Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 20 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức :  HS cần:

- Biết sự khác biệt trong thu nhập bình quân đầu người giữa các quốc gia ở châu Phi; sự khác biệt trong nền kinh tế của ba khu vực châu Phi.

2. Kỹ năng

- Rèn cho HS kĩ năng đọc bản đồ, phân tích so sánh các số liệu

3. Thái độ:

Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường

II. Chuẩn Bị:

      Thầy: - Lược đồ các khu vực châu Phi, 

      - Lược đồ thu nhập bình quân theo đầu người của các nước châu Phi

      Trò: SGK, bài mới.

III. Các bước lên lớp

 1. Ổn định lớp (1/)

 2. Kiểm tra bài cũ ( Không)

 3. Nội dung bài mới (36/)

       Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu về các khu vực Châu Phi. Để củng cố cho các em các kiến thức về kinh tế của 3 khu vực chúng ta hãy vào bài học hôm nay.

doc 5 trang Khánh Hội 19/05/2023 220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 20 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 20 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 20 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 20- 12- 2018
Tuần: 20: Tiết: 39
Bài 34: THỰC HÀNH: SO SÁNH NỀN KINH TẾ CỦA BA KHU VỰC CHÂU PHI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức : HS cần:
- Biết sự khác biệt trong thu nhập bình quân đầu người giữa các quốc gia ở châu Phi; sự khác biệt trong nền kinh tế của ba khu vực châu Phi.
2. Kỹ năng
- Rèn cho HS kĩ năng đọc bản đồ, phân tích so sánh các số liệu
3. Thái độ:
Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường
II. Chuẩn Bị:
 Thầy: - Lược đồ các khu vực châu Phi, 
 - Lược đồ thu nhập bình quân theo đầu người của các nước châu Phi
 Trò: SGK, bài mới.
III. Các bước lên lớp
 1. Ổn định lớp (1/)
 2. Kiểm tra bài cũ ( Không)
 3. Nội dung bài mới (36/)
 Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu về các khu vực Châu Phi. Để củng cố cho các em các kiến thức về kinh tế của 3 khu vực chúng ta hãy vào bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Đọc lược đồ thu nhập bình quân đầu người của châu Phi (18/)
GV cho HS quan sát lược đồ thu nhập bình quân đầu người của các nước châu Phi.
 - GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm : 3 nhóm GV giao nhiệm vụ cho các nhóm
 Nhóm 1: thảo luận tìm hiểu tên các quốc gia ở châu Phi có thu nhập bình quân đầu người trên 1000 USD/năm ? 
 Nhóm 2: thảo luận tìm hiểu tên các quốc gia ở châu Phi có thu nhập bình quân đầu người dưới 200 USD/năm ? các quốc gia này chủ yếu nằm ở khu vực nào của châu Phi?
 Nhóm 3 : thảo luận nêu nhận xét về sự phân hoá thu nhập bình quân theo đầu người giữa 3 khu vực kinh tế của châu Phi ?
- Các nhóm báo cáo kết quả trên bản đồ 
- GV tổng hợp đánh giá kết quả
* Nâng cao: Trong từng khu vực sự phân bố thu nhập bình quân đầu người giữa các quốc gia như thế nào?
- HS quan sát bản đồ
- Hoạt động theo nhóm (5 Phút)
- Nhóm 1 : Các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người dưới 1000 USD/năm : Ma-rốc,An-giê-ri, Tuy-ni-di, Li-bi, Ai-cập, Na-mi-bi-a, Bốt-xoa-na và và cộng hoà Nam Phi. Chủ yếu ở Bắc Phi và Nam Phi
- Nhóm 2 : Các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người dưới 200 
U SD/năm : Buốc-ki-na Pha-xô, Ni-giê, Sát,Ê-ti-ô-pi-a, Xô-ma-li. Chủ yếu ở Trung Phi
- Nhóm 3 : 
+ Thu nhập bình quân đầu người không đều giữa 3 khu vực Cao nhất là Nam Phi rồi đến Bắc Phi cuối cùng là Trung Phi
1. Đọc : Lược đồ thu nhập bình quân đầu người của các nước châu Phi
- Các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người trên 1000 
U SD/năm.
Ma-rốc,An-giê-ri, Tuy-ni-di, Li-bi, Ai-cập, Na-mi-bi-a, Bốt-xoa-na và và cộng hoà Nam Phi. Chủ yếu ở Bắc Phi và Nam Phi
- Các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người dưới 200 USD/năm. 
Buốc-ki-na Pha-xô, Ni-giê, Sát,Ê-ti-ô-pi-a, Xô-ma-li. Chủ yếu ở Trung Phi
- Nhận xét sự phân hóa thu nhập đầu người giữa 3 khu vực.
+ Thu nhập bình quân đầu người không đều giữa 3 khu vực Cao nhất là Nam Phi rồi đến Bắc Phi cuối cùng là Trung Phi
* Hoạt động 2: So sánh đặc điểm chính của nền kinh tế của 3 khu vực châu Phi. (18/)
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm : 3 nhóm mỗi nhóm thảo luận tìm hiểu đặc điểm kinh tế của 1 khu vực và lên bảng điền vào cột của nhóm mình
- Hoạt động theo nhóm (5 phút)
2. So sánh đặc điểm chính của nền kinh tế của 3 khu vực châu Phi.
Khu vực
Bắc Phi
Trung Phi
Nam Phi
Đặc điểm kinh tế
- Kinh tế tương đối phát triển trên cơ sở các nghành dầu khí và du lịch
- Kinh tế chậm phát triển , chủ yếu dựa vào khai thác lâm sản, khoáng sản và trồng cây công nghiệp xuất khẩu
- Nam Phi có trình độ phát triển kinh tế rất chênh lệch phát triển nhất là cộng hoà Nam Phi .
4. Củng cố: (5/)
 - Xác định các quốc gia có mức thu nhập thấp
	- Nêu đặc điểm kinh tế 3 khu vực Châu Phi ?
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3/)
 - Tìm hiểu thêm về các khu vực châu Phi
 - Chuẩn bị cho bài mới: Bài 35. Khái quát Châu Mĩ
	+ Xác định trên bản đồ toạ độ địa lí của châu Mĩ?
	+ Ý nghĩa kinh tế của kênh đào Pa-na-ma ? 
	+ Thành phần chủng tộc châu Mĩ? 
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
Thầy:	
Trò: ..
Ngày soạn: 20- 12 - 2018
Tuần: 20: Tiết: 40
CHƯƠNG VII : CHÂU MĨ
Bài 35: KHÁI QUÁT CHÂU MĨ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức : HS cần:
 - Nắm vững vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ, kích thước để hiểu ró châu Mĩ là 1 lãnh thổ rộng lớn.
 - Hiểu rõ châu Mĩ là lãnh thổ của dân nhập cư từ châu Âu và quá trình nhập cư này gắn với sự tiêu diệt thổ dân
2. Kĩ năng. 
 Rèn cho HS kĩ năng đọc bản đồ, phân tích các tranh ảnh hình vẽ...
3. Thái độ.
	Giáo dục HS yêu thích thiên nhiên và bảo vệ môi trường. 
II. Chuẩn bị
 Thầy: - Lược đồ tự nhiên châu Mĩ
 - Lược đồ nhập cư vào châu Mĩ
 Trò: SGK, bài mới
III. Các bước lên lớp
 1. Ổn định lớp: (1/)
 2. Kiểm tra bài cũ: không
 3. Nội dung bài mới (36/)
 Giới thiệu bài: Với bài thực hành chúng ta chia tay lục địa đen để sang tìm hiểu vùng đất mới đó là châu Mĩ. đầu tiên chúng ta tìm hiểu khái quát về châu Mĩ.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của thầy
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Vị trí, kích thước châu Mĩ (18/)
- GV treo bản đồ châu Mĩ và yêu cầu HS quan sát. GV chỉ giới hạn của châu Mĩ.
- Dựa vào sách giáo khoa hay nêu số liệu về diện tích của châu Mĩ?
- Xác định trên bản đồ toạ độ địa lí của châu Mĩ?
- Lên bảng chỉ và xác định vị trí tiếp giáp của châu Mĩ trên bản đồ ?
- Xác định và nhận xét về hình dạng của châu Mĩ ?
- Qua đó em có nhận xét gì về lãnh thổ châu Mĩ? Với vị trí và hình dạng đó có ảnh hưởng gì tới tự nhiên của châu Mĩ ?
- Nêu ý nghĩa kinh tế của kênh đào Pa-na-ma ? 
 GV chốt lại nội dung.
- HS quan sát BĐ và lên bảng chỉ nêu giới hạn
- Châu Mĩ rộng : 42 triệu km2 nằm ở nửa cầu Tây
- Bắc tiếp giáp Bắc Băng Dương, Tây tiếp giáp Thái Bình Dương, Đông tiếp giáp ấn Độ Dương.
- Châu Mĩ nằm trải dài trên nhiều vĩ độ-> Tự nhiên đa dạng, phong phú
- Kênh đào Pa-na-ma nối liền TBD với ĐTD
1. Một lãnh thổ rộng lớn.
- Rộng 42 triệu km2, nằm hoàn toàn ở nữa cầu Tây.
- Châu Mĩ nằm trải dài trên nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vòng cực Nam, eo đất Pa-na-ma rộng không đến 50 km. 
- Kênh đào Pa-na-ma nối liền TBD với ĐTD
Hoạt động 2: Đặc điểm về dân cư châu Mĩ. (18/)
- GV giới thiệu sơ lược các cuộc phát kiến địa lí và quá trình Cri-xtốp Cô-lôm-bô phát hiện ra châu Mĩ.
- Trước khi Cri-xtốp Cô-lôm-bô phát hiện ra châu Mĩ có thành phần chủng tộc như thế nào ?
- Quan sát lược đồ các luồng nhập cư vào châu Mĩ nêu quá trình nhập cư vào châu Mĩ của các tộc người?
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm : 2 nhóm GV giao nhiệm vụ cho các nhóm
 Nhóm 1 : Thảo luận tìm hiểu về người Anh - điêng ở châu Mĩ?
 Nhóm 2 : Thảo luận tìm hiểu về dân nhập cư vào châu Mĩ sau này ?
 - GV danh cho các nhóm 5’ thảo luận rồi gọi các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét bổ sung.
 - GV tổng hợp đánh giá.
 Qua đó em có nhận xét gì về đặc điểm dân cư châu Mĩ ?
- Với đặc điểm đó có ảnh hưởng gì đến văn hoá của châu Mĩ ?
- Tại sao có sự khác nhau về ngôn ngữ gữa dân cư Bắc Mĩ với dân cư Trung và Nam Mĩ ? 
- Biết các dạng ngôn ngữ ở Châu Mĩ 
- GV chốt lại nội dung.
 HS chú ý theo dõi
- HS hoạt động theo nhóm
* Nhóm 1, 3, 5, 7 : ( 5 phút)
- Trước kia châu Mĩ có người Anh-điêng di cư từ châu Á sang phân bố rải rác khắp châu lục, sống chủ yếu băng nghề săn bắt và trồng trọt
* Nhóm 2, 4, 6, 8 : ( 5 phút)
Từ thế kỉ XI người gốc Âu nhập cư sang châu Mĩ ngày càng đông xâm chiếm châu Mĩ tàn sát người Anh-điêng. Người da đen gốc Phi bị bắt bán sang đây để làm nô lệ.
-> Thành phần chủng tộc châu Mĩ rất đa dạng và phong phú.
- Do sự khác nhau về thành phần dân cư giữa 3 khu vực
2. Vùng đất của dân nhập cư. Thành phần chủng tộc đa dạng
- Lịch sử nhập cư lâu dài, dân cư thuộc các chủng tộc Môn-gô-lôit, Ơ-rôpêôit, và Nêgrôit.
- Các chủng tộc đã hòa huyết tạo nên các thành phần người lai.
=> Thành phần chủng tộc châu Mĩ rất đa dạng và phong phú.
4. Củng cố: (5/)
 - Xác định vị trí và giới hạn của Châu Mĩ ?
	 - Vì sao nói Châu Mĩ là châu lục đa tộc ? 
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài tập ở nhà: (3/)
 - Tìm hiểu thêm về Châu Mĩ
 - Chuẩn bị cho bài mới: Bài 36. Thiên nhiên Bắc Mĩ
	+ Xác định trên bản đồ vị trí, giới hạn của khu vực Bắc Mĩ?
	+ Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ ?
	+ Sự phân hoá khí hậu Bắc Mĩ?
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
Thầy:	
Trò: 
Ngày tháng 12 năm 2018
Tổ kí duyệt

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_7_tuan_20_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs_n.doc