-cô
Khí hậu nóng, chế độ mưa và ẩm theo mùa; mùa khô kéo dài. Rừng thưa và xa-van điển hình.
Thảo nguyên
 Đồng bằng Pam-pa
Lượng mưa trung bình từ 1000 – 1200mm, phân bố theo mùa.
Hoang mạc -bán hoang mạc
 Duyên hải tây An-đet, Cao nguyên Pa-ta-gô-ni
Khô hạn, hình thành hoang mạc cát, các loại cây bụi gai.
Núi cao
 Miền núi An-đet
Thiên nhiên thay đổi từ Bắc xuống Nam và từ thấp lên cao.
4. Củng cố: (4p)
- Quan sát hình 41.1 & 42.1 Nêu tên các kiểu khí hậu Trung & Nam Mĩ?
- Trình bày các kiểu môi trường chính ở Trung & Nam Mĩ? 
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (2p)
- Về nhà học bài, làm bài tập 3 trang 130SGK
- Chuẩn bị bài 43. Dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ
	+ Tìm hiểu sơ lược lịch sử 
 + Tìm hiểu dân cư 
	+ Tìm hiểu về đô thị hóa 
IV. Rút kinh nghiệm:
Thầy
Trò.................
 Ngày soạn: 15/1/2019 
Tuần: 24; Tiết : 48
Bài 43: DÂN CƯ, XÃ HỘI TRUNG VÀ NAM MĨ
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp cho HS 
- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ.
2. Kĩ năng: 
 - Rèn kĩ năng phân tích lược đồ khí hậu Trung và Nam Mĩ 
3. Thái độ: Yêu thích môn học 
II. Chuẩn bị:
- Thầy: + Lược đồ Trung và Nam Mĩ trước năm 1990.
 + Bản đồ các nước Trung và Nam Mĩ.
 + Bản đồ dân cư Trung và Nam Mĩ .
 + Một số hình ảnh về văn hoá và tôn giáo của các nước Trung và Nam Mĩ.
- Trò: SGK, chuẩn bị bài. Dân cư - xã hội Trung và Nam Mĩ 
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp (1p)
2. Kiểm tra bài cũ (5p) 
- Nêu sự phân hoá tự nhiên của Trung và Nam Mĩ ? Nêu tên các kiểu khí hậu ở đây? 
- Giải thích tại sao duyên hải tây Anđét có hoang mạc?
3. Nội dung bài mới: (33ph)
- Giới thiệu: các nước Trung và Nam Mĩ đều trải qua quá trình đấu tranh lâu dài giành độc lập chủ quyền. Sự hợp huyết giữa người Âu, người Phi và người Anh Điêng đã làm cho Trung và Nam Mĩ có thành phần người lai khá đông và xuất hiện nền văn hoá Mĩ Latinh độc đáo.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu sơ lược lịch sử (3ph)
- Trước năm 1492 Trung & Nam Mĩ có loại người nào sinh sống? (người Anh điêng)
- Từ 1492 - thế kỉ XVI tình hình Trung & Nam Mĩ như thế nào?
(thực dân Tây ban nha, Bồ đào nha xâm lược Trung & Nam Mĩ).
- Đến thế kỉ XIX nhiều nước Trung & Nam Mĩ giành được độc lập.
- y/c HS tự tìm hiểu
1. Sơ lược lịch sử: (Không dạy)
Hoạt động 2: Tìm hiểu dân cư (15ph)
- Dân cư Trung & Nam Mĩ chủ yếu là loại người nào?
- Sự phân bố dân cư Trung & Nam Mĩ như thế nào?
- Dân cư tập trung đông ở nơi nào?
- Quan sát hình 43.1 Cho biết sự phân bố dân cư Trung & Nam Mĩ có gì khác với Bắc Mĩ ? Chú ý ở đồng bằng và miền núi.
- Quan sát hình 43.1, giải thích sự thưa thớt dân cư ở một số vùng của châu Mĩ ?
* Xoáy sâu:: Nêu đặc điểm dân cư Trung và Nam Mĩ?
HS nhiên cứu thông tin mục 2 trang 131 SGK trả lời câu hỏi.
+ Người lai : Âu; Phi; Anh điêng
+ Không đồng đều & gia tăng dân số tự nhiên còn cao 1,7%
+ Tập trung đông ở các cửa sông, ven biển hoặc trên các cao nguyên có khí hậu mát mẻ
+ Dân cư Trung & Nam Mĩ có nhiều đô thị ở vùng núi Anđét ; trong khi đó ở núi Coocđie lại thưa thớt)
(dân cư Trung & Nam Mĩ phân bố thưa thớt ở đồng bằng Amadôn; còn ở Bắc Mĩ rất đông đúc ở đồng bằng trung tâm
+ khí hậu hàn đới khắc nghiệt chỉ có người Anh điêng & Exkimô sinh sống; là vùng núi Coocđie khí hậu hoang mạc rất khắc nghiệt; là đồng bằng Amadôn nhiều rừng rậm chưa được khai thác hợp lí nên ít dân cư; là hoang mạc trên núi cao phía nam Anđét khí hậu khô khan
2. Dân cư:
- Dân cư Trung và Nam Mĩ phân bố không đều chủ yếu tập trung ở ven biển, cửa sông và trên các cao nguyên; thưa thớt ở các vùng nằm sâu trong nội địa.
- Trung và Nam Mĩ có nền văn hoá Mĩ Latinh độc đáo, do sự kết hợp từ ba dòng văn hoá: Âu, Phi và Anh điêng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về đô thị hóa (15ph)
- Hãy nêu tên các đô thị trên 5 Tr dân ở Trung & Nam Mĩ?
- Quá trình đô thị hoá ở Trung & Nam Mĩ khác với ở Bắc Mĩ như thế nào?
- Vậy em hãy nêu những vấn đề nảy sinh trong xã hội do đô thị hoá tự phát ở Trung & Nam Mĩ?
+ Ri-ô-đê Gia-nê-rô, Xao-pao-lô, Bu-ê-nôt Ai-ret , Xan-ti-a-gô, Li-ma, Bô-gô-ta
+ Ở Bắc Mĩ đô thị hoá gắn liền với phát triển công nghiệp hoa nên đô thị trở nên hiện đại; còn đô thị hoá ở Trung & Nam Mĩ diễn ra với tốc độ nhanh trong khi đó kinh tế còn chậm phát triển dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
+ Ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông, xuất hiện những khu nhà ổ chuột, số người vô gia cư, nạn thất nghiệp, trộm cướp, rượu chè, hút chích )
3. Đô thị hoá:
- Quá trình đô thị hoá ở Trung & Nam Mĩ diễn ra với tốc độ nhanh trong khi kinh tế còn chậm phát triển nên dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
- Các đô thị lớn nhất là Xa Pao-Lô, Ri-ô-đê Gia-nê-rô, Bu-ê-nôt Ai-ret.
4. Củng cố: (4p)
- Quan sát hình 43.1, giải thích sự thưa thớt dân cư ở một số vùng của châu Mĩ? 
- Quá trình đô thị hoá ở Trung & Nam Mĩ khác với ở Bắc Mĩ như thế nào? 
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (2p)
- Về nhà học bài, làm bài tập 1 & 2 trang 133SGK
- Chuẩn bị bài 44. Kinh tế Trung và Nam Mĩ 
+ Tìm hiểu sản xuất nông nghiệp? 
+ Tìm hiểu các ngành nông nghiệp? 
IV. Rút kinh nghiệm:
Thầy
Trò............
Châu Thới, ngày tháng 1 năm 2019
Tổ kí duyệt

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_7_tuan_24_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs_n.doc