Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- HS thấy được các hoạt động kinh tế cổ truyền ở đới lạnh chủ yếu dựa vào chăn nuôi hay săn bắt động vật.
- Thấy được các hoạt động kinh tế hiện đại dựa vào khai thác tài nguyên ở đới lạnh (săn bắt cá voi, săn bắn và nuôi các loại thú có lông và da quý, thăm dò, khai thác dầu mỏ, khí đốt) và những khó khăn trong hoạt động kinh tế ở đới lạnh.
- Biết một số vấn đề lớn phải giải quyết ở đới lạnh.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng đọc, phân tích ảnh địa lí, kĩ năng vẽ sơ đồ về các mối quan hệ.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên
II. CHUẨN BỊ:
GV: - Các tranh ảnh các thành phố ở đới lạnh.
- Bản đồ kinh tế chung
HS: - Tìm hiểu bài trước ở nhà.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 22/10/2017 Tuần 12, Tiết 23 Bài 22. HOẠT ĐỘNG KINH TẾCỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - HS thấy được các hoạt động kinh tế cổ truyền ở đới lạnh chủ yếu dựa vào chăn nuôi hay săn bắt động vật. - Thấy được các hoạt động kinh tế hiện đại dựa vào khai thác tài nguyên ở đới lạnh (săn bắt cá voi, săn bắn và nuôi các loại thú có lông và da quý, thăm dò, khai thác dầu mỏ, khí đốt) và những khó khăn trong hoạt động kinh tế ở đới lạnh. - Biết một số vấn đề lớn phải giải quyết ở đới lạnh. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng đọc, phân tích ảnh địa lí, kĩ năng vẽ sơ đồ về các mối quan hệ. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên II. CHUẨN BỊ: GV: - Các tranh ảnh các thành phố ở đới lạnh. - Bản đồ kinh tế chung HS: - Tìm hiểu bài trước ở nhà. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1/) 2. Kiểm tra bài cũ: (5/) 1. Tính chất khắc nghiệt của khí hậu đới lạnh thể hiện như thế nào? 2. Giới TV- ĐV ở đới lạnh có đặc điểm gì? 3. Nội dung bài mới Giới thiệu bài: Ở các tiết trước các em đã đựơc học về môi trường đới lạnh. Vậy con người ở đây đã làm ăn sinh sống ra sao? chúng ta hãy vào bài học hôm nay? Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: hoạt động kinh tế của các dân tộc phương Bắc. (15/) - Quan sát H22.1/Sgk ? - Có các dân tộc nào sống ở đới lạnh phương Bắc? Hoạt động kinh tế chủ yếu của họ là gì? - Nêu địa bàn cư trú của các dân tộc sống bằng nghề chăn nuôi ? - Nêu địa bàn cư trú của các dân tộc sống bằng nghề săn bắt? - Quan sát H22.2 và 22.3: Nêu các hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc sống ở đới lạnh phương bắc ? - Tại sao ở đới lạnh lại khá ít dân cư sinh sống ? - Tại sao không tìm hiểu các hoạt động kinh tế ở phương Nam? GV: Trong thời đại hiện nay, khi KHKT đã phát triển, con người không chỉ dừng lại ở việc chăn nuôi và săn bắn mà còn khai thác tài nguyên thiên nhiên... - HS quan sát lược đồ - HS kể tên các dân tộc: Chăn nuôi và săn bắn. Người Chúc, Iakut, Xamoyet ở Bắc á, người Lapông ở Bắc Âu. Người Inúc ở Bắc Mỹ HS quan sát, phát biểu: - Người Lapông đang chăn tuần lộc - Người Inúc đang câu cá/xe trượt tuyết - Do khí hậu khắc nghiệt - Châu Nam cực không có người sinh sống. 1. Hoạt động kinh tế của các dân tộc phương Bắc - Các dân tộc sống ở đới lạnh phương Bắc: Chúc, I- a- kút, Xa-mô - et, La - pông, I-núc - Hoạt động kinh tế cổ truyền: Chăn nuôi tuần lộc, đánh bắt cá, săn thú có da lông quý lấy mỡ, thịt, da. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu việc nghiên cứu và khai thác môi trường. (15/) - GV treo và giới thiệu bản đồ khoáng sản thế giới và yêu cầu HS quan sát? - Chỉ và nêu nhận xét về các tài nguyên của đới lạnh? - Với tài nguyên phong phú như vậy và trình độ phát triển của thế giới hiện nay sẽ tạo điều kiện cho ngành kinh tế nào phát triển? - Mô tả nội dung ảnh 22.4 và 22.5? Nêu các hoạt động kinh tế hiện đại ở đới lạnh ? Hoạt động kinh tế hiện đại ở đây gặp khó khăn gì? THMT: Việc tiến hành các hoạt động kinh tế ở đây gây ra hậu quả gì ? Cần có những biện pháp gì để khắc phục những hậu quả trên ? GV: Hiện nay vấn đề bảo vệ động vật quý hiếm đang được cả thế giới quan tâm. VD: Việt Nam ra quyển "Sách đỏ". Thành lập các tổ chức "Hoà bình xanh", cả thế giới ngăn chặn việc phá hoại môi trường HS Qu quan sát bản đồ - Nghiên cứu để khai thác tài nguyên - H22.4: Một dàn khoan dầu - H22.5: Các nhà khoa học đang thăm dò HS nêu - Thiếu nhân lực, khó khăn do thời tiết.. - Một số loài có nguy cơ tuyệt chủng, - Cần bảo vệ các động vật quý hiếm 2. Việc nghiên cứu và khai thác môi trường. - Các tài nguyên đới lạnh: Hải sản, thú có lông quý, khoáng sản (Đồng, uranium, kim cương, kẽm, vàng, dầu mỏ..) - Hoạt động kinh tế hiện đại : Nghiên cứu và khai thác tài nguyên - Nhiều Thành phố và trang trại đã được xây dựng. 4. Củng Cố: (5/) GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm sau: Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau: 1. Hoạt động kinh tế nào không có ở đới lạnh? a. Chăn nuôi b. Trồng trọt c. săn bắt d. Nghiên cứu khai thác tài nguyên 2. Người I-núc ở Bắc Mĩ sống bằng nghề gì ? a. Chăn nuôi tuần lộc b. Săn thú có lông quý c. Đánh bắt cá, săn bắn tuần lộc gấu trắng... d. Cả 3 hoạt động trên 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4/) - HS về nhà học bài. - Làm các bài tập ở Vở BT và TBĐ - Tìm hiểu thêm về các hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh trên các tài liệu và phương tiện thông tin đại chúng - Chuẩn bị cho bài mới: Bài 23: Môi trường vùng núi IV. RÚT KINH NGHIỆM GV:............... HS:.................... Ngày soạn: 22/10/2017 Tuần 12, Tiết 24 Chương V. MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở VÙNG NÚI Bài 23. MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nắm được những đặc điểm cơ bản của môi trường vùng núi (Càng lên cao không khí càng lạnh và loãng, thực vật phân tầng theo độ cao). - Giải thích được một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường vùng núi. - Biết được cách cư trú khác nhau của con người ở các vùng núi trên thế giới. 2. Kĩ năng - HS rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích ảnh địa lí và cách đọc lát cắt ở 1 ngọn núi. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên. II. CHUẨN BỊ: GV: - Các tranh ảnh các cảnh quan, sự phân tầng thực vật vùng núi - Bản đồ tự nhiên thế giới HS: - Tìm hiểu bài trước ở nhà - Ôn lại các kiến thức, kĩ năng đã học về lớp vỏ khí đã học ở lớp 6 III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định lớp (1/) 2. Kiểm tra bài cũ: (5/) Hoạt động kinh tế của các dân tộc ở đới lạnh diễn ra như thế nào? 3. Nội dung bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: đặc điểm môi trường (20/) - GV treo bản đồ tự nhiên thế giới cho hs quan sát - Chỉ và nêu vị trí của các vùng núi trên bản đồ? - Các nhân tố ảnh hưởng đến khí hậu là gì? - GV tổ chức cho hs hoạt động theo nhóm: 2 nhóm Nhóm 1- 2: Thảo luận tìm hiểu sự thay đổi của tự nhiên theo độ cao (Khí hậu và thảm thực vật dựa vào H23.3/Sgk) Quan sát H23.1/SGK, mô tả lại quang cảnh? - Tại sao ở đới nóng lại có tuyết phủ trắng đỉnh núi? - Quan sát H23.2 cho biết thực vật phân bố từ chân núi đến đỉnh núi như thế nào? - Vùng Anpơ có mấy vành đai? giới hạn của mỗi vành đai? - Quan sát H23.3: So sánh độ cao của từng vành đai tương tự giữa 2 đới? Nhóm 3- 4: Thảo luận tìm hiểu về sự thay đổi của tự nhiên theo hướng sườn? (Khí hậu, thực vật) - Môi trường vùng núi thường gặp những khó khăn gì? Vì sao? Ở nước ta có thường xuyên xảy ra các khó khăn này không? - Em hiểu gì về tự nhiên vùng núi nước ta - GV nhận xét,chốt lại nội dung HS quan sát - HS lên bảng chỉ các vùng: Trung á, Tây châu Mĩ, Nam Âu, Đông Phi... Vĩ độ, độ cao, vị trí gần hay xa biển. - HS hoạt động theo nhóm * Nhóm 1-2: Càng lên cao không khí càng loãng, nhiệt độ và lượng mưa giảm dần, thực vật cũng phân tầng theo độ cao - Toàn cảnh: cây thấp, đỏ ở phía xa - Trên cao: núi, tuyết phủ trắng - Nhiệt độ giảm dần khi lên cao, cứ 1000m giảm 60C. - Lá rộng -> kim -> đồng cỏ -> tuyết - Có 4 vành đai: * Nhóm 3- 4: Sườn đón gió mát mẻ, mưa nhiều nên thực vật cũng tươi tốt, rậm rạp hơn sườn khuất gió. Trên những vùng vĩ độ cao sườn đón nắng ấm áp và thực vật phân tầng ở độ cao lớn hơn sườn khuất nắng. - Khó khăn: - Độ dốc lớn, giao thông khó khăn, lũ quét, rửa trôi, sạt lở đất. - Đại diện hs trình bày 1. Đặc điểm của môi trường - Khí hậu, thực vật ở vùng núi thay đổi theo độ cao và hướng của sườn núi. + Thay đổi theo độ cao: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm, thực vật phân tầng theo độ cao. + Thay đổi theo hướng sườn: Sườn núi đón gió ẩm hoặc đón nắng thì thực vật tươi tốt hơn sườn khuất gió hoặc khuất nắng - Nguyên nhân: do nhiệt độ và độ ẩm thay đổi theo độ cao, ảnh hưởng của địa hình. - Khó khăn: - Độ dốc lớn, giao thông khó khăn, lũ quét, rửa trôi, sạt lở đất. Hoạt động 2: nơi cư trú của con người. (10/) - GV treo lược đồ dân cư đô thị thế giới yêu cầu HS quan sát - Dựa vào lược đồ hãy nêu sự phân bố dân cư của vùng núi? - Tại sao ở vùng núi dân cư lại thưa thớt? - Dân cư miền núi thuộc các dân tộc nào? - Dân cư vùng núi có đặc điểm cư trú ra sao? - Ở miền núi nước ta cư trú của con người như thế nào? - GV chốt lại nội dung. Quan sát lược đồ - Dân cư miền núi rất thưa thớt. HS lí giải HSnêu - Cư trú theo tập quán HS liên hệ 2. Cư trú của của con người - Các vùng núi thường ít dân và là nơi cư trú của các dân tộc ít người. - Các dân tộc ở miền núi châu Á thường sống ở các vùng núi thấp có khí hậu mát mẻ, nhiều lâm sản. - Các dân tộc ở miền núi Nam Mĩ ưa sống ở độ cao trên 3000m nhiều đất bằng phẳng, thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi. - Ở vùng Sừng châu Phi, người Ê-ti-ô-pi sống tập trung trên các sườn núi cao chắn gió, mưa nhiều và mát mẻ. 4. Củng Cố : (5/) - GV cho HS đọc phần ghi nhớ, trả lời câu hỏi cuối bài. - Giải ô chữ. 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (4/) - HS về nhà học bài 23 - Tìm hiểu thêm về các đặc điểm của miền núi - Hoàn thành bài tập từ bản đồ. - Xem lại chương II, III, IV, V. IV. RÚT KINH NGHIỆM. GV:............. HS:................... Châu thới, ngày tháng năm 2017 Ký duyệt
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_7_tuan_12_nam_hoc_2017_2018_truong_thcs_n.doc