Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 23 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Học sinh cần hiểu rõ:
- Cuộc cách mạng KHKT đã làm thay đổi sự phân bố sản xuất công nghiệp ở Hoa Kì
- Sự thay đổi trong cơ cấu sản xuất CN ở vùng CN Đông Bắc Hoa Kì và ở "vành đai Mặt Trời"
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng phân tích lược đồ CN để có nhận xét về sự chuyển dịch các yếu tố làm thay đổi cơ cấu CN của vùng CN truyền thống và "Vành đai Mặt Trời"
- Kĩ năng phân tích số liệu thống kê để thấy sự phát triển mạnh mẽ của "Vành đai Mặt Trời".
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: + Lược đồ công nghiệp Hoa Kì
+ Lược đồ phân bố dân cư và đô thị Bắc Mĩ
+ Một số hình ảnh tư liệu về công nghiệp Hoa Kì (nếu có)
- Trò: SGK, chuẩn bị bài.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp (1p)
2. Kiểm tra bài cũ (5p)
- Nêu đặc điểm ngành công nghiệp Bắc Mĩ.
- Trình bày hiểu biết của em về hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA).
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 23 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 7/1/2019 Tuần: 23 - Tiết: 45 BÀI 40: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU VÙNG CÔNG NGHIỆP TRUYỀN THỐNG Ở ĐÔNG BẮC HOA KÌ VÀ VÙNG CÔNG NGHIỆP “VÀNH ĐAI MẶT TRỜI" I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh cần hiểu rõ: - Cuộc cách mạng KHKT đã làm thay đổi sự phân bố sản xuất công nghiệp ở Hoa Kì - Sự thay đổi trong cơ cấu sản xuất CN ở vùng CN Đông Bắc Hoa Kì và ở "vành đai Mặt Trời" 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng phân tích lược đồ CN để có nhận xét về sự chuyển dịch các yếu tố làm thay đổi cơ cấu CN của vùng CN truyền thống và "Vành đai Mặt Trời" - Kĩ năng phân tích số liệu thống kê để thấy sự phát triển mạnh mẽ của "Vành đai Mặt Trời". 3. Thái độ: Yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: - Thầy: + Lược đồ công nghiệp Hoa Kì + Lược đồ phân bố dân cư và đô thị Bắc Mĩ + Một số hình ảnh tư liệu về công nghiệp Hoa Kì (nếu có) - Trò: SGK, chuẩn bị bài. III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (5p) - Nêu đặc điểm ngành công nghiệp Bắc Mĩ. - Trình bày hiểu biết của em về hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA). 3. Nội dung bài mới: (32p) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì (16p) - Cho HS xác định vị trí vùng CN truyền thống ở Đông Bắc dựa vào H37.1 và H39.1 ở bản đồ. - Yêu cầu HS quan sát H37.1, H39.1 thảo luận nhóm cho biết: - Tên các đô thị lớn ở Đông Bắc Hoa Kì. - Tên các ngành công nghiệp chính ở Đông Bắc Hoa Kì. - Giải thích tại sao ngành CN truyền thống vùng Đông Bắc Hoa Kì có thời kì sa sút? Nhận xét, kết luận và bổ sung. HS xác định vị trí vùng CN truyền thống ở Đông Bắc dựa vào H37.1 và H39.1 ở bản đồ. - Các đô thị lớn ở Đông Bắc Hoa Kì: Si-ca-gô, Oa-sinh-tơn, Đi-tơ-roi, Phi-la-đen-phi-a, Ban-ti-mo, Bô-xtơn. vì : Công nghệ lạc hậu, bị cạnh tranh của LM châu Âu, các nước CN mới, bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế liên tiếp (1970 – 1973, 1980 - 1982). * Bài tập 1: Vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì - Các đô thị lớn ở Đông Bắc Hoa Kì: Si-ca-gô, Oa-sinh-tơn, Đi-tơ-roi, Phi-la-đen-phi-a, Ban-ti-mo, Bô-xtơn. - Tên các ngành công nghiệp: luyện kim đen, luyện kim màu, cơ khí, hoá chất, dệt, khai thác và chế biến gỗ - Ngành CN truyền thống vùng Đông Bắc có thời kì sa sút vì : Công nghệ lạc hậu, bị cạnh tranh của LM châu Âu, các nước CN mới, bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế liên tiếp (1970 – 1973, 1980 - 1982). Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phát triển của vành đai công nghiệp mới (16p) Cho HS hoạt động nhóm QS H 40.1 và kết hợp kiến thức đã học, cho biết: - Hướng chuyển dịch vốn và lao động ở Hoa Kì - Tại sao có sự chuyển dịch vốn và lao động trên lãnh thổ Hoa Kì ? - Vị trí vùng CN " Vành đai Mặt Trời " có những thuận lợi gì? GV: Chuẩn xác kiến thức và mở rộng. HS: Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung. HS: Lắng nghe. * Bài tập 2: Sự phát triển của vành đai công nghiệp mới - Hướng chuyển dịch vốn và lao động: Từ vùng Đông Bắc tới vùng CN mới phía Nam và ven Thái Bình Dương. - Có sự chuyển dịch vốn và lao động vì: Có sự phát triển mạnh mẽ vành đai công nghiệp mới ở phía nam trong giai đoạn hiện nay. - Vị trí của vùng CN "Vành đai Mặt Trời" có thuận lợi: + Gần nguồn nhập khẩu nguyên liệu chính từ vịnh Mê-hi-cô lên và xuất khẩu hàng hoá sang các nước Trung và Nam Mĩ. + Phía Tây thuận lợi cho việc giao tiếp (xuất nhập khẩu) với khu vực châu Á - Thái Bình Dương 4. Củng cố: (5p) - GV chốt lại nội dung của bài thực hành. 5 . Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (2p) - Hoàn thành bài tập thực hành. - Đọc và chuẩn bị bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ. - Sưu tầm một số tài liệu, tranh ảnh về thiên nhiên Trung và Nam Mĩ. IV. Rút kinh nghiệm: Thầy Trò.................. Ngày soạn: 7/1/2019 Tuần: 23 - Tiết: 46 BÀI 41: THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MĨ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh cần: - Biết được vị trí, giới hạn và phạm vi của khu vực Trung và Nam Mĩ. - Trình bày và giải thích được (mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của eo đất Trung Mĩ, quần đảo Ăng-ti, lục địa Nam Mĩ. 2. Kĩ năng: - Phân tích lược đồ tự nhiên xác định vị trí địa lí và qui mô lãnh thổ của khu vực Trung và Nam Mĩ. - Kĩ năng so sánh phân tích các đặc điểm khu vực địa hình rút ra sự khác biệt giữa địa hình Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti, giữa khu vực Đông và khu vực Tây Nam Mĩ. 3. Thái độ: HS có quan điểm đúng về tự nhiên Trung và Nam Mĩ. II. Chuẩn bị: - Thầy: Lược đồ tự nhiên châu Mĩ. - Trò: SGK, tập bản đồ. III. Các bước lên lớp: Ổn định lớp (1p) Kiểm tra bài cũ: (Không) Nội dung bài mới: (33p) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát tự nhiên (33p) Y/c Hs dựa vào H 41.1 SGK trang 126 hãy : - Xác định vị trí giới hạn của Trung và Nam Mĩ? - Trung và nam mĩ có diện tích bao nhiêu? - Khu vực Trung và Nam Mĩ tiếp giáp các biển và đại dương nào? - GV: chốt kiến thức. - Y/c Hs QS H41.1 SGK tr 126 cho biết : - Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti nằm trong môi trường nào? có gió gì hoạt động thường xuyên Hướng gió? - Đặc điểm địa hình eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti khác nhau như thế nào? GV: chốt kiến thức Y/c Hs vận dụng hiểu biết và kiến thức đã học hãy giải thích: - Vì sao phía Đông eo đất Trung Mĩ và các đảo thuộc biển Ca-ri-bê có mưa nhiều hơn phía Tây? - Vậy khí hậu, thực vật phân hoá theo hướng nào. - GV: chốt kiến thức và giải thích thêm cho HS rõ. - Cho Hs hoạt động nhóm n/c TT SGK phần b và Qs H41.1 thảo luận nhóm hoàn thành các câu hỏi sau. - Nhóm 1,2: Đặc điểm địa hình phía Tây? - Nhóm 3,4: đặc điểm địa hình đồng bằng? - Nhóm 5, 6: Đặc điểm địa hình phía Đông? * Xoáy sâu: Nêu khái quát tự nhiên Trung và Nam Mĩ? GV: chốt kiến thức - Địa hình Nam Mĩ có gì giống và khác địa hình Bắc Mĩ? GV: chốt kiến thức ở bảng Xác định trên hình. - DT: 20,5 triệu Km2 kể cả đất hải đảo. - TBD: ở phía tây. - ĐTD: ở phía đông. - Chủ yếu nằm trong môi trường nhiệt đới, gió tín phong, hướng đông nam. - Dựa thông tin trả lời. - Phía đông các sườn núi đón gió tín phong thổi hướng đông nam thường xuyên từ biển vào cho nên mưa nhiều, rừng rậm phát triển. - Hướng Đông - Tây. HS: Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung. - Dựa kiến thức cũ so sánh và trả lời. 1. Khái quát tự nhiên: - Khu vực Trung và Nam Mĩ gồm eo đất Trung Mĩ, các quần đảo trong biển Ca-ri-bê và toàn bộ lục địa Nam Mĩ. - S: 20,5 triệu km2. - Tiếp giáp với Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. a. Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti: - Eo đất Trung Mĩ: gồm các dãy núi chạy dọc eo đất, có nhiều núi lửa hoạt động. - Quần đảo Ăng-ti: là 1 vòng cung đảo, gồm vô số đảo quanh biển Ca-ri-bê, các đảo có địa hình núi cao và đồng bằng ven biển. - Khí hậu và thực vật có sự phân hoá theo hướng Đông - Tây. b. Khu vực Nam Mĩ: - Phía tây là miền núi trẻ An-đét: Cao đồ sộ nhất châu Mĩ, trung bình 3000- 5000m, xen kẽ giữa các núi là cao nguyên và thung lũng - Ở giữa là các đồng bằng Ô-ri-nô-cô,A-ma-zôn( rộng nhất thế giới ), Pam-pa, La-pla-ta. - Phía Đông là sơn nguyên Bra-xin và Guy-a-na. Bắc Mỹ Nam Mỹ Giống nhau - Cấu trúc đều 3 bộ phận phía đông, phía tây và ở giữa Khác nhau - Phía đông - Phía tây - Đồng bằng ở giữa - Núi già A-palat và sơn nguyên. - Hệ thống Coóc-đi-e chiếm gần 1/2 địa hình Bắc Mỹ. - Cao phía Bắc, thấp dần về phía Nam - Các sơn nguyên - Hệ thống An - đét cao hơn, đồ sộ hơn nhưng chiếm diện tích nhỏ hơn Cooc-đi-e. - Là chuổi đồng bằng nối liền nhau với các đồng bằng thấp trừ đồng bằng Pam - pa phía nam cao. 4. Củng cố: (4p) - Trình bày trên bản đồ đặc điểm cấu trúc địa hình của lục địa Bắc Mĩ. - Trình bày điểm giống nhau và khác nhau của địa hình Bắc Mĩ và Nam Mĩ? 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (2p) - Học bài và làm bài tập bản đồ. - Soạn trước Bài 42: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ (tt) + Quan sát hình 42.1 cho biết Trung & Nam Mĩ có các kiểu khí hậu nào? + Khu vực Trung và Nam Mĩ có những kiểu môi trường tự nhiên nào? IV. Rút kinh nghiệm: Thầy Trò................. Châu Thới, ngày tháng năm 2019 Tổ kí duyệt
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_7_tuan_23_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs_n.doc