Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 12 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở đới lạnh.
- Biết một số vấn đề lớn phải giải quyết ở đới lạnh.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích bản đồ và ảnh địa lí, kĩ năng vẽ sơ đồ các mối quan hệ.
3. Thái độ: GD học sinh ý thức bảo vệ động vật quý hiếm.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Bản đồ kinh tế thế giới
- Trò : Sgk, xem bài trước
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp (1p)
2. Kiểm tra bài cũ (4p)
- Tính chất khắc nghiệt của khí hậu đới lạnh được thể hiện như thế nào?
- Sự thích nghi của ĐV, TV?
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 12 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 12 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 23/10/2018 Tuần: 12; Tiết: 23 BÀI 22: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở đới lạnh. - Biết một số vấn đề lớn phải giải quyết ở đới lạnh. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích bản đồ và ảnh địa lí, kĩ năng vẽ sơ đồ các mối quan hệ. 3. Thái độ: GD học sinh ý thức bảo vệ động vật quý hiếm. II. Chuẩn bị: - Thầy: Bản đồ kinh tế thế giới - Trò : Sgk, xem bài trước III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (4p) - Tính chất khắc nghiệt của khí hậu đới lạnh được thể hiện như thế nào? - Sự thích nghi của ĐV, TV? 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu hoạt động kinh tế của các dân tộc ở phương Bắc (16p) Y/c HS qs h22.1 cho biết: - Ở phương Bắc có các dân tộc nào sinh sống? * Xoáy sâu: Em hãy giải thích được đặc điểm cư trú của người dân sống bằng nghề chăn nuôi, sống bằng nghề săn bắt? Tại sao ở đó? - Vậy hoạt động kinh tế cổ truyền ở đới lạnh là gì? - Tại sao con người ở đới lạnh chỉ sống ở ven bờ biển Bắc Á, Bắc Âu, Bắc Mĩ và bờ biển phía Nam, phía đông đảo Grơn-len mà không sống gần cực Bắc và châu Nam Cực? ? Qs H22.2, H22.3 mô tả lại những gì thấy trong ảnh? HS quan sát h22.1 - Địa bàn cư trú của các dân tộc sống bằng nghề chăn nuôi (người Chúc; I-a-kut; xa-mô-y-ét: ở Bắc á; người La-pông: ở Bắc Âu) - Sống bằng nghề săn bắt: (người I-núc: ở Bắc Mĩ ) - Là chăn nuôi tuần lộc, đánh bắt cá và săn thú có lông quý - Ở gần 2 cực rất lạnh và không có nguồn thực phẩm cần thiết cho con người. - Các DT phương bắc chỉ có thể sống được những nơi ít lạnh hơn, ấm áp hơn có đài nguyên để chăn nuôi - Ảnh 22.2; là cảnh 1 người La-pông đang chăn đàn tuần lộc trên đài nguyên tuyết trắng. - Ảnh 22.3: là cảnh 1 người I-núc đang ngồi trên xe trượt tuyết (do chó kéo) câu cá ở 1 lỗ được khoét trong lớp băng đóng 1. Hoạt động kinh tế của các dân tộc ở phương Bắc: - Hoạt động kinh tế cổ truyền: chủ yếu là chăn nuôi tuần lộc, săn bắn động vật để lấy lông, mỡ, thịt, da. - Do khí hậu lạnh lẽo, khắc nghiệt nên đới lạnh ít dân. - Phân bố chủ yếu ở ven bờ biển phía bắc của các châu lục. - Khai thác nguồn lợi động vật sống ven bờ biển (cá voi, hải cẩu, gấu trắng) Hoạt động 2: Tìm hiểu việc nghiên cứu khai thác môi trường (16p) - Cho Hs n/c TT mục 2 qs H21.1 SGK trao đổi nhóm các câu hỏi sau: - Môi trường ở đới lạnh có những tài nguyên khoáng sản gì? - Tại sao cho đến nay nguồn tài nguyên khoáng sản chưa được thăm dò và khai thác - Vì vậy con người phải khắc phục khó khăn do KH gây ra để khai thác vùng cực. - Xem ảnh 22.4, 22.5 và mô tả nội dung trong ảnh? - Hiện nay các hoạt động kinh tế hiện đại ở đới lạnh là gì? - Nguyên nhân? - GV: cho Hs nhắc lại các VĐ về môi trường ở đới nóng (xói mòn đất, suy giảm diện tích rừng) và đới ôn hòa (ô nhiễm không khí, nước) - Vậy ở đới lạnh có vấn đề gì cần quan tâm? Vì sao? - Biện pháp khắc phục? GV: Nhận xét và kết luận * THMT: Em hãy cho biết mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động kinh tế của con người và sự suy giảm các loài động vật ở đới lạnh? - Là học sinh em phải làm gì để bảo vệ các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng? - Khoáng sản (dầu mỏ, đồng, kim cương), hải sản, thú có lông quý - Do KH quá lạnh mặt đất đóng băng quanh năm, có mùa đông kéo dài, thiếu nhân công (nếu đưa nhân công từ nơi khác đến thì quá tốn kém), thiếu phương tiện vận chuyển và kĩ thuật hiện đại - H 22.4: là 1 dàn khoan dầu mỏ trên biển phương bắc, giữa các tảng băng trôi. - H22.5: là cảnh các nhà KH đang khoan thăm dò địa chất ở Nam Cực. - Khai thác khoáng sản: (dầu mỏ, đồng, kim cương ), đánh bắt chế biến cá voi, chăn nuôi thú có lông quý; hàng không - Bảo vệ ĐV quý hiếm. Vì bị săn bắt quá mức, có nguy cơ tuyệt chủng -> Chống các tàu săn bắt cá voi + Cần phải bảo vệ các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng... 2. Việc nghiên cứu khai thác môi trường: - Do khí hậu quá lạnh, điều kiện khai thác khó khăn ... - Hoạt động kinh tế hiện đại: khai thác tài nguyên thiên nhiên, chăn nuôi thú có lông quí. - Nguyên nhân: khí hậu khắc nghiệt, lạnh lẽo. KHKT phát triển. - Một số vấn đề lớn phải quan tâm giải quyết ở đới lạnh là: + Thiếu nhân lực để phát triển kinh tế. + Nguy cơ tuyệt chủng 1 số lòai động vật quí. 4. Củng cố: (5p) - HS h/đ nhóm, lập sơ đồ ( BT 3-sgk): Khí hậu rất lạnh. Băng tuyết phủ quanh năm Rất ít người sinh sống Thực vật nghèo nàn 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (2p) - Trả lời các câu hỏi sgk, tập bản đồ - Đọc và chuẩn bị bài 23 + Đặc điểm của môi trường + Ở nước ta vùng núi là địa bàn của các dân tộc nào? Đặc điểm dân cư? IV. Rút kinh nghiệm: Thầy Trò.... Ngày soạn: 23/10/2018 Tuần: 12; Tiết: 24 CHƯƠNG V: MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở VÙNG NÚI BÀI 23: MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường miền núi - Biết sự khác nhau về đặc điểm cư trú của con người ở một số vùng núi trên thế giới - HS trình bày được đặc điểm cơ bản của môi trường vùng núi (càng lên cao không khí càng loãng, thực vật phân tầng theo độ cao) và ảnh hưởng của sườn núi đối với môi trường. - Biết được cách cư trú khác nhau ở các vùng núi trên thế giới 2. Kỹ năng: - Rèn luyện thêm cho học sinh kỹ năng đọc, phân tích ảnh địa lý và cách đọc lát cắt một ngọn núi. 3. Thái độ: có quan điểm đúng đắn về môi trường vùng núi. II. Chuẩn bị: - Thầy: Bản đồ tự nhiên thế giới. - Trò: sgk + bài soạn III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp (1p) 2. Kiểm tra bài cũ: (5p) - Trình bày hoạt động kinh tế của các dân tộc phương bắc? - Một số vấn đề đặt ra ở đới lạnh và biện pháp giải quyết. 3. Nội dung bài mới: Giới thiệu bài (1p) - KH của 1 vùng, 1 khu vực thường bị ảnh hưởng bởi các nhân tố: vĩ độ, độ cao, vị trí gần hay xa biển - Trong đó nhân tố độ cao sẽ được nhắc trong bài này. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của môi trường: (17p) Y/c Hs qs H23.1 SGK cho biết: - Bức ảnh mô tả cảnh gì? ở đâu? - Trong ảnh có các đối tượng địa lý nào? - Vậy vùng núi có khí hậu thay đổi như thế nào? (Nguyên nhân) - GV: KH thay đổi thì thực vật cũng thay đổi theo... * Xoáy sâu: Phân tích sơ đồ phân tầng thực vật theo độ cao. Em hãy quan sát H 23.2 và cho biết cây cối phân bố từ chân núi đến đỉnh núi như thế nào? - Vì sao cây cối lại biến đổi theo độ cao? - Trong vùng núi An-pơ, từ chân núi đến đỉnh núi có mấy vành đai thực vật? - Vì sao có sự khác nhau đó? - Vậy ảnh hưởng của sườn núi đối với thực vật và khí hậu như thế nào? (Nguyên nhân) GV: Sườn đón nắng, đón gió: TV phát triển mạnh - Trên các sườn núi có độ dốc lớn có ảnh hưởng gì đến tự nhiên, kinh tế ở vùng núi? - GV: gọi Hs trình bày kết quả... - Là cảnh vùng núi Nê-pan ở sườn nam dãy Hi-ma-lay-a ở đới nóng châu á. Toàn cảnh cho thấy các bụi cây lùn thấp, hoa đỏ. phía xa là tuyết phủ trắng các đỉnh núi cao Dựa SGK... - Khí hậu thay đổi theo độ cao - Phân bố thành các vành đai thực vật - Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm . - Rừng lá rộng; lá kim; đồng cỏ - Các vành đai cây cối ở sườn đón nắng nằm cao hơn sườn khuất nắng. - Ở những sườn đón nắng, gió (ẩm hơn, ấm hoặc mát hơn), thực vật đa dạng, phong phú hơn ở bên sườn khuất gió ( khô hơn, nóng hoặc lạnh hơn) - Ảnh hưởng đến lũ trên các con sông, suối trong vùng núi - Ảnh hưởng đến giao thông đi lại và hoạt động kinh tế trong vùng núi (núi cao, suối sâu) 1. Đặc điểm của môi trường: - Khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao và hướng của sườn: + Thay đổi theo độ cao: biểu hiện càng lên cao không khí càng loãng dần + Thay đổi theo hướng sườn: biểu hiện những sườn núi đón gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối tốt tươi hơn so với sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh Hoạt động 2: Tìm hiểu cư trú của con người (15p) - Y/c Hs vận dụng hiểu biết để trả lời: - Vùng núi là nơi thưa dân hay đông dân? - Ở nước ta vùng núi là địa bàn của các dân tộc nào? Đặc điểm dân cư? - Đặc điểm cư trú người vùng núi phụ thuộc vào điều kiện gì? - Y/c Hs n/c thông tin mục 2 SGK cho biết: - Đặc điểm cư trú của các dân tộc miền núi trên Trái Đất? - GV: chốt kiến thức và giải thích cho học sinh rõ. - Thưa dân. - Tày; Nùng; Mèo; Hmông - Phụ thuộc vào địa hình: nơi có mặt bằng KH mát mẻ, nơi có nguồn tài nguyên phong phú - Dựa SGK trả lời 2. Cư trú của con người: - Các vùng núi thường ít dân và là nơi cư trú của các dân tộc ít người. - Người dân vùng núi khác nhau trên Trái Đất có đặc điểm cư trú khác nhau: + Các dân tộc ở miền núi châu Á thường sống ở các vùng núi thấp, mát mẻ nhiều lâm sản. + Các dân tộc ở miền núi Nam Mĩ ưa sống ở độ cao trên 3000m, nhiều đất bằng, thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi. + Ở vùng sừng châu phi, người Ô-ti-pi-a sống tập trung trên các sườn núi cao chắn gió, mưa nhiều, mát mẽ. 4. Củng cố: (4p) - Nêu đặc điểm môi trường vùng núi. - Đặc điểm cư trú của các dân tộc miền núi? 5 . Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (2p) - Học bài và làm bài tập ở tập bản đồ - Chuẩn bị bài 25. Thế giới rộng lớn và đa dạng + Trên thế giới có mấy lục địa? Chỉ vị trí và nêu tên các lục địa? + Châu lục nào gồm 2 lục địa ? + Dựa vào các chỉ tiêu nào, người ta phân loại các quốc gia trên thế giới ? + Các quốc gia có các chỉ số như thế nào được xếp vào nhóm các quốc gia phát triển? IV. Rút kinh nghiệm: Thầy..................................................................................................................................... Trò Châu Thới, ngày tháng 10 năm 2018 Tổ kí duyệt
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_7_tuan_12_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs_n.doc