Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU: 

1. Kiến thức: 

- So sánh được sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị về hoạt động kinh tế, mật độ dân số, lối sống.

- Biết sơ lược quá trình đô thị hoá và sự hình thành các siêu đô thị trên thế giới.

2. Kĩ năng

 - Nhận biết được quần cư đô thị. Quần cư nông thôn qua thực tế.

 - Nhận biết được sự phân bố các siêu đô thị thế giới.

3. Thái độCó ý thức giữ gìn, BVMT đô thị; phê phán các hành vi làm ảnh hưởng xấu đến MT đô thị.

II.  CHUẨN BỊ:

  -  Thầy: + Bản đồ dân cư thế giới thể hiện các đô thị. Ảnh các đô thị việt nam thế giới.

             + Lược đồ các siêu đô thị trên thế giới có từ 8 tr dân trở lên (năm 2000)

   - Trò: Học bài  xem bài và dụng cụ học tập

doc 5 trang Khánh Hội 19/05/2023 240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 15/8/2018	 
Tuần: 2; Tiết: 3
BÀI 3: QUẦN CƯ. ĐÔ THỊ HOÁ
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- So sánh được sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị về hoạt động kinh tế, mật độ dân số, lối sống.
- Biết sơ lược quá trình đô thị hoá và sự hình thành các siêu đô thị trên thế giới.
2. Kĩ năng
 - Nhận biết được quần cư đô thị. Quần cư nông thôn qua thực tế.
 - Nhận biết được sự phân bố các siêu đô thị thế giới.
3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn, BVMT đô thị; phê phán các hành vi làm ảnh hưởng xấu đến MT đô thị.
II. CHUẨN BỊ:
 - Thầy: + Bản đồ dân cư thế giới thể hiện các đô thị. Ảnh các đô thị việt nam thế giới.
 	 + Lược đồ các siêu đô thị trên thế giới có từ 8 tr dân trở lên (năm 2000)
 - Trò: Học bài xem bài và dụng cụ học tập
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1P)	 
2. Kiểm tra bài cũ: (5P)	 
- Em hãy trình bày vài nét về sư phân bố dân cư trên thế giới?
- Trình bày đặc điểm của hai chủng tộc Môn-gô-lô-ít và Nê-grô-ít?
3. Nội dung bài mới: (32P)	 
 Từ xa xưa con người đã biết quây quần bên nhau để họ tạo nên sức mạnh nhằm khai thác và chế ngự thiên nhiên. Các làng mạc và đô thị dần dần hình thành trên trái đất.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 NỘI DUNG CƠ BẢN
Hoạt động 1: QUẦN CƯ NÔNG THÔN VÀ QUẦN CƯ ĐÔ THỊ (20P) 
 GV cho hs đọc thuật ngữ: "quần cư, dân cư” SGK trang 188.
* Xoáy sâu: xác lập được mối quan hệ giữa quần cư và hoạt động kinh tế
 GV chia lớp thành 4 nhóm cho các em thảo luận (3p) 
QS hình 3.1 & 3.2 sgk và dựa vào hiểu biết của mình cho biết sự khác nhau giữa hai kiểu quần cư đô thị và nông thôn về các yếu tố sau 
 - Cách tổ chức sinh sống?
 - Mật độ? Lối sống? Hoạt động kinh tế?
- Hs thảo luận (3’) trả lời câu hỏi. Nhóm khác nhận xét bổ sung theo bản sau.
1/ QUẦN CƯ NÔNG THÔN VÀ QUẦN CƯ ĐÔ THỊ
- Quần cư nông thôn: có mật độ dân số thấp; làng mạc, thôn xóm thường phân tán gắn với đất canh tác, đồng cỏ, đất rừng, hay mặt nước; dân cư sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
- Quần cư đô thị: có mật độ dân số cao; dân cư sống chủ yếu dựa vào sản xuất công nghiệp và dịch vụ.
- Lối sống nông thôn và lối sống đô thị có nhiều điểm khác biệt.
Quần cư nông thôn
Quần cư đô thị
Cách tổ chức sinh sống
Nhà cửa xen ruộng đồng tập hợp thành làng xóm
Nhà cửa thành phố phường.
Mật độ
Dân cư thưa
Dân cư tập trung đông
Lối sống
Dựa vào truyền thống gia đình họ hàng, làng xớm, phong tục, tập quán, lễ hội cổ truyền
Cộng đồng tổ chức mọi người dân tuân thủ pháp luật quy định có nếp sống văn minh trật tự bình đẳng.
Hoạt động kinh tế
Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp
Sản xuất công nghiệp , dịch vụ
- Hãy liên hệ thực tế nơi em cùng gia đình đang sinh sống cư trú thuộc kiểu quần cư nào?
- Với thực tế địa phương mình em cho biết kiểu quần cư nào đang thu hút số đông dân cư sinh sống và làm việc?
- Nông thôn hoặc thành thị.
- Thành thị .
Hoạt động 2. ĐÔ THỊ HOÁ CÁC SIÊU ĐÔ THỊ. (12P)
Gv cho hs đọc từ các đô thị thế giới.
 - Đô thị xuất hiện sớm nhất vào lúc nào? Ở đâu?
 - Sự xuất hiện đô thị do nhu cầu gì của loài người?
- Đô thị phát triển nhất vào thời gian nào?
- Nếu đô thị phát triển nhanh thì trở thành gì?
 - Những yếu tố quan trọng nào thúc đẩy qúa trình phát triển đô thị?
 - Quan sát hình 3.3 sgk cho biết năm 1950 có bao nhiêu siêu đô thị lớn?
- Châu lục nào có nhiều siêu đô thị nhất? Em hãy đọc tên?
- Các siêu đô thị phần lớn thuộc các nhóm nước nào?
- Hiện nay tỉ lệ người sinh sống trong các đô thị như thế nào?
* THGDMT: Em hãy cho biết t quá trình phát triển tự phát của các siêu đô thị và đô thị mới đã gây nên những hậu quả xấu cho MT như thế nào?
 GV liên hệ ở địa phương việc ô nhiễm môi trường và vấn đề trật tự xã hội.
- Thời kì cổ đại ở Trung Quốc, Ấn Độ 
- Trao đổi hàng hoá có sự phân công lao động giữa nhà nước và thủ công nghiệp.
- Thế kỷ XIX ở các nước công nghiệp 
- Siêu đô thị
- Sự phát triển thương nghiệp , thủ công nghiệp và công nghiệp
- Niu Ioóc, Luân Đôn 
- Châu Á Có 12 siêu đô thị. Hs dựa vào lược đồ đọc tên.
- Đang phát triển 
- Số người sống trong các đô thị ngày càng tăng.
- Ô nhiễm môi trường sống, sức khỏe, trật tự an ninh.
2/ ĐÔ THỊ HOÁ. CÁC SIÊU ĐÔ THỊ
- Đô thị hóa là xu thế tất yếu của thế giới.
- Dân số đô thị trên thế giới ngày càng tăng, hiện có khoảng một nửa dân số thế giới sống trong các đô thị.
- Nhiều đô thị phát triển nhanh chóng, trở thành siêu đô thị.
4. Củng cố: (5P) 	
- Với thực tế địa phương mình em cho biết kiểu quần cư nào đang thu hút số đông dân cư sinh sống và làm việc?
- Đô thị xuất hiện sớm nhất vào lúc nào? Ở đâu?
- Sự xuất hiện đô thị do nhu cầu gì của loài người ?
- Quan sát hình 3.3 sgk cho biết năm 1950 có bao nhiêu siêu đô thị lớn?
- Các siêu đô thị phần lớn thuộc các nhóm nước nào?
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2P)	
 Các em về nhà học bài và chuẩn bị bài 4: THỰC HÀNH PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ DÂN SỐ VÀ THÁP TUỔI 
 IV. RÚT KINH NGHIỆM : Thầy.
Trò
Ngày soạn: 15/8/2018	 
Tuần: 2; Tiết: 4
BÀI 4: THỰC HÀNH.
PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ DÂN SỐ VÀ THÁP TUỔI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức 
- Khái niệm mật độ dân số và sự phân bố dân cư trên thế giới.
- Các khái niệm đô thị, siêu đô thị và sự phân bố các siêu đô thị ở châu Á.
- Đọc biểu đồ tháp tuổi và biểu đồ gia tăng dân số, hiểu cách xây dựng tháp tuổi. 
- Đọc bản đồ phân bố dân cư.
2. Kĩ năng
 - Nhận biết mật độ dân số và phân bố dân số ở các đô thị trên lược đồ dân số.
 - Đọc kết cấu dân số qua tháp tuổi ở địa phương .
3. Thái độ
Giáo dục học sinh tính vượt khó
II. CHUẨN BỊ:
- Thầy: Bản đồ hành chính việt nam. 
- Trò: học bài, xem bài 4 và dụng cụ học tập 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: (1P) 	
 2. Kiểm tra bài cũ: (5P) 	
 Nêu những sự khác nhau giữa quần cư đô thị và quần cư nông thôn?
 3. Nội dung bài mới: (32P) 	
 Chúng ta đã biết dân số tháp tuổi mà vấn đề mà chúng ta đang quan tâm? Những vấn đề mà chúng ta đã học chúng ta sẽ tiềm hiểu vấn đề đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CƠ BẢN
- HĐ 1: PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ DÂN SỐ TỈNH THÁI BÌNH (10 P)
Quan sát hình 4.1 lược đồ mật độ dân số tỉnh Thái Bình (năm 2000) cho biết:
- Nơi có mật độ dân số cao nhất. Mật độ là bao nhiêu ?
- Nơi có mật độ dân số thấp nhất. Mật độ là bao nhiêu?
Quan sát hình 4.1 lược đồ mật độ dân số tỉnh Thái Bình (năm 2000) trả lời câu hỏi bên.
- Nơi có MĐDS cao nhất :
Thị xã Thái bình 
- Nơi có MĐDS thấp nhất:
Huyện Tiền hải
1. PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ DÂN SỐ TỈNH THÁI BÌNH
- Nơi có MĐDS cao nhất :
Thị xã Thái bình 
MĐDS : > 3000 ng/km2
- Nơi có MĐDS thấp nhất:
Huyện Tiền hải
MĐDS :<1000 ng/km2
- HĐ 3: QUAN SÁT THÁP TUỔI CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: (12 P)
Quan sát tháp tuổi của Thành Phố Hồ Chí Minh qua các cuộc điều tra dân số năm 1989 và năm 1999, cho biết sau 10 năm: 
+ Hình dạng tháp tuổi có gì thay đổi?
+ Nhóm tuổi nào tăng về tỉ lệ? 
+ Nhóm tuổi nào giảm về tỉ lệ?
- Đáy thu hẹp, thân phình ra.
- Nhóm tuổi lao động tăng, 
- Nhóm tuổi trẻ em giảm.
2. QUAN SÁT THÁP TUỔI CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:
- Đáy thu hẹp, thân phình ra.
- Nhóm tuổi lao động tăng, nhóm tuổi trẻ em giảm.
HĐ 2: TÌM TRÊN LƯỢC ĐỒ PHÂN BỐ DÂN CƯ: (10 P)
- Tìm trên lược đồ phân bố dân cư Châu Á những khu vực tập trung đông dân? 
- Các đô thị lớn ở Châu Á thường phân bố ở đâu? 
* Gv nhận xét – kết luận chung.
- Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á...
- Ở dọc ven biển hay dọc các con sông lớn.
3. TÌM TRÊN LƯỢC ĐỒ PHÂN BỐ DÂN CƯCHÂU Á
- Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á...
- Ở dọc ven biển hay dọc các con sông lớn.
4. Củng cố: (5P)	
GV gọi học sinh lên bảng báo cáo lại bài thực hành.
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2P)	
 - Về nhà học bài + xem tiếp bài 5 đới nóng môi trường xích đạo ẩm, ở bài này các em chú ý tới các câu hỏi sau.
 - Quan sát h5.1sgk hãy xác định ranh giới các môi trường địa lí?
 - Dựa vào h5.1 sgk nêu tên các kiểu môi trường đới nóng?
 - Quan sát h 5.2 sgk về nhiệt độ và lượng mưa của singapo. Cho nhận xét từ đó tìm ra đặc điểm đặc trưng của khí hậu xích đạo ẩm? 
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: ....................................
	Châu Thới, ngày tháng 8 năm 2018

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_7_tuan_2_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs_ng.doc