Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 23 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức : 

 - Hiểu rõ cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đã làm thay đổi trong phân bố sản xuất công nghiệp ở Hoa Kì.

- Hiểu rõ sự thay đổi trong cơ cấu sản xuất công nghiệp ở vùng công nghiệp Đông Bắc và ở “ Vành đai Mặt Trời”

2. Kĩ năng:

- Rèn và củng cố cho HS kĩ năng đọc phân tích bản đồ, số liệu

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh có ý thức yêu thích môn học

II.Chuẩn bị:

      GV: - Lược đồ kinh tế chung châu Mĩ

      HS: - SGK, bài mới

III. Các bước lên lớp:

 1. Ổn định lớp: (1/)

 2. Kiểm tra bài cũ: (5/)

          - Nền công nghiệp bắc Mĩ có những đặc điểm gì ?

           - Hiệp định mậu dịch tự do hình thành dựa trên cơ sở nào ?

doc 5 trang Khánh Hội 19/05/2023 20
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 23 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 23 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 23 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 18-01-2018
Tuần 23, tiết 45
Bài 40: THỰC HÀNH:TÌM HIỂU VÙNG CÔNG NGHIỆP TRUYỀN THỐNG Ở ĐÔNG BẮC HOA KÌ VÀ VÙNG CÔNG NGHIỆP
 “VÀNH ĐAI MẶT TRỜI”
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức : 
 - Hiểu rõ cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đã làm thay đổi trong phân bố sản xuất công nghiệp ở Hoa Kì.
- Hiểu rõ sự thay đổi trong cơ cấu sản xuất công nghiệp ở vùng công nghiệp Đông Bắc và ở “ Vành đai Mặt Trời”
2. Kĩ năng:
- Rèn và củng cố cho HS kĩ năng đọc phân tích bản đồ, số liệu
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh có ý thức yêu thích môn học
II.Chuẩn bị:
 GV: - Lược đồ kinh tế chung châu Mĩ
 HS: - SGK, bài mới
III. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1/)
 2. Kiểm tra bài cũ: (5/)
 - Nền công nghiệp bắc Mĩ có những đặc điểm gì ?
	- Hiệp định mậu dịch tự do hình thành dựa trên cơ sở nào ?
 3. Nội dung bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì (15/)
 - GV treo các bản đồ : Dân cư đô thị, kinh tế chung yêu cầu HS quan sát
 - Xác định trên bản đồ vị trí của vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì?
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm: 3 nhóm. giao nhiệm vụ cho các nhóm mỗi nhóm thảo luận tìm hiểu 1 nội dung yêu cầu trong SGK ?
- GV dành 5’ cho các nhóm thảo luận, GV hướng dẫn và đôn đốc các nhóm làm việc hết giờ gọi các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả và thuyết trình trên bản đồ gọi nhận xét bổ sung. GV tổng hợp đánh giá kết quả.
- HS quan sát bản đồ và dựa vào các kiến thức đã học tiến hành hoạt động nhóm:
 * Nhóm 1,2,3 : Nêu tên các đô thị lớn: Niu I-ooc, Oa-sinh-tơn, Si-ca-gô...
 * Nhóm 4,5,6 : Nêu tên các ngành công nghiệp chính :Cơ khí, luyện kim, hoá chất, khai thác và chế biến gỗ, dệt, đóng tàu
 * Nhóm 7,8 : Các ngành công nghiệp tuyền thống có thời kì bị sa sút do : Do đã phát triển từ rất sớm lên công nghệ đã lạc hậu. Do các đợt khủng hoảng kinh tế...
 1. Vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì
- Tên các đô thị: Niu I-ooc, Oa-sinh-tơn, Si-ca-gô...
- Các ngành công nghiệp chính: Cơ khí, luyện kim, hoá chất, khai thác và chế biến gỗ, dệt, đóng tàu
- Các ngành công nghiệp truyền thống có thời kì bị sa sút do đã phát triển từ rất sớm lên công nghệ đã lạc hậu. Do các đợt khủng hoảng kinh tế...
Hoạt động 2: Sự phát triển của vành đai công nghiệp mới (15/)
- GV treo : Lược đồ không gian công nghiêp Hoa Kì và yêu cầu HS quan sát
 - Xác định vị trí của vành đai công nghiệp mới ( Vành đai Mặt Trời )?
 - GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm: 3 nhóm. giao nhiệm vụ cho các nhóm mỗi nhóm thảo luận tìm hiểu 1 nội dung yêu cầu trong SGK ?
- GV dành 5’ cho các nhóm thảo luận , GV hướng dẫn và đôn đốc các nhóm làm việc hết giờ gọi các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả và thuyết trình trên bản đồ gọi nhận xét bổ sung. 
- GV tổng hợp đánh giá kết quả.
- HS quan sát và lên bảng xác định vị trí của vành đai công nghiệp mới (Vành đai Mặt Trời)
Họp nhóm thảo luận
- Nhóm 1,2,3: Hướng chuyển dịch vốn và lao động trên lãnh thổ Hoa Kì: Chuyển từ vung Đông Bắc xuống vành đai công nghiệp mới ( Vành đai Mặt Trời )
- Nhóm 4,5,6: Có sự chuyển dịch vốn, lao động là do sự phát triển của vùng công nghiệp mới đòi hỏi. Hơn nữa vùng Đông Bắc là vùng đông dân và là trung tâm tài chính của Hoa Kì đang bị sa sút đòi hỏi phải có hướng đầu tư mới 
- Nhóm 7,8: Vị trí của vùng công nghiệp mới ( Vành đai Mặt Trời ) :
+ Gần biên gới Mê-hi-cô dễ nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu hàng hoá sang các nước Trung và nam Mĩ
- Phía Tây thuận lợi cho việc giao tiếp với châu á Thái Bình Dương
 2. Sự phát triển của vành đai công nghiệp mới
- Hướng chuyển dịch vốn và lao động trên lãnh thổ Hoa Kì: Chuyển từ vung Đông Bắc xuống vành đai công nghiệp mới ( Vành đai Mặt Trời )
- Nguyên nhân có sự chuyển dich vốn và lao động là do sự phát triển của vùng công nghiệp mới đòi hỏi. Hơn nữa vùng Đông Bắc là vùng đông dân và là trung tâm tài chính của Hoa Kì đang bị sa sút đòi hỏi phải có hướng đầu tư mới
- Vị trí của vùng công nghiệp mới (Vành đai Mặt Trời) Gần biên gới Mê-hi-cô dễ nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu hàng hoá sang các nước Trung và nam Mĩ
- Phía Tây thuận lợi cho việc giao tiếp với châu á Thái Bình Dương
4. Củng cố: (5/)
 - HS trả lời theo câu hỏi thực hành
	 - Xác định các trung tâm công nghiệp ở 2 vùng ?
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4/)
 - HS về nhà xem lại bài
 - Làm các bài tập ở Vở BT và TBĐ
 - Tìm hiểu thêm về nền Kinh tế Bắc Mĩ
 - Chuẩn bị cho bài mới: Bài 41. Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ 
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
GV:HS:
**************************
Ngày soạn: 18-01-2018
Tuần 23, tiết 46
Bài 41: THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MĨ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức : 
- Nhận biết Trung và Nam Mĩ là 1 không gian địa lí khổng lồ.
- Các đặc điểm tự nhiên của Trung và Nam Mĩ.
2. Kĩ năng:
- Rèn và tiếp tục củng cố cho HS kĩ năng đọc, phân tích bản đồ tự nhiên 
3. Thái độ:
Giáo dục học sinh có ý thứ bảo vệ môi trường
II. Chuẩn bị:
GV: - Lược đồ tự nhiên châu Mĩ
 - Các tranh ảnh, số liệu về thiên nhiên Trung và Nam Mĩ
	HS: - SGK, bài mới
III. Các bước lên lớp
 1. Ổn định lớp: (1/)
 2. Kiểm tra bài cũ: 
Không
 3. Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Khái quát tự nhiên Trung và Nam Mĩ (35/)
- GV treo lược đồ châu Mĩ yêu cầu HS quan sát giáo viên chỉ giới hạn của khu vực Trung Mĩ và Nam Mĩ
 Gọi học sinh lên bảng chỉ và xác định trên bản đồ vị trí, giới hạn của khu vực?
 - Nêu số liệu về diện tích của khu vực ?
 - Xác định vị trí tiếp giáp của Trung và nam mĩ ?
 - Qua đó em có nhận xét gì về vị trí của Trung và Nam Mĩ ?
- GV chỉ eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng –ti cho HS quan sát
 - Quan sát bản đồ cho biết eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng –ti nằm trong môi trường khí hậu nào?
 - Loại gió chính thổi ở đây là gió gì thổi theo hướng nào?
 - Dựa vào bản đồ và SGK hãy thảo luận tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng –ti?
 - Tại sao eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng –ti lại có đặc điểm tự nhiên như vậy?
 - GV chốt rồi chuyển
 - GV chỉ khu vực Nam Mĩ trên bản đồ và yêu cầu HS quan sát
 - Nam Mĩ gồm mấy khu vực chính đó là các khu vực nào?
 - GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm : 3 nhóm mỗi nhóm thảo luận tìm hiểu 1 khu vực
 - GV dành 5’ cho các nhóm thảo luận, GV hướng dẫn và đôn đốc các nhóm làm việc hết giờ gọi các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả và thuyết trình trên bản đồ gọi nhận xét bổ sung. 
- GV tổng hợp đánh giá kết quả.
- HS quan sát bản đồ
- HS lên bảng chỉ và thuyết trình
- Diện tích : 20,5 triệu km2
- Tiếp giáp
+ Bắc giáp Bắc Mĩ
+ Đông bắc, Đông nam tiếp giáp Đại Tây Dương
+ Tây giáp Thái Bình Dương
-> Trung và Nam Mĩ nằm trong 1 không gian địa lí rộng lớn.
 - Nằm trong môi trường nhiệt đới,
 - Gió chính là Tín phong Đông Nam
+ Eo đất Trung Mĩ phần lớn diện tích là núi và cao nguyên có nhiều núi lửa dang hoạt động, đồng bằng nhỏ hẹp, ven biển.
+ Quần đảo Ăng-ti phần lớn là các đảo có núi cao và đồng bằng ven biển
- HS quan sát bản đồ
- Nam Mĩ có 3 khu vực Địa hình chính
- HS hoạt động theo nhóm mỗi nhóm thảo luận tìm hiểu 1 khu vực
- Nhóm 1,2,3: Dãy núi trẻ An-đét chạy dọc phía Tây cao và đồ sộ, thiên nhiên phâ nhoá từ bắc xuống Nam từ thấp lên cao
- Nhóm 4,5,6: Đồng bằng ở giữa rộng và bằng phẳng
 - Nhóm 7,8: Các cao nguyên ở phía đông: 
 + Sơn nguyên Guy-a-na gồm một miền đồi và núi thấp xen các thung lũng rộng.
 + Sơn nguyên Bra-xin có nhiều dãy núi ca oxen các cao nguyên núi lữa
 1. Khái quát tự nhiên
- Diện tích : 20,5 triệu km2
- Tiếp giáp
+ Bắc giáp Bắc Mĩ
+ Đông bắc, Đông nam tiếp giáp Đại Tây Dương
+ Tây giáp Thái Bình Dương
a. Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng –ti
- Nằm trong môi trường nhiệt đới.
- Gió chính là Tín phong Đông Nam
+ Eo đất Trung Mĩ phần lớn diện tích là núi và cao nguyên có nhiều núi lửa dang hoạt động, đồng bằng nhỏ hẹp, ven biển.
+ Quần đảo Ăng-ti phần lớn là các đảo có núi cao và đồng bằng ven biển
b. Khu vực Nam Mĩ.
- Dãy núi trẻ An-đét chạy dọc phía Tây cao và đồ sộ, thiên nhiên phâ nhoá từ bắc xuống Nam từ thấp lên cao
- Đồng bằng ở giữa rộng và bằng phẳng.
- Các cao nguyên ở phía đông: 
 + Sơn nguyên Guy-a-na gồm một miền đồi và núi thấp xen các thung lũng rộng.
 + Sơn nguyên Bra-xin có nhiều dãy núi ca oxen các cao nguyên núi lữa
4. Củng cố: (5/)
 - Nêu đặc điểm tự nhiên 2 khu vực Trung và Nam Mĩ ?
	 - Khu vực Nam Mĩ có đặc điểm địa hình gì ?
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4/)
 - Tìm hiểu thêm về nền thiên nhiên Trung và Nam Mĩ
 - Chuẩn bị cho bài mới: Bài 42. Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ (tiếp theo)
	 Tìm hiểu đặc điểm kinh tế nông nghiệp
IV. RÚT KINH NGHIỆM
GV:	
HS:.
Châu thới, ngày tháng năm 2018
Ký duyệt

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_7_tuan_23_nam_hoc_2017_2018_truong_thcs_n.doc