Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 11 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. Mục tiêu:

   1. Kiến thức:

- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở hoang mạc.

- Biết được nguyên nhân làm cho hoang mạc ngày càng mở rộng và biện pháp hạn chế sự phát triển hoang mạc.

   2Kĩ năng:

       - Rèn kĩ năng phân tích ảnh địa lí và tư duy tổng hợp 

  3. Thái độ: Không ủng hộ các hành động làm cho diện tích hoang mạc mở rộng

II. Chuẩn bị: 

     - Thầy: + Ảnh và tư liệu về HĐ kinh tế cổ truyền và hiện đại ở hoang mạc.

                 + Ảnh và tư liệu các biện pháp chống và cải tạo hoang mạc trên thế giới

   - Trò: sgk, sưu tầm tranh ảnh

doc 7 trang Khánh Hội 19/05/2023 280
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 11 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 11 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 11 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 16/10/2018 
Tuần: 11; Tiết: 21
BÀI 20: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở hoang mạc.
- Biết được nguyên nhân làm cho hoang mạc ngày càng mở rộng và biện pháp hạn chế sự phát triển hoang mạc.
 2. Kĩ năng: 
 - Rèn kĩ năng phân tích ảnh địa lí và tư duy tổng hợp 
 3. Thái độ: Không ủng hộ các hành động làm cho diện tích hoang mạc mở rộng
II. Chuẩn bị: 
 - Thầy: + Ảnh và tư liệu về HĐ kinh tế cổ truyền và hiện đại ở hoang mạc.
 + Ảnh và tư liệu các biện pháp chống và cải tạo hoang mạc trên thế giới
 - Trò: sgk, sưu tầm tranh ảnh
III. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp (1p)
 2. Kiểm tra bài cũ (5p)
 - Khí hậu hoang mạc có đặc điểm gì? So sánh khí hậu hoang mạc đới nóng và hoang mạc đới ôn hòa?
 - Tính chất thích nghi với môi trường khắc nghiệt khô hạn của sinh vật ở hoang mạc như thế nào?
 3. Nội dung bài mới: (32P)
 Giới thiệu bài:
 Ở các tiết trước các em đã đựơc học về môi trường hoang mạc. Vậy ở hoang mạc con người đã tiến hành các hoạt động kinh tế nào? Chúng ta hãy vào bài học hôm nay?
 Hoạt động của trò
 Hoạt động của thầy
 Nội dung cơ bản 
Hoạt Động 1: Tìm hiểu hoạt động kinh tế (17’)
- Y/c Hs qs H20.1, H20.2 kết hợp với sự hiểu biết của bản thân cho biết:
? ở hoang mạc có những hoạt động kinh tế cổ truyền nào? 
- Y/c đọc thuật ngữ "ốc đảo" và hoang mạc hóa trang 188 sgk trả lời câu hỏi sau:
- Tại sao ở hoang mạc trồng trọt chỉ phát triển chủ yếu ở các ốc đảo? 
- Tên các vật nuôi cây trồng phổ biến ở ốc đảo là gì?
- Chăn nuôi ở hoang mạc chủ yếu là hình thức nào? Tại sao?
- GV: Chăn nuôi du mục là HĐ kinh tế cổ truyền ở hầu hết các hoang mạc trên Tg.
- Các loài vật nào được nuôi phổ biến nhất?
- Vì sao họ nuôi những vật này?
- Một số dân tộc chở hàng hóa qua hoang mạc bằng phương tiện gì?
- GV: Y/c Hs Qs ảnh 20.3, 20.4...là ảnh gì?
- Hoạt động kinh tế hiện đại: 
+ Khai thác dầu khí.
 + Khai thác nước ngầm
- HĐKT hiện đại ở hoang mạc được thể hiện như thế nào? Nguyên nhân (Tại sao có những hoạt động này)?
- Phân tích vai trò kĩ thuật khoan sâu trong việc làm biến đổi bộ mặt hoang mạc?
- Kĩ thuật khoan sâu có vai trò rất quan trọng trong việc làm biến đổi bộ mặt của hoang mạc
- GV mở rộng KT về kĩ thuật khoan sâu (Dành cho HS khá giỏi)
* Xoáy sâu: Phân tích một số nguyên nhân làm cho các hoang mạc mở rộng trên thế giới?
- Biện pháp khắc phục?
- Chăn nuôi du mục, trồng trọt trong các ốc đảo và chuyên chở hàng hóa qua hoang mạc.
- Trong ốc đảo có nước, các điều kiện thích hợp với sự sống
- Cây: chà là, cam, chanh, lúa mạch, rau đậu...
 - Chăn nuôi: dê, cừu
- Chăn nuôi du mục, di chuyển đi để tìm nguồn nước.
- Dê, cừu, lạc đà, lừa, ngựa 
- Thích nghi với KH khô hạn, cho thịt, sữa, da... 
- Lạc Đà.
- 
> 
- H20.3: là cảnh trồng trọt ở những nơi có dàn nước tưới tự động xoay tròn của Li-bi
- - H20.4: là các dàn khoan dầu mỏ với các cột của khí đồng hành đang bốc cháy. 
- 
-- Kĩ thuật khoan sâu, khai thác khóang sản, du lịch
 - Nhờ tiến bộ của KHKT 
 HS: Khoan sâu: lấy nước tưới, lấy dầu mỏ
- Nguyên nhân : 
+ Cát lấn 
+ Biến động khí hậu toàn cầu 
+ Tác động của con người 
- Biện pháp khắc phục : 
+ Khai thác nước ngầm hoặc dẫn nước vào hoang mạc bằng kênh đào 
+ Trồng và bảo vệ rừng ngăn cát bay và cải tạo khí hậu
1. Hoạt động kinh tế:
* Hoạt động kinh tế cổ truyền:
 - Chăn nuôi du mục.
 - Trồng trọt trong các ốc đảo.
 - Nguyên nhân: thiếu nước.
* Hoạt động kinh tế hiện đại: 
 - Khai thác dầu khí.
 - Khai thác nước ngầm.
 Nguyên nhân: nhờ tiến bộ của KHKT. 
Hoạt Động 2: Tìm hiểu hoang mạc đang ngày càng mở rộng: (15p)
- GV: cho Học sinh quan sát H20.5 và n/c TT SGK cho biết:
- Ảnh cho thấy điều gì?
 - Nguyên nhân hoang mạc mở rộng?
? Với 2 nguyên nhân trên nơi nào dễ bị hoang mạc hóa?
 - GV: những nơi dễ bị hoang mạc hóa là rìa hoang mạc, những nơi có mùa khô kéo dài mà đất bị khai thác cạn kiệt, không được chăm sóc Và diện tích đất bị hoang mạc hóa hàng năm trên TĐ ngày càng mở rộng ( mỗi năm mất khỏang 10 triệu ha đất trồng).
- Y/c các em QS h20.3 và 20.6 kết hợp với hiểu biết của mình cho biết:
* THMT: hoạt động của con người là một trong những tác động chủ yếu làm cho diện tích hoang mạc ngày càng mở rộng.
- nêu một số biện pháp nhằm cải tạo và ngăn chặn sự phát triển của hoang mạc...
- Con người đã làm gì để cải tạo hoang mạc?
- GV: Khai thác nước ngầm bằng giếng khoan sâu hay bằng kênh đào?
- Trồng cây gây rừng để chống cát bay và cải tạo khí hậu.
GV: Liên hệ GD học sinh.
- - Đây là ảnh chụp các khu dân cư ven xa-ha-ra, ảnh cho thấy các khu dân cư đông như vậy mà cây xanh ít. 
 - Do cát lấn hoặc do khí hậu toàn cầu (thiên nhiên)
 - Do con người khai thác cây xanh quá mức.
 HS: Rìa hoang mạc dễ bị cát lấn, có ít cây xanh do dễ bị chặt phá hoặc gia súc ăn trụi
- H20.3: khoan sâu đưa nước tưới vào để phát triển trồng trọt, chăn nuôi.
 - H20.6: trồng cây gây rừng chống cát bay.
2. Hoang mạc đang ngày càng mở rộng:
 - Nguyên nhân: chủ yếu do tác động tiêu cực của con người, cát lấn, biến động của khí hậu toàn cầu.
- Biện pháp hạn chế sự phát triển hoang mạc:
+ Cải tạo hoang mạc thành đất trồng.
+ Khai thác nước ngầm, trồng rừng. 
4.Củng cố (5p)
GV cho HS chơi trò giải ô chữ (1 Hs điều khiển)
Hàng ngang:
1) Có (5 chữ cái): Cây giống hình cây dừa được trồng nhiều ở hoang mạc? 
2) Có (5 chữ cái): Nơi có nguồn nước ngọt và các điều kiện thích hợp với sự sống của các sinh vật cũng như con người trong hoang mạc?
3) Có (13 chữ cái): Một hoạt động kinh tế hiện đại của con người được tiến hành ở hoang mạc?
4) Có (6 chữ cái): Hình 20.5 chỉ một vùng đất ở rìa hoang mạc Xa-ha-ra bị ()
5) Có (8 chữ cái): Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tốc độ hoang mạc hoá cao?
6) Có (3 chữ cái): Một cây thuộc họ nhà chanh được trồng ở hoang mạc?
7) Có (5 chữ cái): Một loài vật có bướu to dùng để chuyên chở hàng hoá ở hoang mạc?
8) Có (3 chữ cái): Tên một loài vật được nuôi ở hoang mạc?
Ô chữ cần tìm
 Vùng có khí hậu rất khô với những loài thực vật chịu hạn cao hoặc thực vật ưa khô hạn mọc rải rác?
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (4P)
- Nắm được nội dung bài học
- Làm các bài tập ở Vở BT và TBĐ
- Tìm hiểu thêm về các hoạt động kinh tế của hoang mạc trên các tài liệu và phương tiện thông tin đại chúng
- Chuẩn bị cho bài mới: Bài 21: Môi trường đới lạnh
IV. Rút kinh nghiệm
Thầy:.	
Trò:...
Ngày soạn: 16/10/2018 
Tuần: 11; Tiết: 22
CHƯƠNG IV: MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH. HOẠT ĐỘNG KINH
TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH
BÀI 21: MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
- Biết vị trí của đới lạnh trên bản đồ Tự nhiên thế giới.
- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của đới lạnh. 
- Biết được sự thích nghi của động vật và thực vật với môi trường đới lạnh.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn luyện khả năng đọc phân tích bản đồ ảnh địa lí, đọc biểu đồ khí hậu đới lạnh.
 3. Thái độ: có quan điểm đúng về môi trường đới lạnh.
II. Chuẩn bị:
 - Thầy: + Lược đồ tự nhiên Bắc cực, lược đồ tự nhiên Nam cực
 + Bản đồ khí hậu thế giới, ảnh thực vật, động vật đới lạnh
 - Trò: Sgk, sưu tầm tranh ảnh.
III. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp (1p)
 2. Kiểm tra bài cũ: (5p)
 - Những hoạt động kinh tế cổ truyền và kinh tế hiện đại trong các hoang mạc hiện nay là gì?
 - Nguyên nhân và biện pháp hạn chế sự phát triển của hoang mạc.
 3. Nội dung bài mới : 
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò 
 Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của môi trường(16p)
GV: y/c HS quan sát 2 lược đồ H21.1, H21.2 sgk xác định:
- Ranh giới môi trường đới lạnh ở 2 bán cầu?
 - Sự khác nhau giữa môi trường đới lạnh ở Bắc Bán Cầu và Nam Bán Cầu?
- Cho Hs hoạt động nhóm qs H21.3 sgk đọc biểu đồ khí hậu cho biết:
* Xoáy sâu: Phân tích được lược đồ, ảnh, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa?
- Diễn biến của nhiệt độ và lượng mưa trong năm của đới lạnh như thế nào?
- Tìm những đặc điểm KH của môi trường đới lạnh (nhiệt độ và lượng mưa)? 
- Gợi ý: Tháng nhiệt độ cao nhất, thấp nhất? Biên độ nhiệt. Tháng mưa thấp nhất, tháng mưa cao nhất. 
- GV: chốt kiến thức
- KH môi trường đới lạnh có gì khác biệt với các môi trường đã học?
- Giải thích vì sao KH có những đặc điểm đó (nguyên nhân)?
- Cho HS đọc thuật ngữ" Băng trôi, băng sơn" và y/c HS quan sát h21.4, h21.5 hãy:
? So sánh sự khác nhau giữa núi băng và băng trôi?
- Quang cảnh này thường gặp vào mùa nào ở đới lạnh? Tại sao?
- Đới lạnh nằm trong khoảng từ 2 vòng cực đến 2 cực.
- Bắc bán cầu: Bắc băng Dương (Đại dương), NBC: Châu Nam Cực (lục địa)
- Nhiệt độ: Tháng cao nhất T7: dưới 100c, thấp nhất T2: - 300c.
- Tháng có nhiệt độ trên 00 c từ: T6 - giữa T9. Số tháng dưới 00c: T9 -T5
 - Biên độ nhiệt năm: 400c.
 - Nhiệt độ: quanh năm lạnh lẽo, có 3 -5 tháng mùa hạ không bao giờ nóng 100c.
 - Lượng mưa: Tb năm: 135 mm, mưa nhiều nhất T7 và T8 không quá 20 mm/ tháng, các tháng còn lại mưa dưới 20 mm dưới dạng tuyết rơi
HS: Góc nhập xạ nhỏ, áp cao, gió đông cực
- Trong 2 ảnh đều có cả núi băng và băng trôi (ảnh 21.4 là núi băng mới trượt từ lục địa nam cực xuống biển; 21.5 là băng trôi nhỏ) 
- Thường gặp trên các vùng biển đới lạnh vào mùa hạ. 
1. Đặc điểm của môi trường:
 - Vị trí: đới lạnh nằm trong khỏang từ 2 vòng cực đến 2 cực.
- Đặc điểm KH:
+ Khí hậu khắc nghiệt, lạnh lẽo, mùa đông rất dài, mưa ít và chủ yếu dưới dạng tuyết rơi, đất đóng băng quanh năm.
- Nguyên nhân: nằm ở vĩ độ cao.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự thích nghi của thực vật, đông vật với môi trường (16p)
- Y/c HS QS H21.6, H21.7 Sgk hãy:
- Mô tả cảnh đài nguyên vào mùa hạ ở Bắc Âu, Bắc Mĩ?
- Đài nguyên nào có KH lạnh hơn?
- Kể tên thực vật ở đây?
- Cách thích nghi của TV với KH lạnh lẽo khắc nghiệt? 
- Cho nhận xét về cây cỏ ở Đài nguyên: về số lượng, loài cây, độ cao của cây? 
- Vì sao thực vật chỉ phát triển vào mùa hạ?
- Vì sao độ cao của cây ở đới lạnh lùn?
- GV y/c Hs QS H21.8, H21.9, H21.10 SGK kể tên các con vật ở đới lạnh? Nguồn thức ăn của chúng?
- Cách thích nghi của ĐV với KH lạnh lẽo bằng cách nào?
- Hs dựa vào tranh ảnh vốn hiểu biết:
- Ở môi trường đới lạnh TV hay ĐV phong phú hơn? Tại sao?
 - Cách thích nghi của TV và ĐV ở môi trường đới lạnh có gì khác với môi trường hoang mạc? Tại sao?
GV: Nhận xét và kết luận:
- H21.6: cho thấy cảnh đài nguyên bắc Âu vào mùa hạ với vài đám rêu và địa y đang nở hoa
 H 21.7: cho thấy cảnh đài nguyên bắc Mĩ vào mùa hạ với thực vật nghèo nàn, thưa thớt hơn.
-> Đài nguyên Bắc Mĩ có KH lạnh hơn Bắc Âu.
- Cây gỗ giảm chiều cao, tán lá kín 
- Không nhiều
- Mùa hạ cây cỏ phát triển nhờ KH ấm áp tuyết tan
- Giảm chiều cao để chống bão tuyết.
- Tuần lộc: dựa vào cây cỏ, rêu, địa y
 - Chim cánh cụt, hải cẩu sống nhờ cá, tôm dưới biển
- Nhờ lớp mỡ, lông dày 
- ĐV phong phú hơn..
- Dựa kiến thức trả lời
2. Sự thích nghi của thực vật, đông vật với môi trường:
 - Thực vật: chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi, cây cối còi cọc, thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu, địa y.
 - Động vật: có lớp mỡ dày, lông dày hoặc bộ lông không thấm nước, một số động vật ngủ đông hay di cư để tránh mùa đông lạnh.
4. Củng cố (5p)
 - Tính khắc nghiệt của khí hậu đới lạnh được thể hiện như thế nào?
 - Tại sao nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất?
5 . Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (2p)
 - Học bài và làm bài tập ở tập bản đồ
 - Chuẩn bị tìm hiểu trước bài 22: về hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh?
IV. Rút kinh nghiệm:
ThầyTrò
	Châu Thới, ngày tháng 10 năm 2018
Tổ kí duyệt

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_7_tuan_11_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs_n.doc