Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 14 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: 

 HS cần:

- Biết được đặc điểm về vị trí địa lí, hình dạng lục địa, đặc điểm địa hình và khoáng sản của châu Phi.

2. Kĩ năng

- Đọc và phân tích được lược đồ tự nhiên để tìm ra vị trí địa lí, đặc điểm địa hình, và sự phân bố khoáng sản châu Phi.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên.

II. CHUẨN BỊ:

    GV: - Bản đồ hành chính thế giới

            - Bản đồ tự nhiên châu Phi

    HS:  - Nghiên cứu bài trước ở nhà

            - Ôn lại các kiến thức, kĩ năng đã học 

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1.  Ổn định lớp: (1/)

2.  Kiểm tra bài cũ:  (5/)

           Tại sao nói “ Thế giới chúng ta sống thật rộng lớn và đa dạng?

doc 7 trang Khánh Hội 19/05/2023 180
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 14 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 14 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 14 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 7-11-2017
Tuần 14, Tiết 27
Chương VI. CHÂU PHI
Bài 26. THIÊN NHIÊN CHÂU PHI
I MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
 HS cần:
- Biết được đặc điểm về vị trí địa lí, hình dạng lục địa, đặc điểm địa hình và khoáng sản của châu Phi.
2. Kĩ năng
- Đọc và phân tích được lược đồ tự nhiên để tìm ra vị trí địa lí, đặc điểm địa hình, và sự phân bố khoáng sản châu Phi.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ:
 GV: - Bản đồ hành chính thế giới
 - Bản đồ tự nhiên châu Phi
 HS: - Nghiên cứu bài trước ở nhà
 - Ôn lại các kiến thức, kĩ năng đã học 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: (1/)
2. Kiểm tra bài cũ: (5/)
	Tại sao nói “ Thế giới chúng ta sống thật rộng lớn và đa dạng?
3. Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: vị trí địa lí Châu Phi (15/)
- GV treo bản đồ, chỉ vị trí của châu Phi trên bản đồ.
- GV giới thiệu trên bản đồ tự nhiên các điểm cực trên đất liền của Châu Phi:
 Cực Bắc: 37021'B ở mũi Capblăng
 Cực Nam: 34051'N ở mũi Kim
 Cực Đông: 51024'Đ tại mũi Rathaphun
 Cực Tây: 17033'T ại mũi Xanh (Capve)
- Cho biết châu Phi tiếp giáp với các biển và đại dương nào ?
- Xích đạo đi qua phần nào của châu Phi?
- Xác định toạ độ địa lí của châu Phi?
- Với vị trí đó châu Phi nằm chủ yếu ở môi trường khí hậu nào?
- Xác định diện tích của châu Phi? Nhận xét về hình dạng của Châu Phi?
 Quan sát và nhận xét đường bờ biển của châu Phi?
- Quan sát lược đồ: Nêu tên các dòng biển nóng và dòng biển lạnh chảy ven bờ châu Phi?
- Với đường bờ biển và các dòng biển như vậy sẽ ảnh hưởng gì đến khí hậu của châu Phi?
- Xác định vị trí của kênh đào Xuy-ê cho biết ý nghĩa của kênh đào này đối với giao thông đường thuỷ?
- HS quan sát bản đồ hành chính thế giới, bản đồ tự nhiên châu Phi và trả lời các câu hỏi.
 HS thảo luận trả lời nhanh các câu hỏi.
- Diện tích: 30 triệu km2 châu Phi có hình dáng tương đối mập mạp.
- Đường bờ biển châu Phi tương đối đơn giản ít chia cắt lại có nhiều dòng biển lạnh chạy ven bờ lại với hình dáng mập mạp như trên làm cho biển ít ảnh hưởng sâu vào trong đất liền.
- Kênh đào Xuy- ê là con đường giao thông hàng hải quan trọng của thế giới.
1. Vị trí địa lí
- Tiếp giáp: 
 + B: giáp biển Địa Trung Hải, 
 + ĐB: giáp biển Đỏ và châu Á.
 + ĐN: giáp Ấn Độ Dương.
 + T: giáp Đại Tây Dương.
- Toạ độ địa lí: Nằm trong khoảng từ 340B đến 340N -> Cân đối qua xích đạo và 2 chí tuyến nên châu Phi gần như nằm hoàn toàn ở đới nóng.
- Diện tích hơn 3 triệu km2
- Đường bờ biển ít bị chia cắt
- Kênh đào Xuy- ê là con đường giao thông hàng hải quan trọng của thế giới.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu địa hình và khoáng sản. (15/)
- Quan sát bản đồ tự nhiên châu Phi?
- Cho biết châu Phi có các dạng địa hình nào là chủ yếu?
- GV tổ chức cho HS thảo luận cả lớp: 
- Nhận xét về sự phân bố của các dạng địa hình ở châu Phi?
- Lên bảng chỉ và nêu tên các dãy núi của châu Phi trên bản đồ?
- Xác định trên bản đồ các bồn địa và sơn nguyên, các sông, hồ chính của châu Phi?
- Quan sát bản đồ và xác định hướng nghiêng của địa hình châu Phi?
GV chia nhóm thảo luận
+ Nhóm 1, 2: Kể tên và đặc điểm phân bố các khoáng sản quan trọng từ xích đạo -> Bắc Phi.
+ Nhóm 3, 4: Kể tên và đặc điểm phân bố các khoáng sản quan trọng từ xích đạo -> Nam Phi?
 GV hoàn chỉnh và nhận xét kết quả thảo luận
 Em có nhận xét gì về khoáng sản của châu Phi ?
 - GV chốt lại nội dung
- HS quan sát bản đồ và trả lời các câu hỏi
- Phần lớn diện tích của châu Phi là núi và cao nguyên: Dãy núi trẻ Át – lát nằm ở TB, Dãy Đrê- ken- bec và các sơn nguyên cao nằm ở ĐN
- Trên cao nguyên Đông Phi có nhiều hồ lớn
- Có nhiều bồn địa xen kẽ các cao nguyên
- Đồng bằng chiếm diện tích nhỏ tập chung ở ven biển.
- Sông lớn nhất bắt nguồn từ khu vực xích đạo và nhiệt đới. Sông Nin dài nhất thế giới: 6.671km; Hồ Victoria: S = 68.000km2, sâu 80m.
- Địa hình châu Phi chủ yếu nghiêng theo chiều ĐN-> TB
HS tập hợp thành nhóm thảo luận:
Các nhóm lên trình bày trên bảng
2. Địa hình và khoáng sản
a. Địa hình
- Các dạng địa hình chính: Lục địa Châu Phi là khối cao nguyên khổng lồ có các bồn địa xen kẽ với sơn nguyên.
- Sự phân bố của địa hình: Các đồng bằng thấp tập trung ở ven biển.
- Rất ít núi cao
- Độ cao trung bình: 750m
- Hướng nghiêng chính của địa hình Châu Phi là thấp dần ĐN -> TB 
b. Khoáng sản
- Dầu mỏ, khí đốt
- Phốt phát
- Vàng, Kim cương
- Sắt
- Đồng, Chì, Côban, Mg, Uranium
4. Củng Cố: (5/)
 	Qua bài học hãy lên bảng chỉ và xác định vị trí, mô tả địa hình, chỉ các loại khoáng sản của châu Phi trên bản đồ tự nhiên ?
GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm sau:
 Điền chữ Đ vào c ở câu đúng, chữ S vào c ở câu sai cho các câu sau:
1. Châu Phi nằm chủ yếu ở đới ôn hoà c 
2. Đường Xích đạo đi qua chính giữa châu Phi c 
3. Châu Phi có nhiều đảo và quần đảo c 
4. Bờ biển châu Phi ít bị chia cắt c 
5. Lục địa Châu Phi là 1 khối cao nguyên khổng lồ c 
6 . Châu Phi có khoáng sản phong phú, nhiều loại quý hiếm c 
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4/)
- HS về nhà học bài cũ
- Làm các bài tập ở Vở BT và TBĐ
- Tìm hiểu thêm về vị trí, địa hình, khoáng sản châu Phi
- Chuẩn bị cho bài mới: Bài 27 Thiên nhiên châu Phi (Tiếp theo )
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
GV:.............	
HS: ..............
******************************
Ngày soạn: 7-11-2017 
Tuần 14, Tiết 28
Bài 27. THIÊN NHIÊN CHÂU PHI (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : 
 - Nắm vững đặc điểm các môi trường tự nhiên ở châu Phi.
- Nắm vững sự phân bố các môi trường tự nhiên ở châu Phi.
- Hiểu rõ mối quan hệ qua lại giữa vị trí địa lí với khí hậu, giữa khí hậu với sự phân bố các môi trường tự nhiên ở châu Phi.
2. Kĩ năng
 - Rèn luyện và củng cố cho HS các kĩ năng: đọc bản đồ, phân tích các mối quan hệ địa lí
3. Thái độ:
 - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ:
 GV: - Bản đồ tự nhiên châu Phi
 - Bản đồ phân bố lượng mưa châu Phi
 - Bản đồ các môi trường tự nhiên châu Phi
 HS: - Nghiên cứu bài trước ở nhà
 - Ôn lại các kiến thức bài trước
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định lớp(1/)
2. Kiểm tra bài cũ: (5/)
	Trình bày các đặc điểm về vị trí địa lí của Châu Phi
	Trình bày các đặc điểm về địa hình và khoáng sản của Châu Phi.
3. Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: khí hậu (15/)
- Quan sát H.27.1 so sánh phần đất liền giữa 2 chí tuyến của Châu Phi và phần đất liền còn lại?
- Nhận xét về hình dạng lãnh thổ và đường bờ biển sẽ ảnh hưởng đến khí hậu như thế nào?
- Từ đó giải thích: Tại sao Châu Phi là châu lục nóng nhất thế giới.
- GV liên hệ với một số nước cùng vĩ độ với châu Phi ở châu Á nhưng khí hậu khác hẳn
- Với điều kiện khí hậu trên thì Châu Phi hình thành môi trường gì đặc trưng? Kể tên và xác định trên lược đồ?
- Quan sát H27.1 nhận xét sự phân bố lượng mưa? 
- Ảnh hưởng của dòng biển nóng và lạnh đến lượng mưa của Châu Phi?
HS quan sát, xác định, nhận xét
 HS quan sát, nhận xét
 HS suy ngẫm, phát biểu:
- Nằm giữa 2 đường chí tuyến (Bắc Phi nằm dưới áp cao cận chí tuyến thời tiết ổn định, không có mưa).
- Lãnh thổ rộng, có độ cao 
>200m ->Ít chịu ảnh hưởng của biển
- Nằm sát cạnh lục địa Á - Âu, gió mùa đông bắc từ lục địa thổi vào Bắc Phi khô ráo, khó gây mưa.
HS nhận xét, kể tên và xác định trên lược đồ
 HS nhận xét:
 200->1000mm: Ở miền giới hạn các hoang mạc
 < 200mm: Ở các hoang mạc
 HS nêu:
 - Dòng biển nóng: mưa lớn
 - Dòng biển lạnh: mưa nhỏ
3. Khí hậu:
- Phần lớn lãnh thổ Châu Phi nằm giữa 2 chí tuyến nên Châu Phi là châu lục nóng.
- Ảnh hưởng của Biển không sâu nên Châu Phi là lục địa khô.
- Hình thành môi trường hoang mạc lớn nhất TG.
- Lượng mưa phân bố rất không đều.
Hoạt động 2: đặc điểm khác của môi trường. (15/)
- GV treo lược đồ các môi trường tự nhiên châu Phi và yêu cầu HS quan sát
- Kể tên các môi trường tự nhiên của châu Phi?
- Chỉ và nhận xét về sự phân bố của các môi trường đó?
 - GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm : 4 nhóm
+ Nhóm 1 : Thảo luận tìm hiểu về môi trường Xích đạo ẩm của châu Phi?
+ Nhóm 2 : Thảo luận tìm hiểu về 2 môi trường nhiệt đới của châu Phi?
+ Nhóm 3 : Thảo luận tìm hiểu về 2 môi trường Hoang mạc của châu Phi?
+ Nhóm 4 : Thảo luận tìm hiểu về 2 môi trường Địa Trung Hải của châu Phi?
- GV tổng hợp đánh giá kết quả, GV treo các tranh ảnh minh hoạ
HS quan sát bản đồ và trả lời các câu hỏi
- HS hoạt động theo nhóm và hoàn thành bảng tổng hợp kiến thức dưới đây
- Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên viết bảng, 1 đại diện lên chỉ và thuyết trình trên bản đồ
- Các nhóm nhận xét chéo của nhau
HS quan sát
4. Các đặc điểm khác của môi trường
- Các môi trường tự nhiên nằm đối xứng qua đường XĐ.
- Gồm 5 môi trường:
+ Môi trường xích đạo ẩm
+ 2 môi trường nhiệt đới
+ 2 môi trường Hoang mạc 
+ 2 môi trường Địa Trung Hải
Các môi trường
Môi trường xích đạo ẩm
2 môi trường nhiệt đới
2 môi trường Hoang mạc
2 môi trường Địa Trung Hải
Vị trí ( Phân bố)
- Bồn địa Công- gô, bắc vịnh Ghi- nê
- Tiếp giáp với môi trường xích đạo ẩm cho tới gần chí tuyến
- Hoang mạc 
Xa-ha- ra ở CTB và hoang mạc ca-la-ha-ri, Na- míp ở CTN
- Cực Bắc và cực Nam châu Phi
Khí hậu
- Nóng ẩm quanh năm
- Càng xa xích đạo lượng mưa càng giảm, nhiệt độ cao
- Khắc nghiệt, mưa rất hiếm, biên độ nhiệt ngày đêm rất lớn
- Mùa đông mát mẻ và có mưa, mùa hè nóng và khô
Cảnh quan
- Thảm thực vật, rừng rậm xanh quanh năm
- Rừng rậm nhường chỗ cho xa-van cây bụi, nơi tập trung nhiều động vật ăn cỏ: ngựa vằn, sơn dương, hươu cao cổ, ...), và động vật ăn thịt: sư tử, báo...)
- Thực động vật nghèo nàn
- Rừng cây bụi lá cứng
4. Củng Cố (5/)
GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm sau:
 Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau:
1. Châu Phi có khí hậu như thế nào ?
 a. Nóng khô b. Lạnh khô c. Nóng ẩm d. Lạnh ẩm 
2. Xa- ha- ra là hoang mạc có đặc điểm ?
 a. Nóng nhất thế giới b. Rộng lớn nhất thế giới
 c. Khô nhất thế giới d. Cả ý a,b,c đều đúng 
3. Môi trường nào chiếm diện tích lớn nhất ở châu Phi?
 a. Xích đạo ẩm b. Nhiệt đới c. Hoang mạc d. Địa trung hải 
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4/)
- HS về nhà học bài.
 - Làm các bài tập ở Vở BT và TBĐ
 - Tìm hiểu thêm về khí hậu và các môi trường tự nhiên ở châu Phi
 - Chuẩn bị cho bài mới: Bài 28 - Thực hành 
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
GV:..	
HS:............ 
Châu thới, ngày........tháng........năm 2017
Ký duyệt

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_7_tuan_14_nam_hoc_2017_2018_truong_thcs_n.doc