Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 13 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. Mục tiêu:

   1. Kiến thức:

- Ôn đặc điểm khí hậu, các hoạt động kinh tế của môi trường đới ôn hòa, hoang mạc, đới lạnh và môi trường vùng núi.

- Ôn lại các vấn đề môi trường nảy sinh của từng môi trường.

    2. Kĩ năng:

        - Bước đầu luyện tập cách phân tích các sự vật, hiện tượng địa lý. 

        - Củng cố các kĩ năng đọc và phân tích ảnh địa lý, lược đồ và biểu đồ hình cột.

   3. Thái độ: yêu thích môn học

II. Chuẩn bị:

     - Thầy: Lược đồ tự nhiên châu Phi.

     - Trò: SGK, chuẩn bị bài

III. Các bước lên lớp:

      1. Ổn định lớp (1p)

      2. Kiểm tra bài cũ: (4p)

          - Tại sao nói  “Thế giới của chúng ta thật rộng lớn và đa dạng”

      3. Nội dung bài mới: Giới thiệu bài (35p)       

doc 9 trang Khánh Hội 19/05/2023 160
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 13 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 13 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 13 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 31/110/2018 
Tuần: 13; Tiết: 25
ÔN TẬP CHƯƠNG II, III, IV,V
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- Ôn đặc điểm khí hậu, các hoạt động kinh tế của môi trường đới ôn hòa, hoang mạc, đới lạnh và môi trường vùng núi.
- Ôn lại các vấn đề môi trường nảy sinh của từng môi trường.
 2. Kĩ năng:
 - Bước đầu luyện tập cách phân tích các sự vật, hiện tượng địa lý. 
 - Củng cố các kĩ năng đọc và phân tích ảnh địa lý, lược đồ và biểu đồ hình cột.
 3. Thái độ: yêu thích môn học
II. Chuẩn bị:
 - Thầy: Lược đồ tự nhiên châu Phi.
 - Trò: SGK, chuẩn bị bài
III. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp (1p)
 2. Kiểm tra bài cũ: (4p)
 - Tại sao nói “Thế giới của chúng ta thật rộng lớn và đa dạng”
 3. Nội dung bài mới: Giới thiệu bài (35p) 
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: CHƯƠNG II: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI ÔN HOÀ (10p)
 - Xác định vị trí của đới ôn hoà? So sánh diện tích của đới ôn hoà ở 2 bán cầu 
- So sánh sự khác nhau giữa đợt khí nóng và lạnh? 
- MTđới ôn hòa được phân hoá như thế nào?
- Đới ôn hòa có những hình thức sản xuất nông nghiệp chính nào?
- Nêu đặc điểm khí hậu và nông sản chính trong từng kiểu môi trường?
- Thế nào là cảnh CN hóa?
- Nguyên nhân nào cuốn hút người dân vào sống ở các đô thị trong đới ôn hòa? 
 - Tỷ lệ dân sống ở đô thị như thế nào?
- Các vấn đề đô thị hóa ở đới ôn hòa là gì?
- Nguyên nhân, hậu quả, giải pháp khắc phục gây ô nhiễm không khí?
- Nguyên nhân, hậu quả, giải pháp khắc phục gây ô nhiễm nguồn nước?
HS: Lắng nghe
- Nằm giữa đới nóng và đới lạnh.
- Phần lớn đất nổi của đới ôn hòa nằm ở bắc bán cầu
- Đợt khí nóng nhiệt độ tăng rất cao và rất khô dễ gây cháy ở nhiều nơi.. 
- Đợt khí lạnh: nhiệt độ giảm xuống đột ngột dưới 00c, gió mạnh tuyết rơi dày...
- MTđới ôn hòa được phân hoá theo không gian và thời gian.
- Có 2 hình thức:
 + Hộ gia đình 
 + Trang trại
- Nguyên nhân: khói bụi từ các nhà máy và phương tiện giao thông thải vào khí quyển.
- Hậu quả: tạo nên những trận mưa axit, tăng hiệu ứng nhà kính, khiến cho Trái Đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng ở hai cực tan chảy , mực nước đại dương dâng cao,khí thải còn làm thủng tầng ôzôn.
- Biện pháp: trồng thêm nhiều cây xanh, dùng các phương tiện giao thông không gây ô nhiễm ko khí: xe đạp
CHƯƠNG II: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI ÔN HOÀ
I. MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA
1. Khí hậu:
- Khí hậu mang tính trung gian giữa khí hậu đới nóng và đới lạnh.
2. Sự phân hoá môi trường
- MTđới ôn hòa được phân hoá theo không gian và thời gian.
II. HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI ÔN HÒA
1. Nền nông nghiệp tiên tiến:
- Có 2 hình thức sản xuất nông nghiệp chính:
 + Hộ gia đình 
 + Trang trại
- Có trình độ kĩ thuật tiên tiến,
- Tổ chức sản xuất chặt chẽ theo kiểu công nghiệp
2. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu
III. Ho¹t ®éng c«ng nghiÖp ë ®íi «n hßa
1. Nền công nghiệp hiện đại:
- Nền công nghiệp hiện đại có bề dày lịch sử, được trang bị máy móc thiết bị tiên tiến.
2. Cảnh quan công nghiệp:
- Cảnh quan công nghiệp phân bố khắp mọi nơi trong đới ôn hòa
IV. ĐÔ THỊ HÓA Ở ĐỚI ÔN HÒA
1. Đô thị hóa ở mức độ cao:
- Tỉ lệ dân đô thị cao. Hơn 75% dân cư đới ôn hoà sống trong các đô thị, là nơi tập trung nhiều đô thị nhất thế giới.
V. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI ÔN HOÀ
1. Ô nhiễm không khí
2. Ô nhiễm nước
Hoạt động 2: CHƯƠNG III: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC (10p)
- Đặc điểm của môi trường hoang mạc?
- Trong điều kiện KH khô hạn, khắc nghiệt như thế động vật, thực vật phải có những đặc điểm gì để thích nghi với điều kiện sống?
- Ở hoang mạc có những hoạt động kinh tế cổ truyền nào? 
- Nguyên nhân hoang mạc mở rộng?
- Nằm giữa lục địa Á- Âu, dọc theo 2 chí tuyến. 
- Khí hậu hoang mạc rất khô hạn và khắc nghiệt.
- Hoạt động kinh tế cổ truyền
+ Chăn nuôi du mục.
+Trồng trọt trong các ốc đảo.
CHƯƠNG III: MÔI
TRƯỜNG HOANG MẠC. 
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC
I. MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC
1. Đặc điểm của môi trường
- Phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo 2 chí tuyến hoặc giữa đại lục Á - Âu.
- Khí hậu hoang mạc rất khô hạn và khắc nghiệt; động thực vật nghèo nàn.
2. Sự thích nghi của động vật, thực vật với môi trường:
- Thực vật, động vật thích nghi với môi trường khô hạn khắc nghiệt bằng cách tự hạn chế sự mất hơi nước, tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể.
II. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC
1. Hoạt động kinh tế:
* Hoạt động kinh tế cổ truyền
- Chăn nuôi du mục.
 - Trồng trọt trong các ốc đảo.
* Hoạt động kinh tế hiện đại: 
 - Khai thác dầu khí.
 - Khai thác nước ngầm.
 Nguyên nhân: nhờ tiến bộ của KHKT. 
2. Hoang mạc đang ngày càng mở rộng:
Hoạt động 3 : CHƯƠNG IV. MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH (8p)
- Sự khác nhau giữa môi trường đới lạnh ở Bắc Bán Cầu và Nam Bán Cầu?
- Mô tả cảnh đài nguyên vào mùa hạ ở Bắc Âu, Bắc Mĩ?
- Đài nguyên nào có KH lạnh hơn?
- Kể tên thực vật ở đây?
- Em hãy giải thích được đặc điểm cư trú của người dân sống bằng nghề chăn nuôi, sống bằng nghề săn bắt? Tại sao ở
- Nguyên nhân: chủ yếu do tác động tiêu cực của con người, cát lấn, biến động của khí hậu toàn cầu.
- Bắc bán cầu: Bắc băng Dương (Đại dương), NBC: Châu Nam Cực (lục địa)
Đài nguyên Bắc Mĩ có KH lạnh hơn Bắc Âu.
- Cây gỗ giảm chiều cao, tán lá kín 
- Địa bàn cư trú của các dân tộc sống bằng nghề chăn nuôi (người Chúc; I-a-kut; xa-mô-y-ét: ở Bắc á; người La-pông: ở Bắc Âu)
- Sống bằng nghề săn bắt: (người I-núc: ở Bắc Mĩ )
- Là chăn nuôi tuần lộc, đánh bắt cá và săn thú có lông quý
 - Ở gần 2 cực rất lạnh và không có nguồn thực phẩm cần thiết cho con người.
I. MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH
1. Đặc điểm của môi trường:
 - Vị trí: đới lạnh nằm trong khỏang từ 2 vòng cực đến 2 cực.
 - Đặc điểm KH:
+ Khí hậu khắc nghiệt, lạnh lẽo, mùa đông rất dài, mưa ít và chủ yếu dưới dạng tuyết rơi, đất đóng băng quanh năm.
 2. Sự thích nghi của thực vật, đông vật với môi trường:
- Thực vật: chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi, cây cối còi cọc, thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu, địa y
II. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH
1. Hoạt động kinh tế của các dân tộc ở phương Bắc:
- Hoạt động kinh tế cổ truyền: chủ yếu là chăn nuôi tuần lộc, săn bắn động vật để lấy lông, mỡ, thịt, da. 
- Do khí hậu lạnh lẽo, khắc nghiệt nên đới lạnh ít dân.
 - Phân bố chủ yếu ở ven bờ biển phía bắc của các châu lục.
- Khai thác nguồn lợi động vật sống ven bờ biển (cá voi, hải cẩu, gấu trắng
CHƯƠNG V: MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở VÙNG NÚI (7p)
- Vùng núi có khí hậu thay đổi như thế nào? (Nguyên nhân)
- Ở nước ta vùng núi là địa bàn của các dân tộc nào? Đặc điểm dân cư?
- Tày; Nùng; Mèo; Hmông 
- Phụ thuộc vào địa hình: nơi có mặt bằng KH mát mẻ, nơi có nguồn tài nguyên phong phú 
I. MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI
1. Đặc điểm của môi trường:
- Khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao và hướng của sườn
2. Cư trú của con người
- Các vùng núi thường ít dân và là nơi cư trú của các dân tộc ít người.
 4. Củng cố: (3p)
 - Cho HS nhắc lại phần vừa ôn tập
 - GV nhấn mạnh phần trọng tâm vừa ôn tập
 5 . Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (2p) 
 - Học bài cũ, làm bài tập 3 SGK
 - Soạn trước bài 25. THẾ GIỚI RỘNG LỚN VÀ ĐA DẠNG 
 	+ Trên thế giới có mấy lục địa? Chỉ vị trí và nêu tên các lục địa?
 	 	+ Các châu lục khác với các lục địa ntn?
IV. Rút kinh nghiệm:
Thầy
Trò......
Ngày soạn: 31/110/2018 
Tuần: 13; Tiết: 26
Phần ba: THIÊN NHIÊN CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC
Bài 25. THẾ GIỚI RỘNG LỚN VÀ ĐA DẠNG
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức
 HS cần:
- Phân biệt được lục địa và châu lục. Biết tên sáu lục địa và sáu châu lục trên thế giới.
- Biết được một số tiêu chí (chỉ số phát triển con người) để phân loại các nước trên thế giới thành hai nhóm nước: phát triển và đang phát triển. 
2. Kĩ năng: rèn cho HS kĩ năng đọc bản đồ, phân tích các bảng số liệu
3. Thái độ: giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên
II. CHUẨN BỊ:
 - Thầy: Bản đồ tự nhiên, hành chính thế giới
 - Trò: Ôn lại các kiến thức, kĩ năng đã học 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: (1/)
2. Kiểm tra bài cũ: (5')
	Trình bày đặc điểm môi trường vùng núi.
3. Nội dung bài mới (32')
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu các lục địa và các châu lục (16')
GV treo bản đồ hành chính thế giới yêu cầu HS quan sát
- Chia nhóm cho HS thảo luận theo câu hỏi:
- Chỉ các lục địa yêu cầu HS quan sát
 -> Qua đó em khái quát lục địa?
 Trên thế giới có mấy lục địa? Chỉ vị trí và nêu tên các lục địa?
- GV chỉ các châu lục và yêu cầu HS quan sát
 - Qua đó em hiểu thế nào là các châu lục?
- Các châu lục khác với các lục địa ntn?
 - Chỉ trên bản đồ vị trí và đọc tên các châu lục ?
 - Châu lục nào gồm 2 lục địa ?
 - Châu lục nào nằm dưới lớp băng?
 - Nêu tên các đại dương bao quanh các châu lục?
 - Kể tên các đảo, quần đảo lớn nằm chung quang từng lục địa
 - Việt Nam thuộc châu lục nào? 
 - Trên thế giới có mấy đại dương kể tên các đại dương trên thế giới?
* Xoáy sâu: Tại sao nói thế giới của chúng ta đang sống rộng lớn và đa dạng?
- HS quan sát bản đồ
HS tập hợp thành nhóm, quan sát thảo luận
- Lục địa: là khối đất liền rộng hàng triệu kí lô mét vuông, có biển và đại dương bao quanh. Sự phân chia các lục địa mang ý nghĩa về mặt tự nhiên là chính.
- HS quan sát tập chỉ
- Trên thế giới có 6 lục địa
- Châu lục: bao gồm phần lục địa và các đảo, quần đảo bao quanh. Sự phân chia châu lục chủ yếu mang ý nghĩa lịch sử, kinh tế, chính trị.
- Châu Mỹ
- Châu Nam Cực (Băng dày > 3000m)
- Châu Á
- TG có 4 Đại Dương: Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương
- Rộng lớn: địa bàn sinh sống của con người ngày càng được mở rộng.
- Đa dạng: Có > 200 quốc gia, có vùng lãnh thổ khác nhau, nền văn hoá, diện tích khác nhau...
1. Các lục địa và các châu lục
- Lục địa: là khối đất liền rộng hàng triệu kí lô mét vuông, có biển và đại dương bao quanh. Sự phân chia các lục địa mang ý nghĩa về mặt tự nhiên là chính.
- Trên thế giới có 6 lục địa là: lục địa Á-Âu, lục địa Phi, lục địa Bắc Mĩ, lục địa Nam Mĩ, lục địa Ô- xtrây-li-a, lục địa Nam Cực.
- Châu lục: bao gồm phần lục địa và các đảo, quần đảo bao quanh. Sự phân chia châu lục chủ yếu mang ý nghĩa lịch sử, kinh tế, chính trị.
 Trên thế giới có 6 châu lục là: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu đại dương và châu Nam Cực.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu các nhóm nước trên thế giới (16')
Quan sát, đọc bảng số liệu cho biết trên thế giới có bao nhiêu quốc gia? 
 - Mỗi châu lục có bao nhiêu quốc gia?
 - Quan sát lược đồ H25.1: Nêu các nhóm nước có các mức thu nhập bình quân theo đầu người khác nhau?
 - Dựa vào các chỉ tiêu nào, người ta phân loại các quốc gia trên thế giới ?
- Các quốc gia có các chỉ số như thế nào được xếp vào nhóm các quốc gia phát triển?
 - Kể tên các quốc gia phát triển mà em biết?
 - Các quốc gia có đặc điểm như thế nào được xếp vào nhóm các nước đang phát triển? 
 - Việt Nam thuộc nhóm nước nào?
- Ngoài ra còn có các cách phân loại nào khác?
- GV chốt lại nội dung
HS đọc bảng số liệu, phát biểu
 - Quan sát, phát biểu
- Dựa vào thu nhập bình quân theo đầu người, tỉ lệ tử vong trẻ em, chỉ số phát triển con người.... người ta chia các quốc gia trên thế giới thành 2 nhóm nước: Các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển
- Các nước phát triển có thu nhập cao, tỉ lệ tử vong trẻ em thấp, chỉ số phát triển con người trên 0,7. 
- HS kể
- Việt Nam thuộc nhóm nước đang phát triển
HS nêu: 
+ Nước công nghiệp
+ Nước nông nghiệp
2. Các nhóm nước trên thế giới
- Thế giới có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
- Dựa vào 3 chỉ tiêu:
 + Thu nhập bình quân đầu người.
+ Tỷ lệ tử vong của trẻ.
+ Chỉ số phát triển con người (HDI) bao gồm: thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ người biết chữ và được đi học, tuổi thọ trung bình...
- Chia thành 2 nhóm nước:
 + Các nước phát triển
 + Các nước đang phát triển.
4. Củng Cố: (5')
GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm sau:
Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau:
Câu 1. Khối đất liền rộng hàng triệu km2, có biển và đại dương bao quanh được gọi là gì?
 A. Châu lục B. Lục địa C. Quốc gia D. Đảo
Câu 2. Trên thế giới có mấy châu lục?
 A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 3. Các nước có thu nhập bình quân theo đầu người cao trên 20000 USD / năm, tỉ lệ tử vong trẻ em thấp, chỉ số phát triển con người trên 0,7 thuộc nhóm nước nào?
 A. Phát triển B. Đang phát triển 
 C. Các nước nông nghiệp D. Các nước công nghiệp
Câu 4. Việt Nam nằm trong châu lục nào?
 A. Châu Âu B. Châu Á C. Châu Phi D. Châu Mĩ
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (2')
- Nắm được nội dung bài học
- Làm các bài tập ở Vở BT và TBĐ
 	- Tìm hiểu thêm về các châu lục và các nhóm nước trên thé giới 
 	- Chuẩn bị cho bài mới: Bài 26: Thiên nhiên châu Phi
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
Thầy..................................................................................................................................	
Trò
	Châu Thới, ngày tháng 11 năm 2018
 	Tổ kí duyệt

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_7_tuan_13_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs_n.doc