Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 15 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. Mục tiêu: 

    1. Kiến thức:

        - Học sinh trình bày và giải thích sự phân bố các môi trường tự nhiên ở châu Phi .

       - Nắm vững cách phân tích một biểu đồ khí hậu châu Phi và xác định được trên lược đồ các môi trường tự nhiên châu Phi, vị trí của địa điểm có biểu đồ đó.

    2. Kĩ năng:

        - Rèn luyện kĩ năng phân tích biểu đồ lượng mưa, nhiệt độ của một địa điểm và rút ra được đặc điểm khí hậu của địa điểm đó.

        - Kĩ năng xác định vị trí của địa điểm trên lược đồ các môi trường tự nhiên châu Phi.

  3. Thái độ: Yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị:

     - Thầy: + Bản đồ các môi trường tự nhiên châu Phi.

                + Biểu đồ khí hậu của 4 địa điểm ở châu Phi.

    - Trò: Sgk, chuẩn bị bài trước.

III. Các bước lên lớp:

      1. Ổn định lớp (1p)

      2. Kiểm tra bài cũ: (5p) 

          - Tại sao nói khí hậu châu Phi nóng và khô bậc nhất thế giới?

doc 6 trang Khánh Hội 19/05/2023 140
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 15 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 15 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 15 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 12/11/2018 
Tuần: 15 - Tiết: 29
BÀI 28: THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ PHÂN BỐ
CÁC MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ
LƯỢNG MƯA Ở CHÂU PHI
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: 
 - Học sinh trình bày và giải thích sự phân bố các môi trường tự nhiên ở châu Phi .
 - Nắm vững cách phân tích một biểu đồ khí hậu châu Phi và xác định được trên lược đồ các môi trường tự nhiên châu Phi, vị trí của địa điểm có biểu đồ đó.
 2. Kĩ năng: 
 - Rèn luyện kĩ năng phân tích biểu đồ lượng mưa, nhiệt độ của một địa điểm và rút ra được đặc điểm khí hậu của địa điểm đó.
 - Kĩ năng xác định vị trí của địa điểm trên lược đồ các môi trường tự nhiên châu Phi.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
 - Thầy: + Bản đồ các môi trường tự nhiên châu Phi.
 + Biểu đồ khí hậu của 4 địa điểm ở châu Phi.
 - Trò: Sgk, chuẩn bị bài trước.
III. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp (1p)
 2. Kiểm tra bài cũ: (5p) 
 - Tại sao nói khí hậu châu Phi nóng và khô bậc nhất thế giới?
 - Cho biết mối quan hệ giữa lượng mưa và lớp phủ thực vật ở châu Phi?
 3. Nội dung bài mới: 
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 Nội dung cơ bản 
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự phân bố các môi trường tư nhiên (17p)
- Y/c HS hoạt động nhóm các nội dung sau:
Nhóm 1; 2: 
- QS H27.2 SGK cho biết châu Phi có các môi trường tự nhiên nào? Môi trường nào có DT lớn nhất? Xác định vị trí các môi trường trên bản đồ?
- Ảnh hưởng của dòng biển nóng, lạnh ven biển châu Phi tới phân bố các môi trường tự nhiên như thế nào? 
 Nhóm 3, 4: 
- Tại sao khí hậu châu Phi khô và hình thành hoang mạc lớn nhất thế giới?
- Giải thích vì sao các hoang mạc ở châu phi lại lan ra sát bờ biển?
- GV: chốt kiến thức
 MT rừng xích đạo MT xích đạo, 2 MT Xa-van, 2 MT hoang mạc chí tuyến, 2 MT cận nhiệt đới khô. 
 - Chiếm diện tích lớn nhất là MT xavan và hoang mạc.
- DB lạnh ben-ghê-la và vị trí đường CT Nam đã hình thành nên KH hoang mạc ở ven biển Tây Nam châu phi.
 - DB nóng Xô-ma-li, Mô-dăm-bích và Mũi kim chảy ven bờ biển phía đông châu phi đã cung cấp nhiều hơi ẩm. CTB đi qua giữa bắc phi nên quanh năm bắc phi nằm dưới áp cao cận chí tuyến, thời tiết rất ổn định không có mưa.
 - Phía bắc của Bắc Phi là LĐ Á-Âu, 1 LĐ lớn nên gió mùa ĐB từ LĐ Á -Âu thổi vào Bắc Phi khô ráo khó gây ra mưa.
- Lãnh thổ Bắc Phi rộng lớn, lại có độ cao trên 200m nên ảnh hưởng của biển khó ăn sâu vào đất liền. 
=> KL: KH châu Phi khô, hình thành hoang mạc lớn nhất thế giới ( Xa-ha-ra) 
1. Bài tập1: Trình bày và giải thích sự phân bố các môi trường tự nhiên ở châu Phi
- ở châu Phi có các MT : MT xích đạo, 2 MT Xa-van, 2 MT hoang mạc chí tuyến, 2 MT cận nhiệt đới khô.
- Chiếm diện tích lớn nhất là MT xa-van và MT hoang mạc.
 - Vì: 
 + Ở Bắc Phi có hm Xa-ha-ra rộng nhất t/g vì có đường chí tuyến chạy qua.
 + Bắc phi nằm dưới áp cao cận chí tuyến, thời tiết ổn định, không mưa. Bắc Phi chịu ảnh hưởng của khối khí lục địa Á -Âu thổi vào, nên rất khô.
 + Lãnh thổ rộng, đường bờ biển ít bị chia cắt, ảnh hưởng của biển rất ít
=> Vì vậy mà khí hậu Bắc Phi khô, hình thành hoang mạc lớn.
 - Ở nam Phi khí hậu dịu hơn vì lãnh thổ hẹp hơn; hm Na-mip nằm sát biển , do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Ben-ghê-la.
Hoạt động 2: Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa(17p)
Cho HS thảo luận nhóm, mỗi nhóm một biểu đồ.
- Nhóm 1 Biểu đồ A
- Nhóm 2 Biểu đồ B
- Nhóm 3 Biểu đồ C
* Nâng cao: Phân tích lượng mưa: TB, mưa vào mùa nào?
* Xoáy sâu: Phân tích nhiệt độ: tháng nóng nhất, tháng lạnh nhất?
- Kết luận biểu đồ thuộc kiểu khí hậu nào đặc điểm khí hậu?
 - Vị trí khí hậu đó?
- Nhận xét và chốt kiến thức ở bảng chuẩn:
- Thảo luận nhóm và đại diện trình bày. 
- Nhóm 1 Biểu đồ A
- Nhóm 2 Biểu đồ B
- Nhóm 3 Biểu đồ C
Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
 HS Phân tích nhiệt độ: tháng nóng nhất, tháng lạnh nhất.
2. Bài tập 2: Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa
* Biểu đồ A:
 - Lượng mưa TB năm : 1244 mm
 - Mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. 
 - Biên độ nhiệt trong năm:100C.
- Vậy A nằm ở MT nhiệt đới của nam bán cầu, tương ứng vị trí số (3).
 * Biểu đồ B: 
 - Lượng mưa TB năm : 897 mm
 - Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9. 
 - Biên độ nhiệt trong năm:150C.
 - Vậy B là biểu đồ KH của 1 địa điểm ở nửa cầu bắc (2) : MT nhiệt đới.
 * Biểu đồ C: 
- Lượng mưa TB năm : 2592 mm
 - Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau. 
 - Biên độ nhiệt trong năm: 80C.
 - Đường biểu diễn nhiệt độ ít dao động, lại có mưa lớn nên biểu đồ thuộc khu vực xích đạo.(Nửa cầu nam (1) : mt Xích đạo ẩm)
* Biểu đồ D: 
- Lượng mưa TB năm : 506 mm
- Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 8. 
 - Biên độ nhiệt trong năm: 120C.
- Đây là biểu đồ KH của 1 địa điểm ở Nửa cầu nam (4): mt Địa trung hải.
4. Củng cố (3p)
 - Giáo viên chốt lại kiến thức cho học sinh nắm về:
 + Phân bố các môi trường ở châu Phi
 + Cách phân tích biểu đồ nhiệt độ , lượng mưa
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (2p)
 - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK
 - Soạn trước bài 29: DÂN CƯ XÃ HỘI CHÂU PHI
+ Đặc điểm cơ bản của sự phân bố dân cư châu Phi?
+ Nguyên nhân bùng nổ dân số? 
IV. Rút kinh nghiệm:
Thầy:.....................................................................................................................................Trò:.......................................................................................................................................
Ngày soạn: 12/11/2018 
Tuần: 15 - Tiết: 30
BÀI 29: DÂN CƯ XÃ HỘI CHÂU PHI
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 - Học sinh cần nắm vững sự phân bố dân cư rất không đều ở châu Phi 
 - Hiểu rõ sự bùng nổ dân số không thể kiểm soát được và sự xung đột sắc tộc triền miên đang cản trở sự phát triển châu Phi
 2. Kĩ năng: 
 - Phân tích lược đồ phân bố dân cư và đô thị rút ra nguyên nhân của sự phân bố đó.
 - Phân tích số liệu thống kê sự gia tăng dân số của một quốc gia, dự báo khả năng và nguyên nhân bùng nổ dân số.
 3. Thái độ: HS có quan điểm đúng về dân cư, xã hội châu Phi
II. Chuẩn bị:
 - Thầy: + Bản đồ phân bố dân cư và đô thị của châu Phi
 + Bảng số liệu thống kê về tỷ lệ gia tăng dân số 1 số quốc gia châu Phi
 - Trò: Sgk, tập bản đồ 
III. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp (1p)
 2. Kiểm tra bài cũ: Không
 3. Nội dung bài mới: (38p)
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 Nội dung cơ bản 
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm dân cư châu Phi (18p)
- Y/c hs tự tìm hiểu “Sơ lược lịch sử” Châu Phi
* Mở rộng: Giới thiệu phần Sơ lược lịch sử.
- GV: cho HS thảo luận nhóm QS H29.1 SGK kết hợp kiến thức đã học cho biết:
- Đặc điểm cơ bản của sự phân bố dân cư châu Phi? 
- Trình bày địa bàn phân bố dân cư trên lược đồ? 
- Giải thích tại sao dân cư châu Phi phân bố không đều?
- Sự phân bố dân cư châu Phi phụ thuộc chặt chẽ vào môi trường tự nhiên.
 GV: Tìm trên h.29.1 các thành phố có từ 1 triệu dân trở lên. Các thành phố này phân bố chủ yều ở đâu ?
 GV: Nhận xét và kết luận:
- Hs tự tìm hiểu “Sơ lược lịch sử” Châu Phi
- Dân cư châu Phi phân bố rất không đều, đa số sống ở nông thôn.
 - Dười 2 người/ km2: Hoang mạc xa-ha-ra, Na-mip và ca-la-ha-ri.
- Từ 2-10 người/km2: miền núi At-lat, đại bộ phận lãnh thổ châu phi.
 - Từ 21-50 người/km2: ven vịnh Ghi-nê, lưu vực sông Ni-giê, quanh hồ Vich-to-ri-a.
- Trên 50 người/km2 trở lên: lưu vực sông Nin.
 - Hoang mạc hầu như không có người. Dân cư thường tập trung trong các ốc đảo, các đô thị có quy mô nhỏ và các đô thị này rất thưa thớt.
 - MT xavan có MĐDC Tb, có nhiều TP từ 1- 5 triệu dân.
 - MT xích đạo ẩm có MĐDC khá cao, có những TP trên 5 triệu dân.
 - Riêng lưu vực sông Nin có MĐDC cao nhất vì ở đây có châu thổ phì nhiêu.
1. Lịch sử và dân cư: 
* Dân cư: 
 - Dân cư châu Phi phân bố rất không đều. Dân cư thưa thớt ở vùng rừng rậm xích đạo, các hoang mạc còn vùng duyên hải ở cực Bắc và cực Nam, ven vịnh Ghi-nê và thung lũng sông Nin thì dân cư đông đúc.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự bùng nổ dân số và xung đột tộc người(20p)
GV: treo bảng tình hình dân số và các quốc gia châu Phi trang 91 SGK y/c HS cho biết:
- Nguyên nhân bùng nổ dân số? 
- Các quốc gia có tỷ lệ gia tăng DSTN cao hơn mức trung bình? Nằm ở vùng nào của châu Phi ?
- Các quốc gia có tỷ lệ gia tăng DSTN thấp hơn mức trung bình ? Nằm ở vùng nào của châu Phi ?
- Vậy tỷ lệ gia tăng tự nhiên của châu Phi như thế nào so với thế giới ? 
- VĐ kế hoạch hoá rất khó thực hiện ở châu phi vì gặp các trở ngại của tập tục, truyền thống, sự thiếu hiểu biết về KHKT
* Xoáy sâu: Tại sao nạn đói thường đe dọa châu Phi, sự bùng nổ dân số không thể kiểm soát được? 
- GV: y/c Hs n/c TT SGK phần " Xung đột tộc người" ở mục b trang 91,92 cho biết:
- Âm mưu thâm độc của thực dân châu Âu là gì? 
- Tại sao trong một nước hoặc giữa các nước láng giềng mâu thuẫn các tộc người rất căng thẳng?
- Vậy nguyên nhân kìm hãm sự phát triển KT-XH châu Phi là gì?
- Chốt kiến thức.
Quan sát hình và trả lời.
- Ê-ti-ô-pi-a: 29%; Tan-da-ni-a:28% ở Đông Phi; Ni-giê-ri-a: 27% ở Tây Phi
 CH Nam Phi: 1,1% ở Nam Phi.
 - Tỷ lệ gia tăng tự nhiên vào loại cao nhất thế giới ( > 2,4% ) 
- Bùng nổ DS; xung đột tộc người (khác màu da, người khác tôn giáo...) 
- Dựa SGK trả lời
- Sự bùng nổ DS, xung đột tộc người, đại dịch AIDS, sự can thiệp của nước ngoài. 
2. Sự bùng nổ dân số và phân biệt tộc người ở châu Phi:
 a. Bùng nổ dân số:
 - Châu Phi có 818 triệu dân (2001) chiếm 13,4% thế giới.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của châu Phi vào loại cao nhất thế giới ( > 2,4% ).
 b. Xung đột tộc người:
 - Sự bùng nổ dân số, xung đột tộc người, đại dịch AIDS và sự can thiệp của nước ngoài là nguyên nhân chủ yếu kìm hảm sự phát triển KT-XH châu Phi.
4. Củng cố: (4p)
 - Trình bày sự phân bố dân cư ở châu Phi? Giải thích vì sao có sự phân bố dân cư như vậy?
 - Những nguyên nhân xã hội nào đã kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội châu Phi?
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (2p)
 - Học bài cũ
 - Soạn trước bài 30 BÀI 30: KINH TẾ CHÂU PHI 
+ Nêu đặc điểm chung kinh tế châu Phi?
+ Trong nông nghiệp ở châu Phi có những hình thức canh tác nào?
+ Nêu sự khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp và cây lương thực?
IV. Rút kinh nghiệm:
ThầyTrò....

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_7_tuan_15_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs_n.doc