Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 11 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I.  MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

  HS cần:

- Hiểu biết các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở trong các hoang mạc, qua đó làm nổi bật khả năng thích nghi của con người đối với môi trường.

- Biết được nguyên nhân của hiện tượng hoang mạc hoá đang mở rộng trên thế giới và những biện pháp cải tạo hoang mạc hiện nay để ứng dụng vào cuộc sống vào cải tạo môi trường sống.

2. Kĩ năng

- HS rèn luyện kĩ năng phân tích ảnh địa lí và tư duy tổng hợp địa lí

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên

II.  CHUẨN BỊ:

    GV: - Các tranh ảnh các hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc.

           - Ảnh về các thành phố hiện đại trong hoang mạc ở các nước Ả Rập hay ở Bắc Mĩ.

           - Ảnh về cách phòng chống hoang mạc trên thế giới.

    HS:  - Tìm hiểu bài trước ở nhà

doc 9 trang Khánh Hội 19/05/2023 20
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 11 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 11 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 11 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 18-10-2017
Tuần 11 Tiết 21
 Bài 20. HOẠT ĐỘNG KINH TẾCỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
 HS cần:
- Hiểu biết các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở trong các hoang mạc, qua đó làm nổi bật khả năng thích nghi của con người đối với môi trường.
- Biết được nguyên nhân của hiện tượng hoang mạc hoá đang mở rộng trên thế giới và những biện pháp cải tạo hoang mạc hiện nay để ứng dụng vào cuộc sống vào cải tạo môi trường sống.
2. Kĩ năng
- HS rèn luyện kĩ năng phân tích ảnh địa lí và tư duy tổng hợp địa lí
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên
II. CHUẨN BỊ:
 GV: - Các tranh ảnh các hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc.
 - Ảnh về các thành phố hiện đại trong hoang mạc ở các nước Ả Rập hay ở Bắc Mĩ.
 - Ảnh về cách phòng chống hoang mạc trên thế giới.
 HS: - Tìm hiểu bài trước ở nhà
III.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1/)
2. Kiểm tra bài cũ: (5/)
	1/ Nêu các đặc điểm của khí hậu hoang mạc.
	2/ Thực – động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn như thế nào?
3. Nội dung bài mới
 Giới thiệu bài:
 Ở các tiết trước các em đã đựơc học về môi trường hoang mạc. Vậy ở hoang mạc con người đã tiến hành các hoạt động kinh tế nào? Chúng ta hãy vào bài học hôm nay?
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: hoạt động kinh tế (17/)
Dựa vào phần chuẩn bị bài ở nhà, cho biết hoạt động kinh tế ở đới hoang mạc bao gồm những hình thức nào?
Quan sát H20.1 & 20.2, mô tả và hãy nêu các hoạt động kinh tế thể hiện ở các ảnh?
- GV: Yêu cầu HS đọc thuật ngữ "ốc đảo"/Sgk/188
- Tại sao người ta chỉ trồng trọt ở các ốc đảo?
- Tại sao lại sử dụng đoàn lạc đà để chở hàng hoá mà không dùng các phương tiện hiện đại ?
- GV: nói qua về loài lạc đà: là gia súc được ưa chuộng trong hoang mạc châu á, châu Phi. Có thể nhịn khát trong 9 ngày liền với chiếc bướu to, chuyên chở hàng hoá đi với tốc độ 40 km/ngày
 Tại sao ở đây lại chăn nuôi du mục?
- Nguyên nhân nào làm cho hoang mạc ngày càng mở rộng?
- Quan sát H20.3 & 20.4 
đọc Sgk, hãy mô tả lại nội dung các ảnh?
GV: Để có được nước tưới như vậy, phải khoan đến các vỉa nước ngầm rất sâu nên rất tốn kém.
GV: Các nguồn lợi dầu mỏ, khí đốt..đã giúp cho con người có đủ khả năng trả chi phí đắt cho việc khoan sâu.
- Từ việc mô tả H20.3 & 20.4 đọc Sgk, hãy nêu các hoạt động kinh tế hiện đại ở hoang mạc?
 Để tiến hành cải tạo hoang mạc và khai thác dầu cần có điều kiện gì ?
 Phân tích vai trò của kĩ thuật khoan sâu trong việc làm biến đổi bộ mặt của hoang mạc ?
 GV nêu: Việc cải tạo hoang mạc bằng các giếng khoan sâu trên bán đảo Ả-Rập, ở Tây nam Hoa Kì, Bắc Phi
 Ngoài hai hoạt động kinh tế hiện đại kể trên, ở đây còn phát triển ngành kinh tế mới nào?
Theo em, nơi nào ở Việt Nam có tính chất bán hoang mạc? Con người ở đó đã tiến hành các hoạt động kinh tế nào?
- GV chốt lại nội dung của bài.
HS phát biểu: 2 hình thức
- Hoạt động kinh tế cổ truyền
- Hoạt động kinh tế hiện đại.
 HS tập hợp thành 2 nhóm thảo luận:
- Nhóm 1: Hoạt động kinh tế cổ truyền
- HS quan sát và trả lời
- Trồng trọt trong ốc đảo và vận chuyển, buôn bán hàng hoá qua hoang mạc
 HS đọc
- Vì ở ốc đảo mới có nước, việc xây dựng đường xe lửa và đường giao thông rất khó khăn
HS lắng nghe
HS nêu: Chăn nuôi du mục
- Chặt phá cây rừng, đốt rừng làm nương rẫy..
- Vì ở đây nguồn thức ăn và nước uống khan hiếm nên phải di chuyển đàn gia súc đi khắp nơi để tìm thức ăn, nước uống.
- Nhóm 2: Hoạt động kinh tế hiện đại
HS mô tả:
+ H20.3: là cảnh trồng trọt ở những nơi có dàn nước tưới tự động xoay tròn của Li-bi. Cây cối chỉ mọc ở những nơi có nước tưới, hình thành nên những vòng tròn xanh, bên ngoài vòng tròn là hoang mạc. 
+ H 20.4: là các dàn khoan dầu với các cột khói của khí đồng hành đang bốc cháy. Các giếng dầu này thường nằm rất sâu. 
- Cải tạo hoang mạc thành đồng ruộng và khai thác dầu mỏ.
- Cần phải khoan sâu để tìm nước ngầm và dầu mỏ.
HS phân tích: Với kĩ thuật khoan sâu người ta có thể khoan đến các túi ngầm hay các túi dầu nằm sâu bên dưới các hoang mạc.
- Phát triển ngành du lịch
(đây là một nghành mới nhưng đem lại lợi nhuận cao: với 70 đôla cho một hướng dẫn viên/ngày... hiện nay có các cuộc thi chạy thường niên)
HS nêu: Ninh Thuận-Bình Thuận 
- Nông nghiệp: Trồng trọt cây xương rồng, thanh long
- CN-DV: Phát triển du lịch
1. Hoạt động kinh tế
a) Hoạt động kinh tế cổ truyền
+ Trồng trọt, chăn nuôi trong các ốc đảo
+ Vận chuyển, buôn bán hành hoá qua hoang mạc
+ Chăn nuôi du mục.
b) Hoạt động kinh tế hiện đại.
+ Cải tạo hoang mạc
+ Khai thác dầu mỏ
+ Phát triển ngành du lịch
Hoạt động 2: hoang mạc đang ngày càng mở rộng. (13/)
GV yêu cầu HS đọc thuật ngữ “hoang mạc hoá”/Sgk/187
 Đọc phần đầu SGK hãy cho biết tình hình hoang mạc hoá trên thế giới diễn ra ntn?
 GV cho HS đọc thêm tình hình hoang mạc hoá trên thế giới/70/Tài liệu tham khảo 
THMT : Quan sát ảnh H20.5, nêu nội dung của ảnh?
 GV: Ảnh cho thấy các khu dân cư đông như vậy mà cây xanh ít, chỉ riêng việc giải quyết thức ăn cho chăn nuôi và củi đun nấu đã thúc đẩy người dân chặt hạ cây xanh. Ảnh cũng cho thấy cát đã lấn dần vào vài khu dân cư.
 Nêu các nguyên nhân cơ bản dẫn tới tốc độ hoang mạc hoá trên ?
 Quan sát H20.6 hãy cho biết nội dung của ảnh?
 Từ hình 20.3 và H20.6, cho biết: Để khắc phục hoặc làm hạn chế tốc độ hoang mạc hoá trên chúng ta có các biện pháp nào?
HS đọc thuật ngữ
 HS nêu
 HS đọc
HS quan sát, phát biểu: ảnh chụp các dân cư ven Xa-ha-ra. 
 HS lí giải 
HS quan sát, phát biểu: khu rừng lá kim ở phía xa, rừng lá rộng chen lẫn những đồng cỏ đang chăn thả ngựa ở cận cảnh
HS nêu Biện pháp 
2. Hoang mạc đang ngày cành mở rộng
- Tình hình: Hoang mạc trên thế giới đang ngày càng mở rộng (10 triệu ha)
- Nguyên nhân:
+ Do cát lấn (bão cát)
+ Biến đổi khí hậu
+ Do con người.
- Biện pháp:
+ Trồng và bảo vệ rừng (nhất là rừng phòng hộ)
+ Cải tạo hoang mạc
+ Khai thác nước ngầm + Giếng khoan sâu hay bằng kênh đào.
4. Củng Cố : (5/)
GV cho HS chơi trò giải ô chữ (1 Hs điều khiển)
Hàng ngang:
1) Có (5 chữ cái): Cây giống hình cây dừa được trồng nhiều ở hoang mạc? 
2) Có (5 chữ cái): Nơi có nguồn nước ngọt và các điều kiện thích hợp với sự sống của các sinh vật cũng như con người trong hoang mạc?
3) Có (13 chữ cái): Một hoạt động kinh tế hiện đại của con người được tiến hành ở hoang mạc?
4) Có (6 chữ cái): Hình 20.5 chỉ một vùng đất ở rìa hoang mạc Xa-ha-ra bị ()
5) Có (8 chữ cái): Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tốc độ hoang mạc hoá cao?
6) Có (3 chữ cái): Một cây thuộc họ nhà chanh được trồng ở hoang mạc?
7) Có (5 chữ cái): Một loài vật có bướu to dùng để chuyên chở hàng hoá ở hoang mạc?
8) Có (3 chữ cái): Tên một loài vật được nuôi ở hoang mạc?
Ô chữ cần tìm
 Vùng có khí hậu rất khô với những loài thực vật chịu hạn cao hoặc thực vật ưa khô hạn mọc rải rác?
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (4/)
- Nắm được nội dung bài học
- Làm các bài tập ở Vở BT và TBĐ
- Tìm hiểu thêm về các hoạt động kinh tế của hoang mạc trên các tài liệu và phương tiện thông tin đại chúng
- Chuẩn bị cho bài mới: Bài 21: Môi trường đới lạnh
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
GV:..	
HS:................... 
Ngày soạn: 18/10/2017
Tuần 11, Tiết 22 
Chương IV . MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH.
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH
Bài 21. MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Nắm được những đặc điểm cơ bản của đới lạnh (Lạnh lẽo, có ngày và đêm dài 24 giờ đến tận 6 tháng, lượng mưa rất ít chủ yếu là tuyết).
- Biết tính thích nghi của SV ở đới lạnh để tồn tại và phát triển, đặc biệt là động vật dưới nước. 
2. Kĩ năng
- Rèn luyện thêm kĩ năng đọc, phân tích lược đồ và ảnh địa lí, đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của đới lạnh.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên
II. CHUẨN BỊ:
 GV: - Các tranh ảnh các cảnh quan đới lạnh, ảnh ĐV, TV ở đới lạnh.
 - Bản đồ 2 cực
 HS: - Ôn lại các kiến thức, kĩ năng đã học về các miền cực
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: (1/)
2. Kiểm tra bài cũ: (5/)
1. Trình bày các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại trong các hoang mạc ngày nay.
2. Hiện nay con người khai thác hoang mạc như thế nào, nêu những hạn chế của quá trình hoang mạc mở rộng trên TG.
3. Nội dung bài mới:
 Giới thiệu bài:
Nếu MT hoang mạc có KH vô cùng khắc nghiệt, khô hạn, rất bất lợi cho sự sống, thì cũng còn một MT nữa của TĐ có KH khắc nghiệt không kém, TV, ĐV cũng rất nghèo nàn. Có những nét tương đồng, những tính chất đối nghịch nhau vì MT thì quá nóng, 1 MT thì quá lạnh. Đó là MT gì? Có đặc điểm TN ntn là ND của bài hôm nay.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung nội dung
Hoạt động 1: đặc điểm của môi trường (15/)
- Quan sát Lược đồ đới lạnh ở 2 vùng cực?
- Nêu vị trí và ranh giới của đới lạnh?
 GV lưu ý: Đường vòng cực (66o30') được thể hiện vòng trong nét đứt còn đường ranh giới đới lạnh là đường thẳng to: 0oC T7 ở BBC và T1 ở NBC (là tháng có to cao mùa hạ ở 2BC).
- Quan sát H21.1, 21.2 SGK cho biết sự khác nhau giữa MT đới lạnh BBC và NBC?
- Quan sát biểu đồ H21.3?
- GV tổ chức cho HS thảo luận phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa H21.3 và rút ra kết luận về đặc điểm chung của khí hậu đới lạnh?
 GV gợi ý:
- To cao nhất là? 
- Thấp nhất? 
- Số tháng có to > 0oC từ 
- Số tháng có to < 0oC - - - - Tính biên độ to trong năm? 
 Lượng mưa 3 tháng mưa nhiều nhất, ít nhất ? - Dựa vào kiến thức đã học hãy giải thích tại sao đới lạnh lại có đặc điểm khí hậu như vậy?
- Với đặc điểm khí hậu đó làm quang cảnh ở đây có đặc điểm gì?
 GV bổ sung: Gió ở đới lạnh thổi rất mạnh, luôn có bão tuyết vào mùa đông. 
- GV yêu cầu học sinh thuật ngữ "Băng trôi, núi băng". 
 Quan sát H21.4 & 21.5 Chỉ ra sự khác nhau giữa núi băng và băng trôi ?
 GV: Kích thước khác nhau, băng trôi xuất hiện vào mùa hạ núi băng quá nặng, quá dày tự tách ra từ 1 khối băng lớn.
 Với sự nóng lên của trái đất có ảnh hưởng gì đến cảnh quan đới lạnh ?
- GV chốt lại nội dung.
HS quan sát lược đồ và trả lời các câu hỏi
HS phát biểu
- ở BBC là đại dương còn NBC là lục địa.
 HS quan sát hình 21.3, thảo luận theo bàn, đại diện nêu ý kiến
- TO cao nhất là 10oC vào T7 
- Thấp nhất > 30oC T2 
- Số tháng có to > 0oC từ T6 - T9 (3,5 tháng) 
- Số tháng có to < 0oC T9 - t5 năm sau (8,5tháng)
- Biên độ to trong năm 40oC 
- Lượng mưa trung bình năm: 133m 
 + Mưa nhiều tháng 7, 8 
 + Mưa ít các tháng còn lại
 HS giải thích
 HS nêu: Toàn bộ bề mặt bị băng bao phủ.
 HS đọc
 HS quan sát, chỉ ra sự khác nhau.
HS suy ngẫm, nêu ý kiến
1. Đặc điểm của môi trường
- Vị trí: 2 bán cầu là khoảng 60o độ vĩ -> địa cực.
- Khí hậu: 
 Quanh năm rất lạnh 
+ Mùa đông rất dài 
+ Mùa hè ngắn (có to < 10oC) 
 Mưa rất ít (<500mm), phần lớn dưới dạng tuyết rơi. 
 Vùng biển lạnh vào mùa hè có băng trôi và núi băng.
- Cảnh quan:Toàn bộ bề mặt bị băng bao phủ.
Hoạt động 2: sự thích nghi của thực vật và động vật với môi trường. (15/)
GV yêu cầu Hs tập hợp thành hai nhóm thảo luận, đại diện nêu ý kiến theo nội dung:
 Nhóm 1:
 Quan sát các ảnh H21.6, 21.7 nêu nội dung ảnh?
 Nêu đặc điểm của thực vật ở phương Bắc?
 Tại sao thvật nơi đây lại có đặc điểm như vậy?
 Các loài thực vật ở đới lạnh thích nghi với môi trường như thế nào?
 Nhóm 2:
 Quan sát các ảnh H21.8, 21.9, 21.10 nêu nội dung ảnh?
 Nêu đặc điểm của động vật ở phương Bắc?
 Tại sao đvật nơi đây lại có đặc điểm như vậy?
 Các loài động vật ở đới lạnh thích nghi với môi trường như thế nào ?
-GV nhận xét -> kết luận.
HS chia làm 2 bên (2 nhóm) thảo luận, đại diện nêu ý kiến
Thực vật
- Ở phương Bắc thực vật phát triển vào mùa hạ, còi cọc, thấp lùn chủ yếu là rêu, địa y
Động vật
 - Động vật thích nghi được nhờ có lớp mỡ dày, lớp lông dày không thấm nước. 
 - Một số động vật di cư để tránh đông hoặc ngủ đông
2 Sự thích nghi của thực vật và động vật với môi trường
a. Thực vật
- Ở phương Bắc thực vật phát triển vào mùa hạ, còi cọc, thấp lùn chủ yếu là rêu, địa y
b. Động vật
 - Động vật thích nghi được nhờ có lớp mỡ dày, lớp lông dày không thấm nước. 
 - Một số động vật di cư để tránh đông hoặc ngủ đông
4. Củng Cố: (5/)
- GV yêu cầu HS đọc bài đọc thêm/Sgk/72 cho biết người I-Nuc đã thích nghi với mùa đông lạnh giá ntn?
- GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm sau:
 Điền chữ Đ vào o ở các câu đúng, chữ S vào o ở các câu sai:
 1. Ở đới lạnh ngày đêm luôn bằng nhau.o
 2. Nhiệt độ đới lạnh thường rất thấp. o
 3. Ở đới nóng luôn có lớp băng. o
 4. Ở Nam cực không có thực vật. o
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4/)
- HS về nhà học bài.
 - Làm các bài tập ở Vở BT và TBĐ
 - Tìm hiểu thêm về các hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh trên các tài liệu và phương tiện thông tin đại chúng
 - Chuẩn bị cho bài mới: Bài 22: Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh.
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
GV:	
HS:

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_7_tuan_11_nam_hoc_2017_2018_truong_thcs_n.doc