Đề cương ôn tập Unit 1 đến 16 môn Tiếng Anh Lớp 8 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I - Cách dùng của thì hiện tại đơn

1. Diễn tả những hành động lặp đi lặp lại hay thói quen
Ví dụ:
We go to the cinema every Sunday.  (Chúng tôi đi xem phim vào mỗi Chủ nhật.)
2. Miêu tả lịch trình hoặc chương trình (ngụ ý tương lai)
Ví dụ:
Oh no! The train leaves at five.  (Ôi không! Tàu sẽ rời đi lúc 5 giờ.)
The cartoon starts at 7:45 p.m.  (Bộ phim hoạt hình bắt đầu lúc 7:45 tối.)
3. Miêu tả thực tế hoặc sự thực hiển nhiên
Ví dụ:
She works as a nurse.  (Cô ấy là một y tá.)
The sun rises in the east.  (Mặt trời mọc ở đằng đông.)

 

docx 48 trang Khánh Hội 17/05/2023 1400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập Unit 1 đến 16 môn Tiếng Anh Lớp 8 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Unit 1 đến 16 môn Tiếng Anh Lớp 8 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Đề cương ôn tập Unit 1 đến 16 môn Tiếng Anh Lớp 8 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
GRAMMAR – ENGLISH 8
UNIT 1
SIMPLE PRESENT
I - Cách dùng của thì hiện tại đơn
1. Diễn tả những hành động lặp đi lặp lại hay thói quen
Ví dụ:
We go to the cinema every Sunday.  (Chúng tôi đi xem phim vào mỗi Chủ nhật.)
2. Miêu tả lịch trình hoặc chương trình (ngụ ý tương lai)
Ví dụ:
Oh no! The train leaves at five.  (Ôi không! Tàu sẽ rời đi lúc 5 giờ.)
The cartoon starts at 7:45 p.m.  (Bộ phim hoạt hình bắt đầu lúc 7:45 tối.)
3. Miêu tả thực tế hoặc sự thực hiển nhiên
Ví dụ:
She works as a nurse.  (Cô ấy là một y tá.)
The sun rises in the east.  (Mặt trời mọc ở đằng đông.)
4. Miêu tả các trạng thái ở hiện tại.
Ví dụ:
I am hungry.  (Tôi đói.)
I am not happy.  (Tôi không vui.)
5. Sử dụng trong mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian tương lai bắt đầu với as soon as, when, until, v.v.
Ví dụ:
We will wait until she comes.  (Chúng tôi sẽ chờ cho đến khi cô ấy đến.)
Tell her that I will call as soon as she arrives home.  (Hãy nói với cô ấy là tôi sẽ gọi ngay khi cô ấy về tới nhà.)
My mom will open the door when he comes.  (Mẹ tôi sẽ mở cửa khi anh ấy đến.)
II - Dạng thức của thì hiện tại đơn
1. Với động từ to be
1.1. Dạng khẳng định
S + động từ to be
- I am ('m)
I am happy.  (Tôi vui.)
(I'm happy.)  (Tôi vui.)
- She/ He/ It/ Singular noun/ Uncountable noun + is ('s)
He is happy.  (Anh ấy vui .) 
(He's happy.)  (Anh ấy vui.)
- We/ You/ They/ Plural noun + are ('re)
They are happy.  (Bọn họ vui vẻ.)
(They're happy.)  (Bọn họ vui vẻ. )
1.2. Dạng phủ định
S + động từ to be + not ...
- I + am not ('m not)
I am not happy.  (Tôi không vui.)
(I'm not happy.)  (Tôi không vui.)
- She/ He/ It/ Singular noun/ Uncountable noun + is not (isn't)
He is not happy.  (Anh ấy không vui .)                                 
(He isn't happy.)  (Anh ấy không vui.)
- We/ You/ They/ Plural noun + are not (aren't)
They are not happy.  (Bọn họ không vui vẻ.)
(They aren't happy.)  (Bọn họ không vui vẻ. )
1.3. Dạng nghi vấn
Động từ to be + S ...?
- Am I ...?
Am I happy?  (Tôi có vui không?)
- Is + she/ he/ it/ singular noun/ uncountable noun ...?
Is he happy?  (Anh ấy có vui không?)
- Are + we/ you/ they/ plural noun ...?
Are they happy?  (Bọn họ có vui không?)
2. Với động từ thường
2.1. Dạng khẳng định
S + V/ Vs/es
- I/ We/ You/ They/ Plural noun + V
I get up early every day.  (Tôi thức dậy sớm mỗi ngày.)
- She/ He/ It/ Singular noun/ Uncountable noun + Vs/es
He gets up early every day.  (Anh ấy thức dậy sớm mỗi ngày.)
**Lưu ý với động từ have
I/ We/ You/ They/ Plural noun + have
She/ He/ It/ Singular noun/ Uncountable noun + has
Ví dụ:
I have long hair.  (Tôi có mái tóc dài.)
He has brown eyes.  (Anh ấy có đôi mắt màu nâu.)
2.2. Dạng phủ định
S + do/ does + not + V ...
- I/ We/ You/ They/ Plural noun + do not (don't) + V
I do not get up early every day.  (Tôi không thức dậy sớm mỗi ngày.)
(I don't get up early every day.)  (Tôi không thức dậy sớm mỗi ngày.)
- She/ He/ It/ Singular noun/ Uncountable noun + does not/ doesn't + V
He does not get up early every day.  (Anh ấy không thức dậy sớm mỗi ngày.)
(He doesn't get up early every day.)  (Anh ấy không thức dậy sớm mỗi ngày.)
2.3. Dạng nghi vấn
Hỏi: Do/ Does + S + V ...?
Trả lời: Yes, S + do/ does. hoặc No, S + don't/ doesn't.
- Do + I/ we/ you/ they/ plural noun + V ...?
Do you get up early every day?  (Bạn có thức dậy sớm mỗi ngày không?)
Yes, I do.  (Có, tôi thức dậy sớm mỗi ngày.)
No, I don't.  (Không, tôi không thức dậy sớm mỗi ngày.)
- Does + she/ he/ it/ singular noun/ uncountable noun + V ...?
Does he get up early every day?  (Anh ấy có thức dậy sớm mỗi ngày không?)
Yes, he does.  (Có, anh ấy có thức dậy sớm mỗi ngày.)
No, he doesn't.  (Không, anh ấy không thức dậy sớm mỗi ngày.)
III - Đuôi s/ es của động từ trong thì hiện tại đơn.
1. Quy tắc thêm đuôi s/ es
- Động từ không có dấu hiệu đặc biệt: Thêm -s vào sau động từ
Ví dụ: get - gets, take - takes
- Động từ kết thúc bằng các chữ cái -ss, -sh, -ch, -x, -o: Thêm -es
Ví dụ: miss - misses, wash - washes, watch - watches, mix - mixes, do - does
- Động từ kết thúc bằng một phụ âm và -y: Bỏ -y và thêm -ies
Ví dụ: study - studies
- Động từ kết thúc bằng một nguyên âm và -y: Thêm -s vào sau động từ
Ví dụ: play - plays
2. Cách phát âm đuôi s và es
- Phát âm là /s/ khi âm tận cùng của động từ nguyên thể là /p/, /t/, /k/, /f/
Ví dụ: stops , spots , looks , laughs 
- Phát âm là /ɪz/ khi âm tận cùng của động từ nguyên thể là /s/, /z/, /ʃ/, /tʃ/, /dʒ/
Ví dụ: misses , rises , washes , watches , judges 
- Phát âm là /z/ khi âm tận cùng của động từ nguyên thể là các âm còn lại
Ví dụ: cleans , plays , clears , rides , comes 
IV - Các trạng từ/ trạng ngữ chỉ thời gian trong thì hiện tại đơn
1. Các trạng từ chỉ tần suất
Các trạng từ chỉ tần suất always , usually , often , sometimes , hardly , rarely , seldom , never  chỉ tần suất giảm dần. Trong câu, những trạng từ này đứng sau động từ to be và đứng trước động từ thường.
Ví dụ:
Peter is always late for school.  (Peter luôn đi học muộn.)
Peter always goes to school late.  (Peter luôn đi học muộn.)
2. Các trạng từ/ trạng ngữ khác
Một số trạng ngữ chỉ thời gian bắt đầu bằng every (ví dụ: every day, every Sunday), each (each day, each Sunday) và in the + buổi trong ngày (in the morning, in the afternoon).
Những trạng ngữ này đứng đầu hoặc đứng cuối câu.
Ví dụ:
Every day Peter goes to school late.  (Ngày nào Peter cũng đi học muộn.)
Peter doesn't get up early in the morning.  (Peter không thức dậy sớm vào buổi sáng.)
SIMPLE PAST
I - Cách dùng của thì quá khứ đơn
Thì quá khứ đơn được dùng để diễn tả những hành động đã xảy ra và kết thúc trong quá khứ.
Ví dụ:
Yesterday, I went to bed late.  (Hôm qua tôi đã đi ngủ muộn.)
II - Dạng thức của thì quá khứ đơn
1. Với động từ to be
Dạng khẳng định
You, We, They, Nounplural + were.
I, He, She, It, Nounsingular + was.
Ví dụ:
Yesterday they were at school.  (Hôm qua bọn họ ở trường.)
She was 14 years old last year.  (Năm ngoái cô ấy 14 tuổi.)
Dạng phủ định
You, We, They, Nounplural + were not/weren’t.
I, He, She, It, Nounsingular + was not/wasn’t.
Ví dụ:
Yesterday they were not/weren't at school.   (Hôm qua bọn họ đã không ở trường.)
She was not/wasn't 14 years old last year.   (Năm ngoái cô ấy không phải 14 tuổi.)
Dạng nghi vấn
Were + you, we, they, nounplural ?
Was + I, he, she, it, nounsingular ?
Ví dụ:
Were they at school yesterday?  (Hôm qua bọn họ có ở trường không?)
Was she 14 years old last year?  (Năm ngoái cô ấy có phải 14 tuổi không?)
2. Với động từ thường
Dạng khẳng định
S + Vpast tense .
Ví dụ:
My family went to the cinema last week.  (Tuần trước gia đình tôi đã đi xem phim.)
Dạng phủ định
S + did not/ didn't + V ....
Ví dụ:
My family didn’t go to the cinema last week.  (Tuần trước gia đình tôi đã không đi xem phim.)
Dạng nghi vấn
- Câu hỏi không có từ để hỏi
Hỏi: Did + S + V ?
Trả lời: Yes, S + did./ No, S + did not/ didn’t.
Ví dụ:
Did your family go to the cinema last week?  (Tuần trước gia đình bạn có đi xem phim không?)
Yes, we did. / No, we didn’t. (Có, chúng tôi có đi./ Không, chúng tôi đã không đi.)
- Câu hỏi có từ để hỏi
Hỏi: Question word + did + S + V?
Trả lời: S + Vpast tense 
Ví dụ:
Where did your family go last week?  (Gia đình bạn đã đi đâu vào tuần trước?)
My family went to the cinema last week.  (Tuần trước gia đình tôi đã đi xem phim.)
TÓM TẮT BÀI HỌC (tiếp theo)
III - Dạng quá khứ của động từ thường
1. Dạng quá khứ của động từ theo quy tắc
1.1. Động từ theo quy tắc
Thêm -ed vào sau những động từ theo quy tắc khi chia ở thì quá khứ đơn.
Ví dụ:
Last year, she worked for a big company.  (Năm ngoái, cô ấy đã làm việc cho một công ty lớn.)
Last night, he watched a football match.  (Đêm qua anh ấy đã xem bóng đá.)
1.2. Quy tắc thêm -ed
Động từ kết thúc bằng -e: Thêm -d vào sau động từ
Ví dụ: arrive - arrived 
Động từ có một âm tiết hoặc có hai âm tiết nhưng trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 và động từ đó kết thúc bằng một nguyên âm + một phụ âm: Gấp đôi phụ âm cuối và thêm -ed
Ví dụ: stop - stopped , prefer - preferred 
Động từ kết thúc bằng một phụ âm và -y: Bỏ -y và thêm -ied
Ví dụ: study - studied 
Động từ kết thúc bằng một nguyên âm và -y: Thêm -ed vào sau động từ
Ví dụ: play - played 
1.3. Cách phát âm đuôi -ed
Phát âm là /ɪd/ khi âm tận cùng của động từ nguyên thể là /t/, /d/
Ví dụ: started , needed 
Phát âm là /t/ khi âm tận cùng của động từ nguyên thể là /k/, /s/, /ʃ/, /f/, /p/, /tʃ/
Ví dụ: looked , dressed , washed , laughed , stopped , watched 
Phát âm là /d/ khi âm tận cùng của động từ nguyên thể là các âm còn lại
Ví dụ: smiled , played 
2. Dạng quá khứ của động từ bất quy tắc
1.1. Động từ bất quy tắc
Không thêm -ed vào phía sau những động từ bất quy tắc.
Ví dụ:
I went to see the doctor this morning.  (Tôi đã đi gặp bác sĩ sáng nay.)
When I was on the way home yesterday, I saw my friend.  (Trên đường về nhà ngày hôm qua, tôi đã gặp một người bạn.)
1.2. Cách chia động từ bất quy tắc
Xem ở cột 2 trong bảng động từ bất quy tắc hoặc tra từ điển dạng thức quá khứ của các động từ này.
I - Cách sử dụng của cấu trúc với enough
Cấu trúc với enough được dùng để diễn tả ý: cái gì đủ hoặc không đủ để làm gì.
Ví dụ:
I am tall enough to reach the shelf.  (Tôi đủ cao để với tới cái giá đó.)
He ran fast enough to catch the bus.  (Anh ta đã chạy đủ nhanh để bắt xe buýt.)
I don’t have enough money to buy that dress.  (Tôi không có đủ tiền để mua cái váy đó.)
 Các cấu trúc với enough
1. Cấu trúc với enough và tính từ
Chủ ngữ + to be + not (nếu có) + tính từ + enough + for O (nếu có) + to V
Ví dụ:
I am tall enough to reach the shelf.  (Tôi đủ cao để với tới cái giá đó.)
It is not warm enough for us to go on a picnic.  (Trời không đủ ấm áp để cho chúng ta đi dã ngoại.)
2. Cấu trúc với enough và trạng từ
Chủ ngữ + động từ (ở dạng khẳng định hoặc phủ định) + trạng từ + enough + for O (nếu có) + to V
Ví dụ:
He ran fast enough to catch the bus.  (Anh ta chạy đủ nhanh để bắt kịp xe buýt.)
He didn't speak slowly enough for me to listen.  (Anh ta nói không đủ chậm để tôi có thể nghe.)
3. Cấu trúc với enough và danh từ
Chủ ngữ + động từ + enough + danh từ + for O (nếu có) + to V
Ví dụ:
I have enough books to read.  (Tôi có đủ sách để đọc.)
There aren't enough books for us to read.  (Không có đủ sách cho chúng ta đọc.)
UNIT 2
BE GOING TO
I - Cách sử dụng của cấu trúc với be going to
1. Diễn đạt dự định hoặc kế hoạch
Ví dụ:
I am going to sell this old car.  (Tôi chuẩn bị bán chiếc ô tô cũ này.)
She is going to have a meeting this week.  (Tuần này cô ấy sẽ có một cuộc họp.)
2. Diễn tả một dự đoán khi có căn cứ ở hiện tại
Ví dụ:
Look at the dark clouds in the sky! It is going to rain cats and dogs. 
(Hãy nhìn những đám mây đen trên trời. Trời sắp mưa to rồi.)
II - Dạng thức của câu chứa be going to
1. Dạng khẳng định
Chủ ngữ + be going to + động từ nguyên thể.
(Be được chia tùy theo chủ ngữ.)
Ví dụ:
We are going to visit our grandparents next week.  (Chúng tôi dự định đi thăm ông bà vào tuần tới.)
2. Dạng phủ định
Chủ ngữ + be + not + going to + động từ nguyên thể.
Ví dụ:
We are not going to visit our grandparents next week.  (Chúng tôi sẽ không đi thăm ông bà vào tuần tới.)
3. Dạng nghi vấn
Be + chủ ngữ + going to + động từ nguyên thể?
Ví dụ:
Are you going to visit your grandparents next week?  (Các bạn sẽ đi thăm ông bà vào tuần tới chứ?)
III - Phân biệt will (thì tương lai đơn) và be going to (thì tương lai gần)
1. Khi đưa ra quyết định
Will: Diễn tả những quyết định về một hành động trong tương lai có tại thời điểm nói
Be going to: Diễn tả những dự định và kế hoạch trong tương lai mà đã được quyết định hoặc lập ra từ trước khi nói
Ví dụ:
A: Mrs. Ha gave birth to a baby yesterday.  (Hôm qua cô Hà mới sinh em bé.)
B: I didn’t know that. I will go and visit her.  (Tôi không biết điều đó. Tôi sẽ đi thăm cô ấy.)
(Bạn B không biết việc cô Hà sinh em bé. Khi nghe A thông báo thì B mới quyết định đi thăm cô Hà.)
C: Yes, I know that. I am going to visit her.  (Tôi biết rồi. Tôi sắp đi thăm cô ấy.)
(Bạn C là người đã biết thông tin đó trước khi được A thông báo và có dự định đi thăm cô Hà.)
2. Khi đưa ra dự đoán
Will: Diễn tả những dự đoán chưa chắc chắn sau các động từ think, hope, assume, believe hoặc trạng từ probably.
Be going to: Diễn tả những dự đoán chắc chắn (đã có dấu hiệu rõ ràng ở hiện tại).
I think it will rain tonight.  (Tôi nghĩ tối nay trời sẽ mưa.)
He will probably win the race.  (Anh ta có thể sẽ thắng cuộc đua.)
Watch out! You are going to fall.  (Coi chừng. Bạn sắp ngã rồi đấy.)
ADVERBS OF PLACE
I - Cách sử dụng của trạng từ chỉ địa điểm
Trạng từ chỉ địa điểm là từ được thêm vào trong câu để nêu địa điểm nơi sự việc xảy ra.
Ví dụ: She is going downstairs.  (Cô ấy đang đi xuống lầu.)
II - Vị trí của trạng từ chỉ địa điểm
1. Đứng sau động từ chính trong câu
Ví dụ:
The man is running (V) upstairs (adv).  (Người đàn ông đang chạy lên lầu.)
The cat is (V) inside (adv) the red sock.  (Con mèo ở trong cái tất màu đỏ.)
2. Đứng sau tân ngữ nếu động từ chính có tân ngữ trực tiếp đi kèm
Ví dụ:
They are taking (V) their children (O) outside (adv).  (Họ đang đưa các con đi chơi bên ngoài.)
III - Các trạng từ chỉ địa điểm phổ biến
Inside : bên trong
They are inside because it is raining.  (Họ ở trong nhà bởi vì trời đang mưa.)
Outside : bên ngoài
We go outside to relax every Sunday.  (Chúng tôi ra ngoài thư giãn vào mỗi chủ nhật.)
Here : ở đây, chỉ vị trí gần chỗ người nói.
Everybody, come here.  (Mọi người ơi, hãy lại đây.)
There : ở đó, ở kia, chỉ vị trí xa so với người nói.
Honey, go there and take the toy.  (Con à, hãy đi đến đó và lấy đồ chơi.)
Upstairs : trên lầu, lên trên
The children are going upstairs.  (Những đứa trẻ đang đi lên lầu.)
Downstairs : dưới lầu, xuống dưới
She rushed downstairs and almost slipped.  (Cô ấy lao xuống cầu thang và suýt trượt chân.)
UNIT 3
I. Dạng thức của đại từ phản thân.
1. Nhóm số ít kết thúc bằng -self
- myself : bản thân tôi
- yourself : bản thân bạn
- himself : bản thân anh ấy
- herself : bản thân cô ấy
- itself : bản thân nó
2. Nhóm số nhiều kết thúc bằng -selves
- ourselves : bản thân chúng tôi/ chúng ta
- yourselves : bản thân các bạn
- themselves : bản thân bọn họ
II. Cách sử dụng của đại từ phản thân.
1. Đại từ phản thân dùng sau một số động từ khi chủ ngữ và tân ngữ cùng chỉ một người hay một vật.
Ví dụ: In Romeo and Juliet, the boy killed himself. The girl killed herself as well. 
(Trong vở kịch Romeo và Juliet, chàng trai tự tử và cô gái cũng tự tử.)
Đại từ phản thân tương ứng với the boy là himself và làm tân ngữ sau động từ kill. Đại từ phản thân tương ứng với the girl là herself và làm tân ngữ sau động từ kill.
* Một số động từ thường có đại từ phản thân theo sau làm tân ngữ:
- cut + đại từ phản thân: đứt tay
- hurt + đại từ phản thân: tự làm đau bản thân
- burn + đại từ phản thân: bị bỏng
- kill + đại từ phản thân: tự tử
- look at/ see + đại từ phản thân: tự nhìn hình ảnh của mình
* Một số lối diễn đạt có sử dụng đại từ phản thân
- Enjoy yourself : hi vọng bạn có khoảng thời gian vui vẻ
- Behave yourself : hãy ăn ở cho phải phép
- Help yourself to tea : Đừng đợi được phục vụ trà, bạn phải tự làm cho mình
- Make yourself at home : Cứ tự nhiên như ở nhà
- I live by myself : Tôi sống một mình
2. Đại từ phản thân đứng sau và làm tân ngữ cho giới từ khi chủ ngữ và tân ngữ cùng chỉ một người hoặc một vật.
Ví dụ: She bought a present for herself. 
(Cô ấy tự mua cho mình một món quà.)
You should believe in yourself. 
(Bạn cần phải tin vào bản thân mình.)
3. Đại từ phản thân nhấn mạnh vào chủ thể tự thực hiện hành động.
Đại từ phản thân thường được đặt ngay sau danh từ làm chủ ngữ hoặc đứng ở cuối câu.
Ví dụ: The man himself fixed the car. 
(Người đàn ông tự sửa xe của mình.)
You needn't carry the bag. I can do it myself. 
(Bạn không cần phải mang cái túi đó. Tôi có thể tự mang được.)
MODALS: MUST, HAVE TO, OUGHT TO
I. Giới thiệu chung về động từ khuyết thiếu.
1. Cách sử dụng
Động từ khuyết thiếu được dùng để nêu lên khả năng thực hiện hành động, sự bắt buộc, khả năng xảy ra của sự việc, v.v.
2. Hình thức
- Theo sau chủ ngữ và đứng trước động từ nguyên thể không có "to"
- Không chia theo chủ ngữ
- Thêm "not" phía sau khi ở dạng phủ định
Ví dụ:
I must go.  (Tôi phải đi rồi.)
He should not disturb her now.  (Anh ta không nên làm phiền cô ấy lúc này.)
II. Tìm hiểu một số động từ khuyết thiếu
1. Must
- Thể khẳng định (must V) diễn tả sự cần thiết hay bắt buộc.
Ví dụ:
He must go to bed earlier.  (Anh ta phải đi ngủ sớm hơn.)
- Thể phủ định (must not V/ mustn't V) diễn tả ý cấm đoán, không được phép.
Ví dụ:
You must not park here.  (Bạn không được phép đỗ xe ở đây.)
Passengers mustn't talk to the driver.  (Hành khách không được nói chuyện với lái xe.)
2. Have to
- Thể khẳng định (have to V) diễn tả ý bắt buộc phải làm gì.
Ví dụ:
You have to sign your name here.  (Bạn phải ký tên ở đây.)
He has to sign his name here.  (Anh ấy phải ký tên vào đây.)
- Thể phủ định (do not (don't)/ does not (doesn't) have to V) diễn tả ý không bắt buộc hay không cần thiết phải làm gì.
Ví dụ:
I don't have to finish my report.  (Tôi không phải hoàn thành báo cáo.)
She doesn't have to finish her report.  (Cô ấy không phải hoàn thành bản báo cáo.)
**Chú ý: So sánh must và have to
Khẳng định
must V
have/ has to V
Diễn tả sự bắt buộc mang tính chủ quan
(do người nói quyết định)
Diễn tả ý bắt buộc mang tính khách quan
(do luật lệ, quy tắc hay người khác quyết định)
I must finish the exercises. 
(Tôi phải hoàn thành bài tập.)
(Situation: I'm going to have a party.) 
Câu này có thể được nói trong tình huống người nói sắp có một bữa tiệc, nên cần phải hoàn thành bài tập để đi dự tiệc.
I have to finish the exercises. 
(Tôi phải hoàn thành bài tập.)
(Situation: Tomorrow is the deadline.) 
Câu này có thể được nói trong tình huống, ngày mai là hạn cuối cùng để hoàn thành bài tập nên người nói phải hoàn thành bài tập.
Phủ định
must not V
do not (don't)/ does not (doesn't) have to V
Diễn tả ý cấm đoán
Diễn tả ý không cần phải làm gì
You must not eat that. 
(Bạn không được phép ăn cái đó.)
(Situation: It’s already stale.) 
Câu có thể được nói trong tình huống thức ăn đã thiu rồi, cho nên người nói cấm đoán người nghe không được ăn món đó.
You do not have to eat that. 
(Bạn không cần phải ăn thứ đó.)
(Situation: I can see you dislike that.) 
Câu này có thể được nói trong tình huống người nói thấy người kia không thích ăn món đó, do vậy không bắt buộc người đó phải ăn.
3. Ought to
Thể khẳng định (ought to V) được dùng để khuyên ai đó nên làm gì.
Ví dụ:
They ought to go out to relax.  (Họ nên đi ra ngoài để thư giãn.)
Thể phủ định (ought not/ oughtn't to V) được dùng để khuyên ai đó không nên làm gì.
Ví dụ:
They ought not to sleep at the table. 
(Họ không nên ngủ ngay trên bàn như thế.)
WHY – BECAUSE
I. Cách sử dụng của why và because.
Why - từ để hỏi yêu cầu thông tin về nguyên nhân, có nghĩa là "tại sao"
Because - từ đứng đầu câu trả lời đưa thông tin về nguyên nhân, có nghĩa là "bởi vì"
Why did you get bad marks yesterday? 
(Tại sao ngày hôm qua con lại được điểm kém?)
Because I forgot about the exam. 
(Vì con quên là có bài kiểm tra.)
II. Cấu trúc câu hỏi và câu trả lời về nguyên nhân.
1. Khi to be làm động từ chính
Why + to be + chủ ngữ ...?
Because + mệnh đề.
Ví dụ: Why are you late for school?  (Tại sao em lại đi học muộn?)
Because I missed the bus.  (Bởi vì em bị lỡ xe buýt.)
2. Động từ thường làm động từ chính
Why + trợ động từ + chủ ngữ + động từ?
Because + mệnh đề.
Ví dụ: Why did she return to Paris?  (Tại sao cô ấy lại quay về Paris?)
Because she missed her parents.  (Bởi vì cô ấy nhớ bố mẹ.)
3. Dạng phủ định của trợ động từ
Hỏi xem ai đó/ cái gì lại không thực hiện hành động nêu trong câu hỏi. Dạng phủ định của trợ động từ luôn ở dạng viết tắt.
Ví dụ: Why didn't Peter go to bed?  (Tại sao Peter lại không đi ngủ?)
Because he had to review for the exams.  (Bởi vì nó phải ôn thi.)
UNIT 4
PAST SIMPLE
I - Cách dùng của thì quá khứ đơn
Thì quá khứ đơn được dùng để diễn tả những hành động đã xảy ra và kết thúc trong quá khứ.
Ví dụ:
Yesterday, I went to bed late.  (Hôm qua tôi đã đi ngủ muộn.)
II - Dạng thức của thì quá khứ đơn
1. Với động từ to be
Dạng khẳng định
You, We, They, Nounplural + were.
I, He, She, It, Nounsingular + was.
Ví dụ:
Yesterday they were at school.  (Hôm qua bọn họ ở trường.)
She was 14 years old last year.  (Năm ngoái cô ấy 14 tuổi.)
Dạng phủ định
You, We, They, Nounplural + were not/weren’t.
I, He, She, It, Nounsingular + was not/wasn’t.
Ví dụ:
Yesterday they were not/weren't at school.   (Hôm qua bọn họ đã không ở trường.)
She was not/wasn't 14 years old last year.   (Năm ngoái cô ấy không phải 14 tuổi.)
Dạng nghi vấn
Were + you, we, they, nounplural ?
Was + I, he, she, it, nounsingular ?
Ví dụ:
Were they at school yesterday?  (Hôm qua bọn họ có ở trường không?)
Was she 14 years old last year?  (Năm ngoái cô ấy có phải 14 tuổi không?)
2. Với động từ thường
Dạng khẳng định
S + Vpast tense .
Ví dụ:
My family went to the cinema last week.  (Tuần trước gia đình tôi đã đi xem phim.)
Dạng phủ định
S + did not/ didn't + V ....
Ví dụ:
My family didn’t go to the cinema last week.  (Tuần trước gia đình tôi đã không đi xem phim.)
Dạng nghi vấn
- Câu hỏi không có từ để hỏi
Hỏi: Did + S + V ?
Trả lời: Yes, S + did./ No, S + did not/ didn’t.
Ví dụ:
Did your family go to the cinema last week?  (Tuần trước gia đình bạn có đi xem phim không?)
Yes, we did. / No, we didn’t. (Có, chúng tôi có đi./ Không, chúng tôi đã không đi.)
- Câu hỏi có từ để hỏi
Hỏi: Question word + did + S + V?
Trả lời: S + Vpast tense 
Ví dụ:
Where did your family go last week?  (Gia đình bạn đã đi đâu vào tuần trước?)
My family went to the cinema last week.  (Tuần trước gia đình tôi đã đi xem phim.)
III - Dạng quá khứ của động từ thường
1. Dạng quá khứ của động từ theo quy tắc
1.1. Động từ theo quy tắc
Thêm -ed vào sau những động từ theo quy tắc khi chia ở thì quá khứ đơn.
Ví dụ:
Last year, she worked for a big company.  (Năm ngoái, cô ấy đã làm việc cho một công ty lớn.)
Last night, he watched a football match.  (Đêm qua anh ấy đã xem bóng đá.)
1.2. Quy tắc thêm -ed
Động từ kết thúc bằng -e: Thêm -d vào sau động từ
Ví dụ: arrive - arrived 
Động từ có một âm tiết hoặc có hai âm tiết nhưng trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 và động từ đó kết thúc bằng một nguyên âm + một phụ âm: Gấp đôi phụ âm cuối và thêm -ed
Ví dụ: stop - stopped , prefer - preferred 
Động từ kết thúc bằng một phụ âm và -y: Bỏ -y và thêm -ied
Ví dụ: study - studied 
Động từ kết thúc bằng một nguyên âm và -y: Thêm -ed vào sau động từ
Ví dụ: play - played 
1.3. Cách phát âm đuôi -ed
Phát âm là /ɪd/ khi âm tận cùng của động từ nguyên thể là /t/, /d/
Ví dụ: started , needed 
Phát âm là /t/ khi âm tận cùng của động từ nguyên thể là /k/, /s/, /ʃ/, /f/, /p/, /tʃ/
Ví dụ: looked , dressed , washed , laughed , stopped , watched 
Phát âm là /d/ khi âm tận cùng của động từ nguyên thể là các âm còn lại
Ví dụ: smiled , played 
2. Dạng quá khứ của động từ bất quy tắc
1.1. Động từ bất quy tắc
Không thêm -ed vào phía sau những động từ bất quy tắc.
Ví dụ:
I went to see the doctor this morning.  (Tôi đã đi gặp bác sĩ sáng nay.)
When I was on the way home yesterday, I saw my friend.  (Trên đường về nhà ngày hôm qua, tôi đã gặp một người bạn.)
1.2. Cách chia động từ bất quy tắc
Xem ở cột 2 trong bảng động từ bất quy tắc hoặc tra từ điển dạng thức quá khứ của các động từ này.
PREPOSITIONS OF TIME
I. Giới từ in.
In + the + buổi trong ngày: in the morning - vào buổi sáng
In + tên tháng: in June - vào tháng 6
In + tên mùa: in summer - vào mùa hè
In + năm: in 1990 - vào năm 1990
In + the + thế kỷ: in the twentieth century - vào thế kỷ 20
II. Giới từ on.
Giới từ on thường đi với ngày, chẳng hạn thứ trong tuần, ngày trong tháng hoặc ngày lễ.
Ví dụ:
on Monday - vào thứ hai
on Friday morning - vào sáng thứ sáu
on 25th January - vào ngày 25 tháng 1
on Christmas Day - vào ngày lễ giáng sinh
III. Giới từ at.
Giới từ at thường đi với một thời điểm cụ thể.
Ví dụ:
at night - vào ban đêm
at noon - vào buổi trưa
at 10 o'clock - vào lúc 10 giờ
Giới từ at còn có thể dùng với bữa ăn (at breakfast - vào bữa sáng) và dịp lễ (at Christmas - vào dịp lễ giáng sinh)
Ví dụ về các giới từ in, on, at
My father usually reads the newspaper at breakfast.  (Bố tôi thường đọc báo vào bữa sáng.)
The weather is really beautiful in spring.  (Vào mùa xuân thời tiết rất đẹp.)
I'll see you on Tuesday afternoon then.  (Mình sẽ gặp bạn vào chiều thứ ba nhé.)
IV. Một số giới từ chỉ thời gian khác.
Các giới từ và cặp giới từ dưới đây đi với mốc thời gian xác định.
Between ... and ...: trong khoảng thời gian từ ... đến ...
Ví dụ: between 8 am and 11 am - trong khoảng thời gian 8 giờ đến 11 giờ sáng
From ...to/up to/till ...: từ ... đến ...
Ví dụ: from 8 am to 11 am - từ 8 giờ đến 11 giờ sáng
After ...: sau ...
Ví dụ: after 10 pm - sau 10 giờ tối
Before ...: trước ...
Ví dụ: before 10 pm - trước 10 giờ tối
Ví dụ về các giới từ/ cặp giới từ này
In my hometown, the shops open from 9 am to 5:30 pm. 
(Ở quê tôi, các cửa hàng mở cửa từ 9 giờ sáng đến 5 rưỡi chiều.)
I'll be bathing between 7 pm and 8pm. 
(Từ lúc 7 giờ đến 8 giờ tối tôi sẽ đang tắm.)
The school closes at 5 pm. 
(Trường học đóng cửa lúc 5 giờ chiều.)
If you arrive before 5 pm, you will be able to see the principal. 
(Nếu bạn đến trước 5 giờ, bạn sẽ được gặp hiệu trưởng.)
If you arrive after 5 pm, you will be unable to see the principal. 
(Nếu bạn đến sau 5 giờ, bạn sẽ không gặp được hiệu trưởng.)
USED TO
I. Cách sử dụng của used to.
Used to được dùng để miêu tả những thói quen hoặc trạng thái đã xảy ra và kết thúc trong quá khứ.
Ví dụ:
Jack used to live in Brighton, but now he lives in Liverpool. 
(Jack đã từng sống ở Brighton, nhưng bây giờ anh ấy sống ở Liverpool.)
People used to believe in magic. 
(Con người từng tin vào phép thuật.)
II. Cấu trúc câu với used to.
1. Thể khẳng định: used to V
Ví dụ:
I used to listen to the radio.  (Ngày trước tôi thường nghe đài.)
They used to go swimming together.  (Ngày trước họ thường đi bơi cùng nhau.)
2. Thể phủ định: did not/ didn't use to V
Ví dụ:
I didn't use to listen to the radio.  (Ngày trước tôi thường không nghe đài.)
They did not use to go swimming together.  (Ngày trước bọn họ thường không đi bơi cùng nhau.)
3. Thể nghi vấn: Did + S + use to V?
Ví dụ:
Did you use to listen to the radio?  (Ngày trước bạn có thường nghe đài không?)
Did they use to go swimming together?  (Ngày trước họ có thường đi bơi cùng nhau không?)
UNIT 5
ADVERBS OF MANNER
I - Chức năng
Trạng từ chỉ cách thức bổ sung ý nghĩa về cách thức diễn ra của hành động hay sự việc nêu bởi động từ ở trong câu.
Ví dụ:
Tom always drives his car carelessly.  (Tom luôn lái xe một cách bất cẩn.)
He quickly finished his meal.  (Anh ta ăn xong bữa ăn một cách nhanh chóng.
II - Vị trí
1. Đứng sau động từ chính và tân ngữ trực tiếp (nếu có).
Ví dụ:
Tom always drives his car carelessly.  (Tom luôn lái xe một cách bất cẩn.)
She is working happily.  (Cô ấy đang làm việc một cách vui vẻ.)
2. Đứng trước động từ chính. (để nhấn mạnh về cách thức thực hiện hành động)
Ví dụ:
He quickly finished his meal.  (Anh ta ăn xong bữa một cách nhanh chóng.)
She happily smiled.  (Cô ấy mỉm cười hạnh phúc.)
III - Cách thành lập
1. Giữ nguyên tính từ và thêm đuôi -ly
strict - strictly, careless - carelessly, beautiful - beautifully
2. Biến đổi tính từ trước khi thêm đuôi –ly
Tính từ kết thúc bằng –y: bỏ –y và thêm –ily (easy – easily)
Tính từ kết thúc bằng –le: bỏ –e thêm –y (gentle – gently)
Tính từ kết thúc bằng –ic: thêm –ally (fantastic – fantastically)
Tính từ kết thúc bằng –ll: thêm –y (full – fully)
3. Các trường hợp ngoại lệ
Tính từ và trạng từ có cùng cách viết: fast - fast, late - late, hard- hard, early - early
Tính từ và trạng từ khác nhau hoàn toàn về cách viết: good - well
COMMANDS, REQUESTS AND ADVICE IN REPORTED SPEECH
I - Cấu trúc của câu mệnh lệnh trong lời nói trực tiếp và gián tiếp
1. Cấu trúc của câu mệnh lệnh trong lời nói trực tiếp
1.1. Mệnh lệnh khẳng định bắt đầu bằng một động từ nguyên thể.
Ví dụ:
“Sit down”, Ms Brown asked Tom.  (Cô Brown bảo Tom là “Hãy ngồi xuống”.)
1.2. Mệnh lệnh phủ định luôn bắt đầu bằng Don’t và sau đó là động từ nguyên thể.
Ví dụ:
“Don’t talk”, Ms Brown told Tom.  (Cô Brown yêu cầu Tom “Đừng nói chuyện”.)
1.3. Mệnh lệnh mang tính chất lịch sự:
- “Please + V ....” hoặc “V ..., please.”
Ví dụ:
“Take a seat, please” Ms Brown told Tom’s mom.  (Cô Brown nói với mẹ Tom “Mời chị ngồi”.)
- “Please + don't V ....” hoặc “Don't V ..., please.”
Ví dụ:
“Please don’t be so worried”, Ms Brown told Tom’s mom.  (Cô Brown nói với mẹ Tom “Chị đừng lo lắng quá”.)
2. Cách chuyển câu mệnh lệnh từ lời nói trực tiếp sang lời nói gián tiếp
2.1. Mệnh lệnh khẳng định: S + told / asked + O + to V .
Ví dụ:
“Sit down”, Ms Brown asked Tom. 
=>Ms Brown asked Tom to sit down.  (Cô Brown bảo Tom ngồi xuống.)
“Take a seat, please”, Ms Brown told Tom’s mom. 
=>Ms Brown told Tom’s mom to take a seat.  (Cô Brown mời mẹ Tom ngồi xuống.)
2.2. Mệnh lệnh phủ định: S + told / asked + O + not to V .
Ví dụ:
“Don’t talk”, Ms Brown told Tom. 
=>Ms Brown told Tom not to talk.  (Cô Brown yêu cầu Tom không được nói chuyện.)
“Please don’t worry”, Ms Brown told Tom’s mom. 
=>Ms Brown told Tom’s mom not to worry.  (Cô Brown nói mẹ Tom đừng lo lắng.)
II - Cấu trúc của câu yêu cầu trong lời nói trực tiếp và gián tiếp
1. Cấu trúc của câu yêu cầu trong lời nói trực tiếp
“Modal verb (Can, Could, Will, Would) + you + V ?
Ví dụ:
“Can you see me after class?” Ms Brown asked Tom.  (Cô Brown hỏi Tom “Cuối buổi học em ở lại gặp cô nhé”.)
“Could you stay for a momen

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_unit_1_den_16_mon_tieng_anh_lop_8_truong_thc.docx