Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 13 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU

1 . Kiến thức:

           - Hệ thống lại những kiến thức trọng tâm của chương II, III, IV, V.

           - HS nắm được một cách bao quát về đặc điểm và hoạt động kinh tế của con người ở các môi trường khác nhau trên Trái Đất.

2. Kĩ năng:

           Đọc và phân tích ảnh, lược đồ địa lí.

3. Giáo dục:

           Giáo dục học sinh có ý thức cần cù chịu khó.

II. CHUẨN BỊ:

           - GV: Bản đồ và tranh ảnh các môi trường

           - HS: Tập bản đồ, SGK, học bài.

III.  CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: (1/)          kiễm tra sĩ số.                  

2. Kiểm tra bài cũ: (5/)                                              

- Hoạt động kinh tế cổ truyền của dân tộc miền núi ra sao?

- Vấn đề đặt ra cho môi trường vùng núi là gì?

doc 6 trang Khánh Hội 19/05/2023 20
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 13 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 13 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 13 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 30/10/2017 
Tuần : 13
Tiết : 25
	ÔN TẬP CÁC CHƯƠNG II- III- IV- V
I. MỤC TIÊU
1 . Kiến thức:
	- Hệ thống lại những kiến thức trọng tâm của chương II, III, IV, V.
	- HS nắm được một cách bao quát về đặc điểm và hoạt động kinh tế của con người ở các môi trường khác nhau trên Trái Đất.
2. Kĩ năng:
	Đọc và phân tích ảnh, lược đồ địa lí.
3. Giáo dục:
	Giáo dục học sinh có ý thức cần cù chịu khó.
II. CHUẨN BỊ:
	- GV: Bản đồ và tranh ảnh các môi trường
	- HS: Tập bản đồ, SGK, học bài.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1/)	 kiễm tra sĩ số.	 
2. Kiểm tra bài cũ: (5/)	
- Hoạt động kinh tế cổ truyền của dân tộc miền núi ra sao?
- Vấn đề đặt ra cho môi trường vùng núi là gì?
3. Nội dung bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò 
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Môi trường đới ôn Hòa. Hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hòa. (8/)
GV:hướng dẫn HS thực hiện theo nội dung sau:
- Em hãy nêu khí hậu của đới ôn hòa?
- Sự phân hóa đới ôn hòa của môi trường thể hiện NTN?
- Hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hòa gồm có những ngành nào?
GV: Nông nghiệp sản xuất hộ gia đình và trang trại, phù hợp với đất đai, đặc điểm khí hậu từng kiểu môi trường.
- Công nghiệp phát triển mạnh và rất đa dạng từ các ngành truyền thống đến ngành công nghiệp, công nghệ cao.
- HS: mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh.
- Thời tiết có nhiều biến động thất thường.
- HS: Sự phân hóa của môi trường ôn đới thể hiện ở cảnh sắc thiên nhiên.Thay đổi theo mùa rõ rệt. Theo không gian từ Bắc->Nam.
- HS: Nông nghiệp, công nghiệp.
I. Môi trường đới ôn Hòa. Hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hòa.
- Khí hậu mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh
- Sự phân hóa của môi trường.
- Hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hòa là nông nghiệp và công nghiệp.
Hoạt động 2: Môi trường hoang mạc. Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc: (8/)
- Em hãy cho biết đặc điểm của môi trường hoang mạc ra sao? 
- Nêu lại các hoạt động kinh tế cổ truyền và quá trình hoang mạc hóa.
 GV:Do khai thác nước ngầm bằng giếng khoan sâu hay bằng kênh đào,nạn chặt phá cây rừng.
- HS:chiếm 1 diện tích khá lớn trên bề mặt trái đất chủ yếu nằm giữa 2 chí tuyến và giữa lục địa Á Âu.
 -Khí hậu khô hạn ,khắc nghiệt.
- HS - Hoạt động kinh tế cổ truyền ở hoang mạc là chăn nuôi du mục và trồng trọt.
-Quá trình hoang mạc ngày càng mở rộng
II. Môi trường hoang mạc. Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc:
- Đặc điểm của môi trường hoang mạc: chiếm 1 diện tích khá lớn trên bề mặt trái đất chủ yếu nằm giữa 2 chí tuyến và giữa lục địa Á Âu.Khí hậu khô hạn, khắc nghiệt.
-Hoạt động kinh tế cổ truyền ở hoang mạc là chăn nuôi du mục và trồng trọt.
- Quá trình hoang mạc ngày càng mở rộng
Hoạt động 3: Môi trường đới lạnh. Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh (7/)
- Em hãy nêu đặc điểm của môi trường đới lạnh?
- Nêu hoạt động kinh tế ở đới lạnh và so với ở hoang mạc? 
- HS Quanh năm rất lạnh: mùa đông rất dài, mùa hèn ngắn (t0<100c) mưa rất ít phần lớn dưới dạng tuyết rơi.Vùng biển lạnh vào mùa hè có băng trôi và núi băng
- HS Hoạt động kinh tế ở đới lạnh là chăn nuôi và săn bắt chủ yếu chăn nuôi tuần lộc, săn bắt thú có lông quý để lấy mở, thịt, da
III. Môi trường đới lạnh. Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh
- Quanh năm rất lạnh mùa đông rất dài, mùa hèn ngắn (t0<100c) mưa rất ít phần lớn dưới dạng tuyết rơi. Vùng biển lạnh vào mùa hè có băng trôi và núi băng.
- Hoạt động kinh tế ở đới lạnh là chăn nuôi và săn bắt chủ yếu chăn nuôi tuần lộc, săn bắt thú có lông quý để lấy mở, thịt, da.
Hoạt động 4: Môi trường vùng núi hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi (7/)
- Em hãy nêu đặc điểm của môi trường vùng núi.
- GV: Độ dốc của sườn núi có ảnh hưởng đến tự nhiên (lũ lụt, sói mòn, giao thông).
- Nêu các hoạt động kinh tế ở vùng núi 
- Nêu các tác động tiêu cực đến môi trường.
- HS Đặc điểm của môi trường vùng núi khí hậu thay đổi theo độ cao.
 + Thực vật hay sự phân tần thực vật theo độ cao.
 + Hướng và độ dốc của sườn núi ảnh hưởng sâu sắc tới môi trường sườn núi
- HS Hoạt động kinh tế vùng núi: Trồng trọt, chăn nuôi khai thác chế biến lâm sản. Các hoạt động kinh tế đa dạng phong phú mang bản sắc mỗi dân tộc
- HS Tác động tiêu cực đến ngành kinh tế cổ truyền và bản sắc văn hóa dân tộc ở vùng núi.
IV. Môi trường vùng núi hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi:
- Đặc điểm của môi trường vùng núi khí hậu thay đổi theo độ cao.
 + Thực vật hay sự phân tần thực vật theo độ cao.
 + Hướng và độ dốc của sườn núi ảnh hưởng sâu sắc tới môi trường sườn núi.
- Hoạt động kinh tế vùng núi: Trồng trọt, chăn nuôi khai thác chế biến lâm sản. Các hoạt động kinh tế đa dạng phong phú mang bản sắc mỗi dân tộc.
- Tác động tiêu cực đến ngành kinh tế cổ truyền và bản sắc văn hóa dân tộc ở vùng núi.
4 . Củng cố: (5/)
- Em hãy nêu khí hậu của đới ôn hòa.
- Hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hòa gồm có những ngành nào?
- Nêu lại các hoạt động kinh tế cổ truyền và quá trình hoang mạc hóa.
- Em hãy nêu đặc điểm của môi trường đới lạnh.
- Em hãy nêu đặc điểm của môi trường vùng núi. 
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (4/) 	
 Các em về nhà ôn lại bài và xem trước bài 25: thế giới rộng lớn và đa dạng
- Xác định các phần đất nổi và các đại dương.
- Xác định vị trí của 6 châu lục, 6 lục địa.
- Phân loại và đánh giá sự phát triển kinh tế xã hội từng nước, từng châu dựa vào chỉ tiêu gì?
IV. RÚT KINH NGHIỆM : GV............................................................................................................................................HS.....................................................................................................................................................................................................................................................................
	******************************
Ngày soạn : 30/10/2017	
Tuần dạy : 13 
Tiết 	 : 26 
 Phần Ba
THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC
BÀI 25 : THẾ GIỚI RỘNG LỚN VÀ ĐA DẠNG
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức 
- Nắm được sự phân chia thế giới thành lục địa, châu lục.
- Nắm được một số khái niệm kinh tế cần thiết. Thu nhập bình quân đầu người giảm. Tỉ lệ tử vong ở trẻ em vàchỉ số phát triển của con người sử dụng các khái niệm này để phân loại các nước trên thế giới.
2. Kĩ Năng
 Rèn kỉ năng đọc bản đồ, phân tích, so sánh số liệu thống kê.
3. Thái độ.
 Giáo dục học sinh có ý thức đoàn kết 
II. CHUẨN BỊ 
 	- GV Bản đồ thế giới quả địa cầu.Bảng số liệu thồng kê GDP dân số, tử vong.
 	- HS Học bài, xem bài và dụng cụ học tập 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 
1 . Ổn định lớp: (1/)	Kiểm tra sĩ số 	
2 . Kiểm tra bài cũ: (5/) 	
Trình bày đặc điểm môi trường vùng núi?
3 . Nội dung bài mới. 	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: CÁC LỤC ĐỊA VÀ CHÂU LỤC. (15/)
- Gv giới thiệu ranh giới số châu lục và lục địa:
- Cho biết châu lục và lục địa có điểm giống và khác nhau như thế nào?
GV cho HS quan sát bản đồ thế giới :
- Xác định vị trí của 6 lục địa? 
- Nêu tên các đại dương bao quanh ừng lục địa?
- Hãy kể tên một số đảo, quần đảo nằm chung quanh từng lục địa?
 - Lục địa nào gồm 2 châu lục? 
- Châu lục nào gồm 2 lục địa?
 - Châu lục nào nằm dưới lớp nước đóng băng?
HS - Giống nhau cả 2 có biển và đại dương bao quanh.
- Khác nhau sự phân chia lục địa dựa trên bề mặt tự nhiên.
- Sự phân chia châu lục dựa vào lịch sử kinh tế xã hội.
- HS dựa vào bản đồ xác định .
- HS lên bảng xác định bản đồ.
- HS lên bảng xác định bản đồ.
- HS lục địa Á Âu 
- HS châu mĩ .
- HS Châu nam cực.
I. CÁC LỤC ĐỊA VÀ CHÂU LỤC.
- Lục địa là khối đất liền rộng hàng triệu km2 có biển và đại dương bao quanh. Sự phân chia các lục địa mang ý nghĩa về mặt tự nhiên hành chính 
- Trên thế giới có 6 lục địa là : Lục địa Á- Âu, lục địa Phi, lục địa Bắc Mĩ, lục địa Nam Mĩ , Lục Địa Bắc Mĩ ,Ô –Xtrây –li-a, lục địa Nam Cực 
- Châu lục bao gồm phần lục địa và các đảo và quần đảo bao quanh. Sự phân chia châu lục chủ yếu mang ý nghĩa lịch sử, kinh tế, chính trị . . .
- Trên thế giới có 6 châu lục là Châu Á, châu Âu, Châu Phi, Châu Mĩ, Châu Đại Dương, Châu Nam cực.
Hoạt động 2: CÁC NHÓM NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI. (15/)
- Hiện nay trên thế giới có bao nhiêu Quốc gia?
GVgiới thiệu:khái niệm HDI : 
- Tuổi thọ.
 -Trình độ học vấn.
 - Thu nhập bình quân/ng
 GV gọi HS đọc mục 2 : “ người ta ..châu lục” 81 sgk 
- Hãy cho biết để phân loại đánh giá sự phát triển kinh tế xã hội từng nước từng châu lục dựa vào chỉ tiêu gì?
- Dựa vào những chỉ tiêu nào để phân loại các quốc gia?
- HS Trên 200 quốc gia 
- HS Người ta thường dựa vào các chỉ tiêu : thu nhập bình quân đầu người. Tỉ lệ tử vong ở trẻ em. Chỉ số phát triển con người để phân loại các quốcc gia vào nhóm nước phát triển hay nhóm nước đang phát triển
-HS nhóm nước phát triển có thu nhập bình quân trên đầu người 20000USD/Năm tỷ lệ tử vong trẻ thấp , chỉ số phát triển 0,7 trở lên còn nhóm nước đang phát triển thì ngược lại
II . CÁC NHÓM NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.
- Trên thế giới có 6 châu lục và hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau.
- Người ta thường dựa vào các chỉ tiêu : thu nhập bình quân đầu người. 
 + Tỉ lệ tử vong ở trẻ em.
 + Chỉ số phát triển con người để phân loại các quốcc gia vào nhóm nước phát triển hay nhóm nước đang phát triển.
4. Củng cố: (5/) 	
- 2000 USD / năm : HDI : từ 0.7 – 1 tỉ lệ tử vong thấp .
- <2000USD /năm :HDI < 0.7 tỉ lệ tử vong trẻ cao .
Gv liên hệ đối chiếu sự phát triển kinh tế việt nam cho hs thấy về kt- xh –vh.
Hoạt động cá nhân.
Gv cho hs làm bài tập số 3 : Hoa Kì . Đức :là nước đã phát triển.
 An-gie-ri. Arập xeut. Bra xin nước đang phát triển 
Nhận xét tiết học 2000 USD / năm : HDI : từ 0.7 – 1 tỉ lệ tử vong thấp .
- <2000USD /năm :HDI < 0.7 tỉ lệ tử vong trẻ cao .
Gv liên hệ đối chiếu sự phát triển kinh tế việt nam cho hs thấy về KT- XH –VH.
 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (4/) 	
 về nhà học bài và xem bài mới ở bìa này các em chú ý các câu hỏi sao .
- Quan sát hình 26.1 SGK cho biết châu phi tiết giáp với các biển và đại dương nào 
- Xích đạo đi qua phần nào cua châu lục?
Quan sát hình 26.1 SGK : Nêu tên các dòng biển nóng các dòng biển lạnh chảy ven bờ châu phi ?
- Cho biết ý nghĩa của kênh đào xuy ê đối với giao thông đường biển trên thế giới 
 Quan sát hình 26.0 SGK :
IV. RÚT KINH NGHIỆM : GV............................................................................................................................................HS.....................................................................................................................................................................................................................................................................
Châu thới, ngày tháng năm 2017
Kí duyệt

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_7_tuan_13_nam_hoc_2017_2018_truong_thcs_n.doc