Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 15 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Nắm vững sự phân bố các môi trường tự nhiên ở châu Phi và giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự phân bố đó.
2. Kĩ năng
- Nắm vững cách phân tích một biểu đồ khí hậu ở châu Phi và xác định được trên lược đồ các môi trường tự nhiên châu Phi vị trí của địa điểm có biểu đồ.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên
II. CHUẨN BỊ:
GV: - Bản đồ tự nhiên châu Phi
- Bản đồ các môi trường tự nhiên châu Phi
- Biểu đồ kí hậu của 4 địa diểm ở châu Phi
HS: - Tìm hiểu bài trước ở nhà
- Ôn lại các kiến thức bài trước
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1/)
2. Kiểm tra bài cũ: (5/)
- Trình bày đặc điểm khí hậu châu Phi?
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 15 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 15 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 15 /11/2017 Tuần 15; Tiết 29 Bài 28:THỰC HÀNH PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ PHÂN BỐ CÁC MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA Ở CHÂU PHI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Nắm vững sự phân bố các môi trường tự nhiên ở châu Phi và giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự phân bố đó. 2. Kĩ năng - Nắm vững cách phân tích một biểu đồ khí hậu ở châu Phi và xác định được trên lược đồ các môi trường tự nhiên châu Phi vị trí của địa điểm có biểu đồ. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên II. CHUẨN BỊ: GV: - Bản đồ tự nhiên châu Phi - Bản đồ các môi trường tự nhiên châu Phi - Biểu đồ kí hậu của 4 địa diểm ở châu Phi HS: - Tìm hiểu bài trước ở nhà - Ôn lại các kiến thức bài trước III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1/) 2. Kiểm tra bài cũ: (5/) - Trình bày đặc điểm khí hậu châu Phi? 3. Nội dung bài mới: (30/) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: trình bày và giải thích sự phân bố của các môi trường tự nhiên (15/) - GV treo lược đồ các môi trường tự nhiên châu Phi và yêu cầu HS quan sát - Lên bảng chỉ và đọc và nêu sự phân bố của các môi trường tự nhiên châu Phi? - So sánh diện tích của các môi trường ở châu Phi? - GV cho cả lớp thảo luận giải thích vì sao các hoang mạc châu Phi lại chiếm diện tích lớn và lan sát ra bờ biển? - GV dành 5 phút cho HS thảo luận rồi gọi 1 nhóm lên bảng chỉ và thuyết trình trên bản đồ, các nhóm khác nhận xét bổ sung, GV tổng hợp đánh giá kết quả - GV nhận xét, chốt lại nội dung - HS quan sát bản đồ. - HS nêu tên và chỉ các môi trường tự nhiên châu Phi. - Hoang mạc chiếm diện tích lớn nhất trong các môi trường ở châu Phi. - HS thảo luận theo nhóm nhỏ rồi trình bày kết quả: Vì các hoang mạc châu Phi nằm ở các đai áp cao chí tuyến nên kí hậu ổn định nóng và khô. Bờ biển của châu Phi ở khu vực hoang mạc lại có các dòng biển lạnh chảy ven bờ ngăn cản hơi nước bay vào đất liền. Hơn nữa bờ biển châu Phi lại đơn giản ít chia cắt lên biển ít ảnh sâu vào đất liền nên hoang mạc châu Phi mới lan ra sát bờ biển như vậy. 1. Trình bày và giải thích sự phân bố của các môi trường tự nhiên - So sánh diện tích: MT hoang mạc > MT nhiệt đới > MT xích đạo ẩm > MT địa trung hải. - Giải thích: Vì các hoang mạc châu Phi nằm ở các đai áp cao chí tuyến nên kí hậu ổn định nóng và khô. Bờ biển của châu Phi ở khu vực hoang mạc lại có các dòng biển lạnh chảy ven bờ ngăn cản hơi nước bay vào đất liền. Hơn nữa bờ biển châu Phi lại đơn giản ít chia cắt lên biển ít ảnh sâu vào đất liền nên hoang mạc châu Phi mới lan ra sát bờ biển như vậy. Hoạt động 2: phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa. (15/) - Bài tập 2 - GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm: 4 nhóm GV giao nhiệm vụ cho các nhóm - Nhóm 1 phân tích biểu đồ 1 theo yêu cầu của SGK - Nhóm 2: Phân tích biểu đồ 2 theo yêu cầu của SGK - Nhóm 3: Phân tích biểu đồ 3 theo yêu cầu của SGK - Nhóm 4: Phân tích biểu đồ 4 theo yêu cầu của SGK 2. Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa Các biểu đồ Biểu đồ A Biểu đồ B Biểu đồ C Biểu đồ D Lượng mưa - 1244 mm - Mùa mưa Từ tháng 11 -> T3 - 897 mm - Mùa mưa :Từ tháng 6 -> T 9 - 2592 mm - Mùa mưa :Từ tháng 9 -> T 5 - 506 mm - Mùa mưa :Từ tháng 4 -> T 7 Nhiệt độ - Biên độ nhiệt: 100c T.nóng:3,11: 250 T.lạnh:7: 18oc - Biên độ nhiệt: 150c T.nóng: 5: 350c T.lạnh:1: 20oc - Biên độ nhiệt: 80c T.nóng:4: 280c T.lạnh:7: 20oc - Biên độ nhiệt: 120c T.nóng:2: 220c T.lạnh:7: 10oc Thuộc môi trường Môi trường nhiệt đới Môi trường nhiệt đới Môi trường Xích đạo ẩm Môi trường Địa trung hải Thuộc địa điểm 3 2 1 4 4. Củng Cố (5/) GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm sau: Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau: - Quan sát hình 27.2, xếp theo thứ tự từ lớn đến bé diện tích các môi trường ở Châu Phi: a. Hoang mạc, nhiệt đới, địa trung Hải, xích đạo ẩm b. Nhiệt đới, hoang mạc, xích đạo ẩm, địa trung hải c. Xích đạo ẩm, hoang mạc, nhiệt đới, địa trung hải d. Địa trung hải, xích đạo ẩm, nhiệt đới, hoang mạc. 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà . (4/) - HS về nhà xem lại bài. - Làm các bài tập ở Vở BT và TBĐ - Tìm hiểu thêm về khí hậu và các môi trường tự nhiên ở châu Phi - Chuẩn bị cho bài mới: Bài 29 Dân cư xã hội châu Phi - Sưu tầm các số liệu về dân cư, xã hội châu Phi IV. RÚT KINH NGHIỆM. GV:............. HS:............. Ngày soạn: 15 /11/2017 Tuần 15; Tiết 30 Bài 29. DÂN XƯ, XÃ HỘI CHÂU PHI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức HS cần: - Nắm vững sự phân bố dân cư rất không đều ở châu Phi. - Hiểu rõ những hậu quả của lịch sử để lại qua việc buôn bán nô lệ và thuộc địa hoá bởi các cường quốc phương Tây. - Hiểu được sự bùng nổ dân số không thể kiểm soát được và sự xung đột sắc tộc triền miên đang cản trở sự phát triển của châu Phi. 2. Kĩ năng - Rèn cho HS kĩ năng đọc lược đồ phân bố dân cư. - Kĩ năng sưu tầm và phân tích các số liệu. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức chống nạn phân biệt chủng tộc II. CHUẨN BỊ: GV: - Lược đồ phân bố dân cư châu Phi - Các số liệu về dân cư châu Phi HS: - Tìm hiểu bài trước ở nhà III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1/) 2. Kiểm tra bài cũ: (Không) 3. Nội dung bài mới: (35/) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: dân cư (10/) - Tại sao dân cư châu Phi lại phân bố như vậy? - Tình hình đô thị hoá ở châu Phi diễn ra như thế nào? - Kể tên các thành phố lớn của châu Phi? - Dân cư châu Phi phân bố rất không đều. Dân cư tập trung ở các khu vực: Thung lũng sông Nin, ven vịnh Ghi-nê, duyên hải cực Bắc, cực Nam. - Do điều kiện tự nhiên và lịch sử.. - Đại diện HS nêu - Đại diện HS kể 1. dân cư - Phân bố không đồng đều - Đô thị hoá: Tỉ lệ dân đô thị châu Phi còn thấp nhưng châu Phi vẩn có nhiều thành phố lớn. Hoạt động 2: sự bùng nổ dân số và xung đột tộc người ở châu Phi. (25/) - Dựa vào Sgk, hãy nêu những số liệu về dân cư châu Phi? - Em có nhận xét gì về các số liệu trên? - Quan sát bảng số liệu của các nước châu Phi trong Sgk/911 cho biết: - Các quốc gia nào có tỉ lệ gia tăng dân số cao? - Quốc gia nào có tỉ lệ gia tăng dân số thấp? - Với sự ra tăng dân số như vậy sẽ dẫn tới hậu quả gì ? - Bùng nổ dân số ở châu Phi sẽ dẫn tới các hậu quả gì? - Ngoài bùng nổ dân số châu Phi còn bị de doạ bởi những khó khăn gì ? - Nêu tình hình chính trị và vấn đề sắc tộc ở châu Phi? - Nguyên nhân của sự xung đột sắc tộc châu Phi? - Sự xung đột sắc tộc đó đã để lại những hậu quả gì ? GV cho HS quan sát H29.2 - GV chốt lại nội dung. - Năm 2001 Châu Phi có 818 triệu người tỉ lệ gia tăng tự nhiên là : 2,4 % - Dân số châu Phi đông và gia tăng nhanh. - Quốc gia gia tăng nhanh: Ê-ti-ô-pi-a, Tan-da-ni-a, Ni-giê-ri-a,... HS nêu: - Bùng nổ dân số cộng với hạn hán, đại dịch HIV/ AIDS kìm hãm sự phát triển của châu Phi - Châu Phi có hàng nghìn tộc người với thổ ngữ khác nhau HS nêu: - Mâu thuẫn sắc tộc thường xuyên xảy ra tạo cơ hội cho nước ngoài can thiệp và để lại hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế HS quan sát 2. Sự bùng nổ dân số và xung đột tộc người ở châu Phi a. Bùng nổ dân số - Năm 2001 Châu Phi có 818 triệu người tỉ lệ gia tăng tự nhiên là : 2,4 % - Dân số châu Phi đông và gia tăng nhanh. - Bùng nổ dân số cộng với hạn hán, đại dịch HIV/ AIDS kìm hãm sự phát triển của châu Phi b. Xung đột tộc người - Tình hình: Châu Phi có nhiều tộc người,với hang nghìn thổ ngữ khác nhau. - Nguyên nhân: Chính quyền nhiều nước nằm trong tay của của một vài tộc người - Hậu quả: Kìm hãm sự phát triển KT – XH. 4. Củng Cố (5/) GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm sau: Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau: 1. Thời kì cổ đại châu Phi có nền văn minh ? a. La mã b. Hi lạp c. Sông Nin d. Lưỡng hà 2. Đa số các nước châu Phi thuộc nhóm các nước? a. Phát triển b. Đang phát triển c. Công nghiệp d.Nông nghiệp 3. Dân số châu Phi có tỉ lệ gia tăng tự nhiên như thế nào ? a. Chậm b. Trung bình c. Nhanh d. Rất nhanh 4. Châu Phi có tình hình chính trị như thế nào ? a. Ổn định b. Không ổn định 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (4/) - Nắm được nội dung bài học - Làm các bài tập ở Vở BT và TBĐ - Chuẩn bị cho bài mới: Bài 30: Kinh tế châu Phi - Sưu tầm các số liệu về Kinh tế châu Phi IV. RÚT KINH NGHIỆM. GV:.. HS:............
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_7_tuan_15_nam_hoc_2017_2018_truong_thcs_n.doc