Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 10 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. Mục tiêu: 

   1. Kiến thức: 

       - Mối tương quan nhiệt ẩm ở đới ôn hòa.

       - Lượng khí thải CO2 (điôxit cacbon) là nguyên nhân chủ yếu làm cho Trái Đất nóng lên.

       - Lượng CO2 trong không khí không ngừng tăng lên và nguyên nhân sự gia tăng đó.

    2. Kĩ năng: 

       - Nhận biết được các kiểu môi trường của đới ôn hòa (ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, địa trung hải…) qua tranh ảnh và biểu đồ khí hậu.     

    3. Thái độ: Ủng hộ các biện pháp nhằm hạn chế lương khí  CO2 

II. Chuẩn bị

     - Thầy: +Biểu đồ các kiểu KH của đới nóng và đới ôn hòa.

                  + Tranh, ảnh về hiện tượng ô nhiễm môi trường.

    - Trò: soạn bài trước

III. Các bước lên lớp:

  1. Ổn định lớp (1p)
  2. Kiểm tra bài cũ (5p)

- Trình bày nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà?

doc 5 trang Khánh Hội 19/05/2023 160
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 10 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 10 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 10 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 09/10/2018 
Tuần: 10; Tiết: 19
 BÀI 18 : THỰC HÀNH NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: 
 - Mối tương quan nhiệt ẩm ở đới ôn hòa.
 - Lượng khí thải CO2 (điôxit cacbon) là nguyên nhân chủ yếu làm cho Trái Đất nóng lên.
 - Lượng CO2 trong không khí không ngừng tăng lên và nguyên nhân sự gia tăng đó.
 2. Kĩ năng: 
 - Nhận biết được các kiểu môi trường của đới ôn hòa (ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, địa trung hải) qua tranh ảnh và biểu đồ khí hậu. 
 3. Thái độ: Ủng hộ các biện pháp nhằm hạn chế lương khí CO2 
II. Chuẩn bị: 
 - Thầy: +Biểu đồ các kiểu KH của đới nóng và đới ôn hòa.
 + Tranh, ảnh về hiện tượng ô nhiễm môi trường.
 - Trò: soạn bài trước
III. Các bước lên lớp:
Ổn định lớp (1p)
Kiểm tra bài cũ (5p)
- Trình bày nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà?
Nội dung bài mới: (34p)
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 Nội dung cơ bản
HĐ1: Xác định kiểu môi trường thông qua biểu đồ: (20p)
- GV: ở phần MT đới nóng (lượng mưa thể hiện bằng hình cột, nhiệt độ thể hiện bằng đường).
- GV: chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm thảo luận (5 phút)
* Xoáy sâu: phân tích 1 biểu đồ và làm rõ các vấn đề : nhiệt độ, lượng mưa?
+ Nhiệt độ:
 - Mùa hạ: tháng 7 nhiệt độ khỏang bao nhiêu độ?
 - Mùa đông: tháng 1 nhiệt độ khỏang bao nhiêu độ?
 + Lượng mưa:
- Mùa hạ: tháng 7 lượng mưa khỏang bao nhiêu mm?
- Mùa đông: tháng 1 lượng mưa khỏang bao nhiêu mm?
- Thời gian mưa nhiều?
- Hs: rút ra kết luận đây là biểu đồ thuộc kiểu KH nào?
- GV: nhận xét hoạt động của các nhóm và kết luận: 
HS: Thảo luận (5 phút)
* Biểu đồ A: Nhiệt độ + + Mùa hạ: khỏang 1100c. Mùa đông: 9 tháng nhiệt độ < 00C (mùa đông lạnh -300C)
- Lượng mưa: Mùa hạ: mưa nhiều. Mùa đông: mưa ít, tháng nhiều nhất không quá 50 mm và có 9 tháng mưa dưới dạng tuyết rơi.
=> KH ôn đới vùng gần cực.
* Biểu đồ B: Nhiệt độ: Mùa hạ: 250C. Mùa đông: 100C (ấm áp).
 - Lượng mưa: Mùa hạ: khô hạn. Mùa đông: mưa vào thu đông.
=> KH Địa Trung Hải.
* Biểu đồ C: Nhiệt độ Mùa hạ: mát dưới 150c.Mùa đông: ấm áp khỏang 50c.
 - Lượng mưa: Mùa hạ: mưa ít, khỏang 75 mm. Mùa đông: mưa nhiều trên 170 mm
=> KH ôn đới hải dương.
1. Xác định các kiểu MT của đới ôn hòa qua biểu đồ tương quan nhiệt - ẩm:
- Biểu đồ A: thuộc kiểu KH Ôn đới lục địa vùng gần cực.
 - Biểu đồ B: thuộc kiểu KH Địa Trung Hải.
- Biểu đồ C: thuộc kiểu KH Ôn đới hải dương.
HĐ 2: Tìm hiểu nguyên nhân gia tăng lượng khí thải và giải thích nguyên nhân (14p)
GV: hướng dẫn học sinh đọc thông tin bt 3 trang 60 (SGK) và nhận xét:
- Từ năm 1840 -1997 lượng khí thải tăng như thế nào?
- Nguyên nhân của sự gia tăng đó?
GV: Nhận xét và kết luận:
GV: Mở rộng về các nước có nhiều khí thải, liên hệ giáo dục HS.
* THMT bt3: Lượng khí thải CO2 tăng là nguyên nhân chủ yếu làm cho Trái Đất nóng lên, lượng CO2 trong không khí không ngừng tăng và nguyên nhân của sự gia tăng đó...
- Nguyên nhân nào làm cho lượng khí CO2 trong không khí tăng cao?
- Hậu quả của hàm lượng khí CO2 trong không khí tăng cao? Biện pháp khắc phục?
- Học sinh đọc thông tin bt 3 trang 60 (SGK) và nhận xét:
 - Lượng khí thải trên thế giới không ngừng tăng lên.
 - Nguyên nhân: do hoạt động sản xuất công nghiệp, do tiêu dùng chất đốt ngày càng tăng, do sinh hoạt của người dân
2. Nhận xét nguyên nhân gia tăng lượng khí thải và giải thích nguyên nhân:
 - Lượng khí thải trên thế giới không ngừng tăng lên.
 - Nguyên nhân: do hoạt động sản xuất công nghiệp, do tiêu dùng chất đốt ngày càng tăng, do sinh hoạt của người dân
4. Củng cố: (3p)
 - GV: nhận xét ưu, nhược điểm của Hs trong giờ thực hành
 - GV kết luận chung
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (2p)
 - Làm bài thực hành hoàn chỉnh.
 - Soạn trước BÀI 19: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC
+ Tìm hiểu đặc điểm của môi trường hoang mạc?
+ Sự thích nghi của động vật, thực vật với môi trường hoang mạc?
IV. Rút kinh nghiệm:
ThầyTrò
Ngày soạn: 09/10/2018 
Tuần: 10; Tiết: 20
CHƯƠNG III: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC. 
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC
BÀI 19: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Học sinh cần:
- Trình bày và giải thích một số đặc điểm cơ bản của môi trường hoang mạc (khí hậu cực kì khô hạn và khắc nghiệt).
- Phân tích được sự khác nhau giữa hoang mạc đới nóng và hoang mạc đới ôn hòa
- Biết được sự thích nghi của sinh vật với môi trường hoang mạc 
2. Kĩ năng: Rèn các kĩ năng cho học sinh :
 	- Đọc và so sánh hai biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.
 	 - Đọc và phân tích ảnh địa lí.
 3. Thái độ: HS có quan điểm đúng về môi trường hoang mạc.
II. Chuẩn bị:
 - Thầy: + Bản đồ các môi trường địa lí.
 + Bản đồ khí hậu thế giới.
 - Trò: sgk, sưu tầm tranh ảnh.
III. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1p)
 2. Kiểm tra bài cũ: (không)
 3. Nội dung bài mới: (38p)
Giới thiệu bài: Ở các tiết trước các em đã đựơc học về các môi trường khí hậu, có 1 môi trường khí hậu được coi là khắc nghiệt nhất đó là môi trường hoang mạc. Vậy môi trường này có đặc điểm ntn? Chúng ta hãy vào bài học hôm nay.
 Hoạt động của trò
 Hoạt động của thầy
 Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm môi trường (20p)
 Y/c Hs qs lược đồ H19.1 SGK hãy cho biết:
- Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển hoang mạc và nhận xét diện tích hoang mạc trên thế giới? 
- GV: ở 2 chí tuyến có 2 giải khí cao áp, hơi nước khó ngưng tụ thành mây. Trên tất cả các lục địa trên thế giới, nơi nào có các nhân tố trên đều có thể trở thành hoang mạc. 
- Các hoang mạc trên thế giới thường phân bố ở đâu? - Qua các h.19.2 và 19.3 nêu đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc? 
- Lượng mưa rất ít. Biên độ nhiệt giữa ngày, đêm rất lớn (trên 400C) và giữa các mùa lớn
- Dựa h.19.4 và 19.5 Cảnh quan như thế nào? 
- Nguyên nhân KH hoang mạc khô hạn và khắc nghiệt, động thực vật nghèo nàn?
* Xoáy sâu: Phân biệt sự khác nhau giữa hoang mạc nóng và hoang mạc đới ôn hòa?
- Nêu sự khác nhau về KH hoang mạc đới nóng với đới ôn hòa?
GV: Nhận xét và kết luận
- Do có dòng biển lạnh ngoài khơi ngăn hơi nước từ biển vào, nằm sâu trong nội địa, ảnh hưởng của biển, dọc theo chí tuyến, do rất ít mưa...
- Nằm giữa lục địa Á- Âu, dọc theo 2 chí tuyến. 
- Khí hậu hoang mạc rất khô hạn và khắc nghiệt.
- Cảnh quan: Sỏi, đá, cát TV cằn cỗi, thưa thớt. ĐV rất hiếm.
- Nằm ở nơi có áp cao thống trị hoặc ở sâu trong nội địa...
1. Đặc điểm của môi trường
- Phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo 2 chí tuyến hoặc giữa đại lục Á - Âu.
 - Khí hậu hoang mạc rất khô hạn và khắc nghiệt; động thực vật nghèo nàn.
- Nguyên nhân: nằm ở nơi có áp cao thống trị hoặc ở sâu trong nội địa...
 - Hoang mạc đới nóng: biên độ nhiệt trong năm cao, có mùa đông ấm áp (trên 100c); mùa hạ rất nóng (trên 360c).
 - Hoang mạc đới ôn hòa: biên độ nhiệt trong năm rất cao, mùa hạ không quá nóng, đông rất lạnh (-240c)
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự thích nghi của động vật, thực vật với môi trường (18p)
GV: Trong điều kiện KH khô hạn, khắc nghiệt như thế động vật, thực vật phải có những đặc điểm gì để thích nghi với điều kiện sống?
 GV: yêu cầu HS thảo luận:
 + Nhóm 1,3: Tìm hiểu về sự thích nghi của ĐV?
 + Nhóm 2,4: Tìm hiểu về sự thích nghi của TV?
- GV: Nhận xét, kết luận và bổ sung mở rộng cho HS.
HS: dựa hình và thông tin trả lời
- Tự hạn chế sự mất hơi nước, tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể.
HS: thảo luận (3’)
- Đại diện nhóm trình bày. 
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung
2. Sự thích nghi của động vật, thực vật với môi trường:
- Thực vật, động vật thích nghi với môi trường khô hạn khắc nghiệt bằng cách tự hạn chế sự mất hơi nước, tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể.
 4. Củng cố: (4p)
 - Nêu các đặc điểm của khí hậu hoang mạc.
 - Sự thích nghi của động thực vật thể hiện như thế nào ?
 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (2p) 
 - Học bài và làm bài tập ở tập bản đồ
 - Đọc và chuẩn bị bài 20
+ Hoạt động kinh tế của đới ôn hòa
+ Vì sao hoang mạc đới ôn hòa đang ngày càng mở rộng:
+ Sưu tầm tranh ảnh về hoạt động của con người ở hoang mạc.
IV. Rút kinh nghiệm:
ThầyTrò
	Châu Thới, ngày tháng 10 năm 2018
	Tổ kí duyệt

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_7_tuan_10_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs_n.doc