Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 10 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức:

Qua bài thực hành, HS củng cố các kiến thức cơ bản và một số kĩ năng về:

- Các kiểu khí hậu của đới ôn hoà và nhận biết được qua biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.

- Các kiểu rừng ở đới ôn hoà và nhận biết được qua ảnh địa lí.

  2. Kỹ năng:

Quan sát biểu đồ, phân tích nhiệt độ và lượng mưa.

  3. Thái độ:

 Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên

II. CHUẨN BỊ:

    GV: - BĐ tự nhiên đới ôn hoà. 

  - Biểu đồ các kiểu KH ôn đới. 

  - Ảnh các kiểu rừng. 

    HS: - Ôn lại các kiến thức, kĩ năng đã học về đới ôn hoà

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: (1/)

2.  Kiểm tra bài cũ: (5/) 

- Trình bày đặc điểm ô nhiễm không khí?

doc 6 trang Khánh Hội 19/05/2023 120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 10 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 10 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tuần 10 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 11/10/2017
Tuần 10; Tiết 19
Bài 18.THỰC HÀNH
NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HOÀ
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
Qua bài thực hành, HS củng cố các kiến thức cơ bản và một số kĩ năng về:
- Các kiểu khí hậu của đới ôn hoà và nhận biết được qua biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.
- Các kiểu rừng ở đới ôn hoà và nhận biết được qua ảnh địa lí.
 2. Kỹ năng:
Quan sát biểu đồ, phân tích nhiệt độ và lượng mưa.
 3. Thái độ:
 Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên
II. CHUẨN BỊ:
 GV: - BĐ tự nhiên đới ôn hoà. 
 - Biểu đồ các kiểu KH ôn đới. 
 - Ảnh các kiểu rừng. 
 HS: - Ôn lại các kiến thức, kĩ năng đã học về đới ôn hoà
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1/)
2. Kiểm tra bài cũ: (5/) 
- Trình bày đặc điểm ô nhiễm không khí?
3. Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS xác định các biểu đồ tương quan nhiệt- ẩm(30/)
- Đọc và nêu yêu cầu của bài tập 1?
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm (6 nhóm)
- Mỗi nhóm phân tích 1 biểu đồ khí hậu trong 5’?
- Cho các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét chéo.
- GV tổng hợp đánh giá
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS hoạt động theo nhóm điền vào phiếu học tập.
 - Nhóm 1,2 : Biểu đồ A thuộc môi trường ôn đới lục địa gần cực
- Nhóm 3,4 : Biểu đồ B 
- Nhóm 5,6 : Biểu đồ C
1. Xác định các biểu đồ tương quan nhiệt- ẩm 
Thuộc các môi trường nào của đới ôn hoà
Địa điểm
to
Lượng mưa
KL
Mùa hè
Mùa đông
Mùa hè
Mùa đông
A 55o45B
< 10oC
9tg to < 0oC
Mưa nhiều lượng nhỏ
Mưa dạng tuyết rơi
- Không thuốc KH đới nóng và ôn hoà là đới lạnh.
B 36o43'B
25oC
10oC
(ấm áp)
khô, không mưa
Mưa mùa đông và mùa thu
- KH ĐTH
C 51o41'B
Mát mẻ
< 15oC
ấm áp
5oC
Mưa ít hơn 40mm
Mưa nhiều > 250mm
KH ôn đới HD
4. Củng Cố(5/)
GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm sau:
Chọn nối các cảnh quan với các kiểu môi trường cho phù hợp
Các kiểu môi trường
Làm bài
Các cảnh quan
1. Ôn đới hải dương
1 -
a . Rừng lá cứng., cây bụi gai
2. Cận nhiệt Địa Trung Hải
2 -
b. Rừng lá kim
3. Ôn đới lục địa
3 -
c. Rừng hỗn giao
4. Cận nhiệt đới ẩm, gió mùa
4 -
d. Rừng lá rộng
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (4/)
- HS về nhà xem lại nội dung bài học.
 - Làm các bài tập ở Vở BT và TBĐ
 - Tìm hiểu thêm về đặc điểm ở đới ôn hoà.
 - Chuẩn bị cho bài mới: Bài 19 : Môi trừơng hoang mạc
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
GV:	
HS:.
Ngày soạn: 11-10-2017
Tuần 10; Tiết 20
Chương II. MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC.
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC
Bài 19. MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
HS cần:
- Nắm được đặc điểm cơ bản của hoang mạc (Khí hậu khô hạn và khắc nghiệt) và phân biệt được sự khác nhau gữa hoang mạc nóng với hoang mạc lạnh.
- Biết được các cách thích nghi của động, thực vật với môi trường hoang mạc.
2. Kĩ năng
- Đọc và so sánh 2 biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.
- Đọc và phân tích ảnh địa lí.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên
II. CHUẨN BỊ:
 GV: - Các tranh ảnh, biểu đồ khí hậu ở hoang mạc.
 HS: - Tìm hiểu bài trước ở nhà
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1.Ổn định lớp: (1/)
2. Kiểm tra bài cũ: ( Không)
3. Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: đặc điểm của môi trường (20/)
- GV treo lược đồ các môi trường địa lí và yêu cầu HS quan sát.
- Chỉ và nêu vị trí của môi trường hoang mạc trên lược đồ?
- Em có nhận xét gì về diện tích của các hoang mạc?
- Dựa vào lược đồ H19.1 chỉ ra các N.tố ảnh hưởng tới sự phát triển khí hậu các hoang mạc ? 
GV giải thích: Dòng biển lạnh ven bờ, ngăn hơi nước từ biển vào. 
GV kết luận: những nơi có KH hoang mạc: 
+ Dòng biển lạnh 
+ Nằm hai bên đường chí tuyến
+ Xa biển
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm. Mỗi nhóm phân tích 1 biểu đồ khí hậu để rút ra đặc điểm khí hậu của môi trường hoang mạc đới nóng và ôn đới theo phiếu học tập:
GV lưu ý đường đỏ ở vạch 00C
- GV bổ sung: Cả nhiệt độ ngày cũng lớn, giữa trưa nhiệt độ có thể lên đến 400C nhưng ban đêm hạ xuống 00C.
- Qua đặc điểm khí hậu của 2 biểu đồ trên, hãy chỉ ra đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc?
- Quan sát các tranh ảnh hình 19.4, 19.5 kết hợp với hiểu biết, hãy mô tả cảnh quan hoang mạc?
 GV bổ sung: 
- Đh, Kh, sông ngòi 
- Đ- TV 
- Dân cư 
- Các ốc đảo
- Tại sao ở hoang mạc cảnh quan lại có đặc điểm như vậy ?
- Thế nào là hoang mạc? Hoang mạc có những đặc điểm gì?
- Em biết các hoang mạc nào trên thế giới?Đặc khác nhau của hoang mạc đó ra sao? 
- GV nêu qua đặc điểm của một số hoang mạc này, cùng tranh minh hoạ.
- HS quan sát
 2 HS chỉ và nêu vị trí
 HSnhận xét: 
- Vị trí gần hay xa biển = ảnh hưởng của biển. 
- Dọc theo 1 đường chí tuyến có dải khí áp cao nên hơi nước khó ngưng tụ thành mây. 
- HS hoạt động theo nhóm, thảo luận, đại diện nêu ý kiến
Hs rút ra nhận xét
HS quan sát tranh mô tả
+ H 19.4: Hoang mạc (Xa-ha –ra)-Châu Phi: nhìn như một biển cát với những đụn cát động. Một số nơi là ốc đảo với các cây chà là có dáng cao như cầy dừa
+ H19.5: Hoang mạc (A-ri-dô-na)-Bắc Mĩ: vùng đất sỏi đá với các dây bụi gai và các cây xương rồng nến khổng lồ cao đến 5 m, mọc rải rác.
 Hs giải thích
HS dựa vào Sgk/187 phát biểu, kể tên các hoang mạc khác trên thế giới.
 HS nêu: Hoang mạc Na-mip, hoang mạc Bắc Phi
1. Đặc điểm của môi trường
- Vị trí: Nằm ở dọc 2 chí tuyến và trung tâm lục địa Á- Âu. 
- Chiếm diện tích lớn
- Khí hậu: khắc nghiệt, biên độ nhiệt trong năm khá lớn, trong ngày còn lớn hơn. Lượng mưa rất ít mưa theo mùa. 
 - Cảnh quan: bề mặt chủ yếu là cát sỏi đá. Sinh vật nghèo nàn, thưa thớt, hiếm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu sự thích nghi của thực, động vật với môi trường. (15/)
Cho biết trong điều kiện thiếu nước T- ĐV phát triển như thế nào ?
- GV treo các tranh ảnh về sinh vật và cảnh quan hoang mạc và yêu cầu HS quan sát.
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm:
- Nhóm 1 : Tìm hiểu sự thích nghi của thực vật?
- Nhóm 2 : T ìm hiểu sự thích nghi của động vật?
GV tổng hợp đánh giá, bổ sung kiến thức và KL 
+ ĐV: Ngủ ngày, kiếm ăn ban đêm. 
- Thân cỏ vẩy sừng, người mặc áo choàng chùm kín đầu. 
+ TV: Cây xương rồng, lá -> gai, thân dự trữ nước.
- Do điều kiện sống thiếu nước, KH khắc nghiệt nên TV rất cằn cồi và thưa thớt, động vật rất nghèo nàn.
- HS quan sát tranh ảnh và làm việc theo nhóm
* Nhóm 1: thực vật:
* Nhóm 2 : Động vật
a) (Nhóm 1) Thực vật
- Hạn chế thoát hơi nước.
- Tăng cường dự trữ nước thức ăn.
- Bộ rễ dài, khoẻ.
b) (Nhóm 2) Động vật
- Vùi mình trách nắng tối mới ra kiếm ăn.
- Chịu đói và khát giỏi.
- Có khả năng di xa tìm nước uống, thức ăn.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
 HS ghi nhận thông tin.
 2. Sự thích nghi của thực, động vật với môi trường.
a) Thực vật
- Hạn chế thoát hơi nước.
- Tăng cường dự trữ nước thức ăn.
- Bộ rễ dài, khoẻ.
b) Động vật
- Vùi mình trách nắng tối mới ra kiếm ăn.
- Chịu đói và khát giỏi.
- Có khả năng di xa tìm nước uống, thức ăn.
4. Củng Cố: (5/)
GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm sau:
 Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau:
 GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm sau:
 Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau
1. Khí hậu hoang mạc nhiệt đới có đặc điểm như thế nào ?
 a. Nóng ẩm b. Lạnh khô c. Nóng, khô d. Biên độ nhiệt lớn
2. Thực vật hoang mạc có đặc điểm gì ?
 a. Hạn chế thoát hơi nước qua lá b. Dự trữ nước và chất dinh dưỡng
 c. Bộ dễ khoẻ và dài d. Cả 3 đặc điểm trên
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (4/)
 - HS về nhà học bài.
 - Làm các bài tập ở Vở BT và TBĐ
 - Tìm hiểu thêm về đặc điểm của hoang mạc trên các tài liệu và phương tiện thông tin đại chúng
 - Chuẩn bị cho bài mới: Bài 20: Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc.
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
GV:..	
HS:
Châu thới, ngày.. tháng 10 năm 2017
ký duyệt

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_7_tuan_10_nam_hoc_2017_2018_truong_thcs_n.doc