Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 21 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. Mục tiêu
1. Kiến thức :
- Biết được vị trí, giới hạn của Bắc Mĩ.
- Trình bày được đặc điểm địa hình Bắc Mĩ: cấu trúc địa hình đơn giản, chia làm 3 khu vực kéo dài theo chiều kinh tuyến; đặc điểm khí hậu, sông và hồ lớn của Bắc Mĩ.
- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) đặc điểm khí hậu Bắc Mĩ.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng phân tích lát cắt địa hình
- Củng cố kĩ năng độc bản đồ.
3. Thái độ: - Giáo dục hs bảo vệ môi trường
II. Chuẩn bị
Thầy: - Lược đồ tự nhiên châu Mĩ
- Lắt cắt địa hình bắc Mĩ
Trò: Sgk, tìm hiểu bài mới.
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp(1/)
2. Kiểm tra bài cũ: (5/)
- Sơ lược hoạt động KT của người tiền sử ở Châu Mĩ ?
- Vai trò của các luồn di cư sang Châu Mĩ ?
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 21 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 21 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 25 - 12- 2018 Tuần 21, tiết 41 Bài 36: THIÊN NHIÊN BẮC MĨ I. Mục tiêu 1. Kiến thức : - Biết được vị trí, giới hạn của Bắc Mĩ. - Trình bày được đặc điểm địa hình Bắc Mĩ: cấu trúc địa hình đơn giản, chia làm 3 khu vực kéo dài theo chiều kinh tuyến; đặc điểm khí hậu, sông và hồ lớn của Bắc Mĩ. - Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) đặc điểm khí hậu Bắc Mĩ. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng phân tích lát cắt địa hình - Củng cố kĩ năng độc bản đồ. 3. Thái độ: - Giáo dục hs bảo vệ môi trường II. Chuẩn bị Thầy: - Lược đồ tự nhiên châu Mĩ - Lắt cắt địa hình bắc Mĩ Trò: Sgk, tìm hiểu bài mới. III. Các bước lên lớp 1. Ổn định lớp(1/) 2. Kiểm tra bài cũ: (5/) - Sơ lược hoạt động KT của người tiền sử ở Châu Mĩ ? - Vai trò của các luồn di cư sang Châu Mĩ ? 3. Nội dung bài mới: (30/) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung bài mới Hoạt động 1: Các khu vực địa hình (15/) - GV treo bản đồ hành chính châu Mĩ yêu cầu học sinh quan sát. Chỉ và xác định trên bản đồ vị trí, giới hạn của khu vực Bắc Mĩ? - Treo bản đồ tự nhiên và lát cắt yêu cầu HS quan sát - Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ ? - Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm: 3 nhóm . Mỗi nhóm thảo luận tìm hiểu 1 khu vực địa hình - GV dành 5’ cho các nhóm thảo luận, hướng dẫn và đôn đốc các nhóm làm việc hết giờ gọi các nhóm báo cáo gọi nhận xét bổ sung. - Quan sát hình 36.1 và 36.2, xác định độ cao trung bình, sự phân bố các dãy núi và các cao nguyên của Hệ thống Cooc-đi-e ? - Nêu đặc điểm miền đồng bằng? - Nêu đặc điểm miền núi già và sơn nguyên ở phía đông? * Xoáy sâu: Nêu các khu vực địa hình của Bắc Mĩ ? - Quan sát bản đồ và lên bảng chỉ - Quan sát bản đồ - Địa hình bắc Mĩ chia làm 3 khu vực - HS hoạt động theo nhóm (5’) * Nhóm 1: Hệ thống núi Cooc-đi-e ở phía tây - Cao, đồ sộ gồm nhiều dãy chạy song song xen các cao nguyên lớn có nhiều khoáng sản * Nhóm 2 : Miền đồng bằng ở giữa - Có dạng lòng máng cao dần về phía bắc và tây bắc, có nhiều hồ lớn * Nhóm 3: Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông - Chạy theo hướng tây bắc- đông nam, đây là miền núi già, nhiều khoáng sản 1. Các khu vực địa hình: - Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản, gồm 3 bộ phận, kéo dài theo hệ kinh tuyến. a. Hệ thống Cooc-đi-e ở phía tây - Cao, đồ sộ, kéo dài 9000 km, cao trung bình 3000 à 4000 m - Có nhiều khoáng sản : Đồng , vàng, quặng đa kim, Uranium, b. Miền đồng bằng ở giữa. - Rộng lớn là lòng máng , cao ở phía Bắc và Tây Bắc, thấp ở phía Nam và Đông Nam c. Miền núi già và sơn nguyên ở phía Đông - Hướng địa hình: Đông Bắc – Tây Nam - Khoáng sản : Có nhiều than và sắt trên núi cổ A-pa-lát. Hoạt động 2: sự phân hóa của khí hậu (15/) Treo bản đồ các kiểu khí hậu Bắc Mĩ yêu cầu HS quan sát - Quan sát lược đồ và nêu các kiểu khí hậu ở Bắc Mĩ và sự phân bố của chúng? - Qua đó có nhận xét gì về các chiều phân hoá của khí hậu Bắc Mĩ ? - HS hoạt động theo nhóm 5’, GV hướng dẫn và đôn đốc các nhóm làm việc hết giờ gọi các nhóm báo cáo. - Dựa vào H36.3 cho biết kiểu khí hậu nào ở bắc Mĩ chiếm diện tích lớn nhất? - Tại sao có sự khác biệt về khí hậu giữa phía Đông và phía Tây kinh tuyến 1000T của Hoa Kì? - GV chốt lại nội dung - HS quan sát bản đồ và nêu các kiểu khí hậu ở Bắc Mĩ. - Khí hậu bắc Mĩ phân hoá theo chiều bắc-nam, đông- tây - HS hoạt động theo nhóm(5’) + Nhóm 1,3,5,7 nêu chiều phân hoá từ bắc xuống nam + Nhóm 2,4,6,8 nêu chiều phân hoá từ tây sang đông - Vì phía đông kinh tuyến 1000T chủ yếu là đồng bằng và núi thấp lại có dòng biển nóng ven biển nên khí hậu ít khắc nhiệt hơn phía tây. - Sườn đông dãy Cooc-đi-e mưa rất ít. - Khí hậu phân hoá đa dạng phức tạp 2. Sự phân hoá khí hậu - Khí hậu bắc Mĩ phân hoá theo chiều bắc-nam, tây- đông - Có sự khác biệt về khí hậu giữa phía Đông và phía Tây kinh tuyến 1000T - Sự phân hoá trên khí hậu giữa sườn Đông và sườn Tây dãy Coóc-đi-e. - Khí hậu phân hoá đa dạng phức tạp. 4. Củng cố: (5/) - Nêu đặc điểm các dạng địa hình khu vực Bắc Mĩ ? - Khí hậu Bắc Mĩ có sự phân hóa ntn ? 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4/) - Tìm hiểu thêm về Bắc Mĩ - Chuẩn bị cho bài mới: Bài 37. Dân cư Bắc Mĩ + Sự phân bố dân cư? + Trình bày quá trình đô thị hoá diễm ra ở Bắc Mĩ? IV. RÚT KINH NGHIỆM. Thầy: Trò: Ngày soạn: 25- 12- 2018 Tuần 21, tiết 42 Bài 37: DÂN CƯ BẮC MĨ I. Mục tiêu 1. Kiến thức : - Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm dân cư Bắc Mĩ. - Nắm vững sự phân bố dân cư khác nhau ở phía đông và phía tây kinh tuyến 1000T - Hiểu rõ tầm quan trọng của quá trình đô thị hoá. - Hiểu rõ các luồng di cư từ vùng hồ lớn xuống vành đai mặt trời, từ Mê-hi – cô sang lãnh thổ Hoa-kì. 2. Kĩ năng: rèn cho HS kĩ năng đọc bản đồ dân cư đô thị, kĩ năng phân tích các tranh ảnh hình vẽ... 3. Thái độ: giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường II. Chuẩn bị. Thầy: - Lược đồ dân cư đô thị châu Mĩ - Các tranh ảnh, số liệu về dân cư, đô thị bắc Mĩ Trò: Sgk, đọc tìm hểu bài mới. III. Các bước lên lớp 1. Ổn định lớp: (1/) 2. Kiểm tra bài cũ: (5/) - Trình bày đặc điểm địa hình và sự phân hóa khí hậu Ở Bắc Mĩ 3. Nội dung bài mới: (30/) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: sự phân bố dân cư (15/) - Nêu số liệu về tổng số dân và mật độ dân số trung bình của Bắc Mĩ ? - Quan sát lược đồ dân cư đô thị bắc Mĩ . Chỉ trên bản đồ các khu vực đông dân của bắc Mĩ? - Nhận xét về sự phân bố dân cư của Bắc Mĩ? - Giải thích vì sao dân cư Bắc Mĩ lại phân bố như vậy ? - Trình bày hướng di chuyển dân cư của Bắc Mĩ ? GV liên hệ dân số Việt Nam và so sánh * Xoáy sâu: Em hãy cho biết sự phân bố dân cư ở bắc Mĩ? - Số dân : 415,1 triệu người . Mật độ trung bình: 20 người/km2 - Dân cư bắc Mĩ phân bố không đều: Dân cư tập trung đông đúc ở ĐB Hoa kì, nam Hồ lớn, ... - Do lịch sử phát triển kinh tế, do các điều kiện tự nhiên.... - Dân cư bắc Mĩ di chuyển từ vùng Đông Bắc xuống vùng công nghiệp mới và từ Mê-hi-cô vào Mĩ. 1. Sự phân bố dân cư - Dân cư phân bố không đồng đều, tập trung ở phía đông, thưa thớt ở phía tây và bắc - Mật độ dân số có sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam, giữa phía Tây và Đông. Hoạt động 2: đặc điểm đô thị (15/) - Trình bày quá trình đô thị hoá diễm ra ở Bắc Mĩ ? - Số dân thành thị chiếm tỉ lệ bao nhiêu ? - Quan sát tranh ảnh về đô thị và nghiên cứu các tư liệu về đô thị ở Bắc Mĩ hãy nêu đặc điểm của các đô thị ở Bắc Mĩ ? - Quan sát lược đồ dân cư đô thị châu Mĩ hãy lên bảng chỉ và nêu tên các đô thị lớn của Bắc Mĩ ? - Dựa vào lược đồ hãy nêu đặc điểm phân bố đô thị của Bắc Mĩ ? - Vì sao đô thị bắc Mĩ lại có sự phân bố như vậy ? - Nêu xu hướng phát triển các đô thị ở Bắc Mĩ ? - Tại sao Bắc Mĩ lại có xu hướng phát triển các đô thị như vậy? - GV chốt lại nội dung - Quá trình đô thị hoá diễn ra ở Bắc Mĩ rất nhanh chóng chiếm 76% dân số - Các đô thị tập trung thành các dải đô thị, siêu đô thị - Các đô thị tập trung ở vùng đông bắc Hoa kì và ven khu Hồ lớn. vào sâu trong nội địa mạng lưới đô thị thưa thớt. - Quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ ở miền nam và duyên hải Thái Bình Dương của Hoa Kì. Quan sát lược đồ. - Đại diện HS lên bảng chỉ tên các siêu đô thị : Niu-I-oóc, Lốt-An-giơ-lét, Mê-hi-co Xi-ti. - Nghiên cứu thông tin sgk trả lời các câu hỏi. 2. Đặc điểm đô thị - Hơn 3/4 dân cư sống trong các đô thị - Phần lớn các thành phố tập trung ở phía Nam Hồ Lớn và duyên hải Đại Tây Dương - Sự xất hiện nhiều thành phố ở miên Nam và duyên hải Thái Bình Dương dẫn tới sự phân bố dân cư Hoa Kì. 4. Củng cố: (5/) - Dân cư Bắc Mĩ có sự phân bố ntn ? Xác định các khu vực có dân cư đông ? - Vấn đề đô thị Bắc Mĩ đặt ra các vấn đề gì cần giải quyết ? 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4/) - Tìm hiểu thêm về dân cư Bắc Mĩ - Chuẩn bị cho bài mới: Bài 38. Kinh tế Bắc Mĩ + Nền nông nghiệp tiên tiến? + Sự phân bố của các sản phẩm nông nghiệp? IV. RÚT KINH NGHIỆM. Thầy: Trò: Châu Thới, ngày tháng 12 năm 2018 Tổ kí duyệt
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_7_tuan_21_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs_n.doc